Trò chơi dân gian chuyền nước vốn trở thành đặc sản tuổi thơ của nhiều người. Tuy nhiên đại đa số đều không biết rằng chuyền nước là trò chơi rèn luyện và trau dồi giúp các bé nhanh nhẹn, linh hoạt hơn nếu được chơi đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ bật bí bí mật xung quanh trò chơi này!
1. Trò chơi chuyền nước ra đời như thế nào?
Trò chơi chuyền nước được tạo ra trong quá trình lao động của người Việt, là tấm gương phản ánh một góc văn hóa của người Việt. Chuyền nước gắn bó với nhiều thế hệ trẻ em tại Việt Nam. Từ Nam ra Bắc, bạn có thể bắt gặp trò chơi này ở bất cứ đâu.
2. Lứa tuổi phù hợp chơi chuyền nước
Chuyền nước là trò chơi tập thể, không giới hạn lứa tuổi, độ tuổi người chơi. Đối với các bé, khi lên 5 tuổi sẽ được ba mẹ, ông bà, thầy cô hướng dẫn chơi trò chơi này.
3. Số lượng người chơi tham gia
Chuyền nước không giới hạn số lượng người chơi. Càng nhiều bé tham gia vào thì trò chơi càng tăng thêm phần sôi động, kịch tính.
4. Nên chơi chuyền nước ở đâu?
Đây là trò chơi thiên về các hoạt động thể chất ngoài trời. Do vậy, người tổ chức trò chơi nên lưu ý chọn những địa điểm thoáng mát, rộng rãi, sạch sẽ cho các bé thoải mái vận động. Một số địa điểm lý tưởng cho các bạn tham khảo: công viên, sân chơi của trẻ,…
5. Hướng dẫn cách chơi chuyền nước
Cách chơi của chuyền nước khá đơn giản. Bạn cần lưu ý những chi tiết dưới đây để tổ chức trò chơi thành công:
Chuẩn bị:
- Số lượng bé tham gia: Tối thiểu 2-3 bé, không giới hạn người chơi, chia làm 2-3 đội.
- Vật dụng cấp thiết: 2-3 vỏ chai nước suối loại 1 lít, 2-3 cốc nhựa (hoặc cốc giấy) loại nhỏ, 2-3 xô nước, 2-3 chiếc phễu.
Luật chơi:
- Thành viên trong nhóm sẽ sử dụng cốc, múc nước và đổ vào vỏ chai nước suối qua chiếc phễu.
- Đội nào múc được nhiều nước và hoàn thành nhanh hơn sẽ giành chiến thắng
- Đội nào thua sẽ phải chịu hình phạt do đội thắng đưa ra.
Cách chơi:
- Sau khi người quản trò hô hiệu lệnh “Bắt đầu”, thành viên đầu tiên trong mỗi đội sẽ múc nước bằng cốc nhỏ sau đó chạy đến địa điểm đặt chai nước và đổ vào đó.
- Sau khi thành viên đầu tiên hoàn thành và chạy về cuối hàng, thành viên khác của nhóm tiếp tục đến thời gian hoàn thành. Đội nào được nhiều hơn sẽ giành chiến thắng và lấy quà của chương trình.
6. Lợi ích của trò chơi
- Rèn luyện sự dẻo dai, linh hoạt cho bé trong quá trình chơi
- Chuyền nước giúp các bé rèn luyện tính đoàn kết, kiên trì.
- Mang lại phút giây thư giãn cho các bạn nhỏ sau khoảng thời gian
7. Những lưu ý khi tham gia trò chơi
- Trong quá trình chơi, người quản trò cần lưu ý không để các bé nghịch nước quá lâu, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của các bé.
- Kiểm tra khu vực chơi có ngoại vật hay không? Ví dụ như mảnh sành, mảnh thủy tinh bị vỡ,…để bảo vệ và tránh cho các bé bị thương.
Trên đây là những thông tin chi tiết về cách tổ chức trò chơi dân gian chuyền nước. Với những chia sẻ của chúng tôi, bạn và bé sẽ có những phút giây cùng nhau giải trí cũng như rèn luyện thêm cho các bé những kỹ năng thiết yếu trong cuộc sống.
Ngoài trò chơi truyền nước, còn rất nhiều trò chơi mang tính đồng đội giúp các bé tương tác và rèn luyện tính tập thể như:
- Trò chơi truyền tin
- Trò chơi chạy tiếp cờ
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!