Tay nổi gân xanh có phải tình trạng nguy hiểm? | Medlatec

Nhiều người khi gặp phải tình trạng tay nổi gân xanh thường mang theo tâm lý sợ hãi bởi sự thay đổi đột ngột của bàn tay. Tuy nhiên, có phải lúc nào hiện tượng này cũng nguy hiểm không? Hy vọng sau khi tìm hiểu xong nguyên nhân và biện pháp khắc phục, bạn sẽ nắm rõ được tình trạng này!

10/12/2020 | Bệnh giãn tĩnh mạch tay là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh 10/12/2020 | Hỏi đáp: Chân nổi gân xanh có nguy hiểm không 03/12/2020 | Biến chứng và các loại thuốc bôi giãn tĩnh mạch hiệu quả

1. Bạn có biết vì sao bàn tay nổi nhiều gân xanh?

Gân xanh là tình trạng xuất hiện ở nhiều đối tượng trong nhiều độ tuổi khác nhau. Cụ thể như thế này:

Gân xanh là tình trạng như thế nào?

Gân xanh chính là các mạch máu nằm dưới da, có nhiệm vụ cao cả là đưa máu từ các cơ quan đến tim và lưu trữ máu. Bạn có thể gọi là gân xanh, hay cũng có thể gọi với cái tên khoa học hơn là tĩnh mạch nông. Gân xanh là bộ phận thuộc hệ tuần hoàn, hỗ trợ điều hòa nhiệt độ trên cơ thể người.

Tình trạng tay nổi gân xanh

Tình trạng gân xanh nổi nhiều ở tay

Gân xanh mà chúng ta thường nhìn thấy ở tay chính là một hệ thống bao gồm các tĩnh mạch nông trú ở bên dưới phần da tay. Khi bị một tác động nào đó, phần gân xanh sẽ nổi nên một cách rõ rệt. Mặc dù đây có thể là trạng thái hết sức bình thường, nhưng trong nhiều trường hợp, tay nổi gân xanh mang điềm báo về một số bệnh lý.

Nguyên nhân nổi gân xanh là gì?

MEDLATEC sẽ chia sẻ cụ thể hơn về nguyên nhân tự nhiên và nguyên nhân bệnh lý của tình trạng tay nổi gân xanh trong phần dưới này:

Nguyên nhân tự nhiên

Nhiều trường hợp thấy xuất hiện nhiều gần xanh ở tay thường lo lắng, sợ hãi. Tuy nhiên, chúng có thể xuất phát từ các tác động tự nhiên và không ảnh hưởng quá nhiều, cụ thể như thế này:

  • Màu da nhạt cũng dẫn tới nổi gân xanh: Da trắng, da mỏng đều là lý do tại sao bạn bị nổi gân xanh còn mình thì không. Từ các so sánh rõ nét, có thể thấy người có nước da đen không hiện rõ gân xanh như người có nước da trắng. Trong trường hợp khác, gân xanh nổi rõ khi lớp chất béo nằm dưới phần da tay mỏng hơn. Những người gajwo phải tình trạng này thường cao tuổi.

  • Cơ thể quá gầy cũng là nguyên nhân khá đặc trưng để giải thích tình trạng này. Lớp chất béo quá mỏng tồn tại dưới da khiến chúng không thể phủ hết được phần gân xanh và khiến da nổi rõ và nhiều.

  • Vận động viên hoặc những người lao động nặng thường có bàn tay nổi nhiều gân xanh hơn những người khác, bởi họ thường xuyên phải hoạt động mạch. Khi hoạt động mạch nhiều, cơ bắp căng phồng, các tĩnh mạch trú tại da sẽ nổi lên. Tuy nhiên cũng sẽ dần lặn xuống khi ngừng hoạt động.

  • Phụ nữ mang thai cũng thường xuyên gặp phải tình trạng tay nổi gân xanh, do hệ thống tĩnh mạch ở dưới da phải hoạt động nhiều hơn bình thường.

Nhận biết gân xanh ở người nước da trắng dễ hơn so với người có nước da đen

Nhận biết gân xanh ở người nước da trắng dễ hơn so với người có nước da đen

Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tự nhiên thì có rất nhiều các trường hợp gân xanh nổi lên mà không rõ nguyên nhân. Khi nhận thấy mình không nằm trong trường hợp nào ở bên trên mà gân xanh vẫn nổi to, nổi ngoằn nghèo, thì tĩnh mạch đang gặp một vấn đề khó giải thích nào đó. Rất có thể liên quan tới vấn đề bệnh lý.

Tình trạng tay nổi gân xanh do yếu tố bệnh lý

Hệ thống tĩnh mạch ở dưới da được phân bố một cách dày đặc, nhiều. Tuy nhiên, khi nhận thấy gân xanh tập trung quá nhiều ở mu bàn tay (vừa to lại tạo ra rất nhiều đường gần nghèo) thì có thể đây là biểu hiện của tình trạng suy giãn tĩnh mạch.

