Gợi ý cách chỉnh rơ le áp suất hot nhất hiện nay 2023

a- Rơ le áp suất thấp (LPC, LPS):

+ LPC auto reset (low pressure control): đây là rơ le dùng để điều khiển (tự động đóng, cắt). Thí dụ: rơ le dùng để điều khiển tải máy nén, chống đông đá….

-Rơ le nầy có 2 núm chỉnh: RANGE (CUT IN) và DIFF. Rơ le sẽ cắt (thay đổi trạng thái) khi áp suất giảm đến CUT OUT(= CUT IN – DIFF).

-Thi dụ: Chỉnh: RANGE = 3 bar, DIFF= 2 bar rơ le sẽ cắt (thay đổi trạng thái) khi áp suất giảm đến CUT OUT= 3 – 2= 1 bar, rơ le sẽ tự đóng lại khi áp suất tăng đến CUT IN= 3 bar.

– Bài tập: nếu chỉnh: RANGE = 0,5 bar, DIFF= 2 bar. Tìm giá trị cắt của rơ le, nhận xét? Hãy chỉnh rơ le để bảo vệ chống đông đá khi dùng môi chất R-22?

+LPS manual reset (low pressure switch): Đây là rơ le dùng để bảo vệ (cắt máy nén) khi áp suất hút giảm dưới mức qui định. Thí dụ: LPS để bảo vệ hệ thống khì bị xì gas.

– Rơ le nầy chỉ có 1 núm chỉnh RANGE(= CUT OUT) và DIFF mặc định. Trong thí dụ bảo vệ ngừng máy nén khi bị xì gas, giá trị RANGE cài đặt ở 0,5 bar thì máy nén sẽ bị cắt khi áp suất hút giảm đến 0,5 bar và tránh được máy nén hút không khí vào hệ thống khi bị xì gas.

b- Rơ le áp suất cao (HPC, HPS):

+ HPC auto reset (high pressure control): đây là rơ le dùng để điều khiển. Thí dụ: điều khiển quạt dàn ngưng theo áp suất ngưng tụ, điều khiển giảm tải máy nén khi nhiệt độ ngưng tụ cao …

-Rơ le nầy có 2 núm chỉnh: RANGE(=CUT OUT) và DIFF. Rơ le sẽ đóng (thay đổi trạng thái) khi áp suất cao tăng đến CUT OUT, rơ le sẽ cắt khi áp suất giảm đến

(CUT OUT- DIFF) = CUT IN.

-Thí dụ: dùng HPC để điều khiển quạt dàn ngưng: chỉnh RANGE = 18 bar, DIFF= 2 barà khi Pc tăng đến 18 bar thi HPC đóng(thay đổi trạng thái) thêm quạt, khi Pc giảm đến 18-2 = 16 bar thì HPC cắt bớt quạt : như vậy Pc < 18 bar (nhưng không quá thấp khi mùa đông).

+ HPS manual reset (high pressure switch): đây là rơ le dùng để bảo vệ áp suất cao hơn qui định. Thí dụ: bảo vệ áp suất đẩy của máy nén.

-Rơ le nầy có 1 núm chỉnh: RANGE(=CUT OUT), còn DIFF mặc định. Như vậy, rơ le sẽ cắt (thay đổi trạng thái) khi áp suất = RANGE. Chúng ta chỉ RESET được khi áp suất giảm đến (CUT OUT – DIFF)= CUT IN.

– Thí dụ: dùng HPS bảo vệ áp suất đẩy của máy nén: chỉnh RANGE= 19 barà rơ le sẽ cắt máy nén khi áp suất đẩy tăng đến 19 bar. Khi máy nén dừng thì áp suất đẩy giảm xuống nhưng rơ le không tự đóng lại. Chúng ta chỉ RESET được khi áp đẩy giảm xuống< CUT IN =19- 4=15 bar).

c- Rơ le áp suất dầu (OPS, oil pressure switch): đây là rơ le bảo vệ chênh lệch áp suất. Rơ le nầy thường được dùng để bảo vệ áp suất dầu trong máy piston (có bơm dầu), dùng bảo vệ nghẹt lọc dầu trong máy trục vis, dùng bảo vệ bơm lỏng trong hệ thống dùng bơm dịch cho bộ bốc hơi…

Hình 1: rơ le áp suất dầu.

+ Cấu tạo: Nhìn hình 1 ta thấy rơ le có 2 tiếp điểm:

– Tiếp điểm chênh lệch áp suất (T1-T2) để so sánh 2 áp suất dầu và các-te.

– Tiếp điểm của rơ le thời gian (L-M).

+ Lắp dây:

-Nguồn cấp điện (T2-230) được đấu // với cuộn dây contactor máy nén (máy nén chạy thì mới cấp điện).

– Tiếp điểm bảo vệ (L-M) được đấu vào chuổi điều kiện chạy máy.

+ Hoạt động: Dùng OPS bảo vệ máy nén (có bơm dầu).

– Khi máy nén làm việc thi điện được cấp (T2-230), heater (e) có điện và nung thanh lưởng kim, nếu sau 90-120 S mà tiếp điểm T1-T2 không mở (không đủ áp suất dầu) thì lưởng kim mở tiếp điểm L-M để cắt máy. Nếu áp suất dầu đủ thì tiếp điểm T1-T2 mở, do đó, tiếp điểm thời gian vẩn đóng cho phép chạy máy. Điều kiện qui định về áp suất dầu: Poil > P các te + 1,5 bar (giá trị chỉnh rơ le áp suất dầu là 1,5 bar).

Reemart.vn