1. Bệnh viêm tai ngoài là gì? – Viêm tai ngoài là tình trạng viêm nhiễm lan tỏa xảy ra ở lớp da bao phủ khắp ống tai ngoài, thường gặp do bơi lội, tắm biển,… – Viêm tai ngoài thường gặp và ít nguy hiểm hơn viêm tai giữa. Tuy nhiên, bệnh có thể gây khó chịu với triệu chứng ngứa tai, đau tai, ù tai hoặc chảy mủ tai. – Viêm tai ngoài không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến thính lực.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm ống tai ngoài là gì? – Nguyên nhân chủ yếu của viêm tai ngoài là do tai tiếp xúc với nguồn nước bẩn trong hồ bơi hoặc ao hồ. Pseudomonas và các vi khuẩn khác sinh sống trong nước có thể gây nhiễm trùng tai. – Các nguyên nhân khác gây viêm tai ngoài bao gồm: + Gãi tai hoặc bên trong tai. + Có vật lạ mắc kẹt trong tai. + Làm sạch ống tai quá mạnh bằng tăm bông hoặc các vật nhỏ có thể làm tổn thương da. + Đeo tai nghe không sạch. + Các bệnh về da mạn tính như bệnh chàm hoặc bệnh vảy nến. – Do dịch hay mủ ở tai giữa bị bít, đọng trong ống tai.
Lấy ráy tai quá nhiều, không đúng cách là một trong những nguyên nhân gây viêm
3. Triệu chứng thường gặp khi bị viêm ống tai ngoài là gì? – Lúc đầu ngứa trong ống tai sau trở nên nóng, rát như bỏng, vài ngày sau đau dữ dội. – Nghe kém và ù tai. – Kéo vành tai, ấn nắp tai gây đau tăng rõ rệt. – Da ống tai nề đỏ, sau đó ống tai bị chít hẹp lại do sưng nề và ứ dịch vàng, có thể bong từng đám biểu bì trắng.
4. Viêm tai ngoài có thể gây ra những biến chứng gì nếu không điều trị? – Nếu không được điều trị sẽ thành mủ, da bị hoại tử gây sẹo chít hẹp hay sùi lấp ống tai ngoài.
5. Viêm tai ngoài được điều trị như thế nào? – Bác sỹ sẽ chẩn đoán viêm tai ngoài bằng cách soi tai, lấy mẫu thử của mủ trong tai để xét nghiệm tìm loại vi khuẩn hoặc nấm đã gây ra nhiễm trùng (nếu cần thiết). – Viêm tai ngoài được chỉ định điều trị nội khoa gồm thuốc uống trong vòng 5 – 10 ngày và thuốc nhỏ tai trong vòng 10 -14 ngày: + Kháng sinh toàn thân. + Kháng viêm, giảm đau. + Thuốc kháng sinh nhỏ tai (Bệnh nhân cần lau sạch ống tai nhẹ nhàng bằng tăm bông trước khi nhỏ thuốc).
6. Cách chăm sóc trong quá trình điều trị ngoại trú viêm tai ngoài như thế nào? – Tuân thủ điều trị: Uống thuốc theo toa, nếu có những dấu hiệu bất thường như nổi mẩn ngứa, mề đay, tức ngực, khó thở, chóng mặt buồn nôn sau dùng thuốc cần tái khám ngay để được xử trí kịp thời. – Giữ vệ sinh ống tai, dùng tăm bông sạch lau khô sau khi tắm hoặc bơi. – Không sử dụng những vật sắc, chưa được sát khuẩn ngoáy ống tai ngoài khi ngứa. – Tránh nước vào tai. – Vệ sinh sạch sẽ trước khi nhỏ hoặc bôi thuốc. – Không dùng chung bộ lấy ráy tai với người khác. – Khi có dị vật trong ống tai hoặc ráy tai phải đến cơ cở y tế để lấy và vệ sinh – Tái khám sau khi hết thuốc hoặc sớm hơn nếu các cơn dữ dội hơn và đau kéo dài mặc dù đã điều trị hoặc nếu tai có cảm giác bị tắc.
7. Dự phòng viêm tai ngoài như thế nào? – Để phòng ngừa viêm tai ngoài, người dân cần tránh để nước vào tai bằng cách đeo nút bịt lỗ tai hoặc mũ bơi khi đi bơi. Không để bệnh viêm tai ngoài trở thành bệnh mạn tính ảnh hưởng đến sức khỏe và thính lực.
Sử dụng nút tai hoặc mũ bảo vệ khi bơi để tránh nước, đảm bảo thính lực
– Vệ sinh tai nhẹ nhàng bằng que tăm bông tránh gây tổn thương ống tai. – Khi có dị vật mắc kẹt trong tai cần tới ngay cơ sở y tế để được lấy ra. – Không đeo tai nghe quá lâu trong ngày và tai nghe phải được vệ sinh sạch thường xuyên. – Điều trị triệt để các bệnh về da như: Chàm, vảy nến,…
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!