Thông thường bạn sẽ rất khó cảm nhận được các triệu chứng của tình trạng suy giãn tĩnh mạch tay . Nếu có thì cũng chỉ là cảm giác đau âm ỉ, căng tức hoặc thoáng qua tại điểm tĩnh mạch bị suy giãn. Vì thế, một trong những dấu hiệu rõ nhất để nhận biết tình trạng này chính là tay nổi gân. Cụ thể là những đường gân ngoằn nghèo và to hơn bình thường gấp nhiều lần.

Tuy nhiên, trên thực tế, phải cho đến khi bệnh trở nên nặng hơn, thì tay mới bắt đầu xuất hiện triệu chứng này. Các biến chứng hay từng gặp nhất chính là nhồi máu cơ tim, tắc mạch phổi, huyết khối, đột quỵ. Vậy nên cách tốt nhất chính là tới các cơ sở y tế thăm khám để có được hướng giải quyết tốt nhất.

2. Làm cách nào để cải thiện tình trạng da nổi gân xanh

Trong trường hợp các bác sĩ xác định gân xanh nổi trên tay là do tình trạng suy giãn tĩnh mạch, thì bạn cần phải can thiệp chữa bệnh bằng các biện pháp y khoa.

Gân xanh hình thành do có liên quan trực tiếp với bệnh lý suy giãn tĩnh mạch

Gân xanh hình thành do có liên quan trực tiếp với bệnh lý suy giãn tĩnh mạch

Nếu nhận thấy bệnh vẫn đang ở mức độ nhẹ, có thể kết hợp tập thể dục, thể thao, sử dụng vớ (tất) y tế để điều trị giãn tĩnh mạch và thay đổi chế độ ăn uống hợp lý.

Với các trường hợp bệnh lâu ngày, đã xuất hiện viêm da, loét da, thậm chí có nguy cơ bị loại tử. các phương pháp được chỉ định cụ thể sau:

  • Các bác sĩ sẽ trực tiếp xử lý phần ngọn bằng cách sử dụng năng lượng laser sóng radio hoặc các chất gây xơ hóa để làm xơ hóa tĩnh mạch giãn. Cách xử lý này gọi chung là phương pháp số hóa tĩnh mạch. Mặc dù có thể giúp tình trạng gân xanh giảm nhanh chóng, song đây là biện pháp xử lý nhanh gọn nên rất có thể sẽ bị tái phát.

  • Các biện pháp phổ biến khác, giúp loại bỏ các tĩnh mạch bị giãn là phẫu thuật Muller hoặc Stripping. Đây là ai phương pháp phẫu thuật phổ biến có thể xử lý kịp thời tình trạng tĩnh mạch giãn, tay nổi gân. Tuy nhiên, cũng giống như biện pháp làm xơ hóa, Phẫu thuật theo cách này chỉ giúp điều trị phần ngọn tức thì, có khả năng tình trạng sẽ lại tái phát.

Các phương pháp trên thường được áp dụng với bệnh nhân có tình trạng bàn tay nổi nhiều gân xanh dài ngày và có xuất hiện biến chứng. Song, cách tốt nhất là nên đi khám khi nhận thấy vị trí phần da bị giãn tĩnh mạch có cảm giác đau.

3. Địa chỉ nào hỗ trợ khám và chữa bệnh chất lượng?

Tay nổi gân xanh rất có thể là nguyên nhân trực tiếp của tình trạng tĩnh mạch bị suy giãn. Về lâu dài nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời, tình trạng sẽ mang tới cho bệnh nhân thêm nhiều biến chứng phức tạp. Vì thế, để tránh những lo lắng không đâu, bạn có thể tới các đơn vị thăm khám chữa bệnh để xử lý kịp thời.

MEDLATEC - cơ sở thăm khám, chữa trị tình trạng gân xanh do tay bị suy giãn tĩnh mạch

MEDLATEC – cơ sở thăm khám, chữa trị tình trạng gân xanh do tay bị suy giãn tĩnh mạch

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là đơn vị có nhiều năm trong lĩnh vực chẩn đoán và chữa trị suy giãn tĩnh mạch. Sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên môn đứng đầu trong hệ thống y khoa, cùng trang thiết bị hiện đại, bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm khi thăm khám, chữa bệnh tại đây.

Nếu bạn còn đang lo ngại hay thắc mắc về bất kỳ điều gì liên quan tới tình trạng tay nổi gân xanh, nổi gân xanh trên trán,… có thể gọi tới đường dây nóng: 1900 56 56 56. MEDLATEC cam kết mang tới dịch vụ y tế chất lượng nhất tới bạn!