Gợi ý Top cách chiết và giâm cành hoa hồng [Đầy Đủ Nhất 2023]

Nếu nói về phương pháp nhân giống hoa hồng đơn giản nhưng mang lại hiệu quả thì cách chiết cành hoa hồng là sự lựa chọn số một dành cho dân nghiệp dư, với tỷ lệ thành công trên 90% mà không cần tới chất kích rễ và hầu như ai cũng có thể làm được.

Về mặt hiệu quả thì cách chiết cành mang lại hiệu quả cao hơn so với cách giâm cành nhưng nó lại tốn khá nhiều thời gian và “trông có vẻ” mất công hơn. Tuy nhiên, xét về độ khó thì nó cũng tương đương nhau thôi, mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chiết cành hoa hồng đơn giản nhưng mà hiệu quả cao.

  • Xem thêm: Cách giâm cành hoa hồng

I – Chiết cành là gì?

Chiết cành là một trong những phương pháp nhân giống vô tính trên cây trồng. Bằng kỹ thuật chiết chúng ta làm cho cây trồng phát sinh rễ ngay trên cành, sau đó tách cành khỏi cây mẹ rồi đem đi trồng thành cây mới. Kỹ thuật này khác với giâm cành, có nghĩa là cắt hẳn cái cành đó xuống và cắm xuống đất rồi “thắp nhanh” ngồi chờ kết quả.

II – Nguyên lý chiết cành hoa hồng

Muốn làm cho cây ra rễ ngay trên thân bằng phương pháp chiết cành thì đầu tiên phải hiểu về dòng vận chuyển vật chất bên trong cây. Bởi khi ta khoanh vỏ và loại bỏ một lớp bên ngoài thì sẽ xảy ra hiện tượng gián đoạn vận chuyển “nhựa luyện” khiến cho cây buộc phải phát sinh rễ ngay chỗ khoanh để tồn tại.

Nếu chúng ta sử dụng bầu ươm cho vị trí cắt khoang này một lượng dinh dưỡng hợp lý thì phần rễ này sẽ phát triển nhanh và mạnh hơn, từ đó giúp rút ngắn quá trình chiết cành hoa hồng. Dựa theo nguyên lý thì có thể thấy rằng không nhất thiết phải sử dụng thêm chất kích rễ, mà nên lựa chọn những cành mập mạp, khỏe mạnh và càng có nhiều lá càng tốt.

ky thuat chiet canh hoa hong
Hướng dẫn cách chiết cành hoa hồng

III – Kỹ thuật chiết cành hoa hồng

1 – Lưu ý trước khi chiết cành

  • Nguồn chất kích rễ (auxin) được tổng hợp từ lá nên lá có vai trò quyết định tới tỷ lệ thành công. Do đó, không nên vặt lá khi chiết cành mà cần giữ lại càng nhiều lá càng tốt, có nhiều lá thì rễ càng ra nhanh.
  • Nên lựa chọn cành bánh tẻ (không non không già) để chiết sẽ mang lại hiệu quả cap nhất. Không nên chiết cành có lá còn non (tược non) vì chúng sẽ “hút” chất dinh dưỡng về phía nó làm chậm quá trình ra rễ.
  • Nên khoanh vỏ dài hơn đường kính cành một chút để tránh hiện tượng nối mạch trở lại, rễ non sẽ khó hình thành. Sau khi khoanh vỏ, nên đợi vài ngày cho vết cắt khô nhựa rồi mới bó bầu, tránh làm cho vị trí vết thương bị ẩm gây nhiễm khuẩn.
  • Không nên chiết cây vào những thời điểm có nhiều mưa hoăc nắng nóng quá gắt. Thay vào đó là chọn thời điểm mát mẻ vì thời điểm này lá quang hợp sẽ tốt hơn.
  • Bạn có thể bổ sung thêm chất auxin tổng hợp để hỗ trợ quá trình ra rễ, nhưng chỉ với liều lượng thấp. Có thể sử dụng chất Na-NAAK-IBA với nồng độ từ 5 – 10ppm để bôi vào vị trí khoang và ngâm bầu chiết.
  • Không nên sử dụng phân bón kích rễ vì rất khó để kiểm soát nồng độ chất Auxin tổng hợp vì rất khó kiểm soát nồng độ. Vả lại bên trong phân bón kích rễ sẽ có hàm lượng NPK nên có thể làm ảnh hưởng tới rễ non.
  • Cuối cùng, không được bó bầu kín mít vì rễ cần sự thông thoáng để lấy oxy để phát triển.

2 – Chuẩn bị dụng cụ

  • Dao cắt tỉa chuyên dụng
  • Dây buộc
  • Bao bầu nilong hoặc vải, chai lọ…
  • Phân, mùn, đất, rơm rạ…
  • Cây mẹ dùng để chiết.

3 – Chuẩn bị nguyên liệu bó rễ

Từ nguyên lý trên chúng ta có thể “phát minh” ra hàng vạn cách để chiết hoa hồng, miễn sao đảm bảo được vị trí “gián đoạn vận chuyển” luôn giữ được độ ẩm và có độ tối nhất định. Do đó, bạn có thể sử dụng bất kì loại vật liệu nào để bó rễ từ xơ dừa, rễ bèo, rêu khô hoặc rong lấy từ ao hồ hoặc bất kì một loại vật liệu nào có khả năng giữ ẩm.

Yêu cầu giá thể dùng để bó bầu phải là nguyên liệu sạch để tránh mang mầm bệnh cho cành ghép.

4 – Cách chiết cành hoa hồng

  • Bước 1: Lựa chọn cành chiết

Chọn ra những cành khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, không già không non, có nhiều lá và nên chọn những cành từ cấp 2 trở lên.

  • Bước 2: Khoanh vỏ cành chiết

Đây là bước quan trọng vì nếu khoanh quá sâu làm đứt mạch dinh dưỡng sẽ khiến cành phía trên bị héo và chết. Chỉ nên khoanh và loại bỏ lớp mạch màu xanh phía ngoài cùng.

  • Bước 3: Bó bầu cành chiết

Dùng giá thể đắp xung quanh vị trí khoanh vỏ rồi bao một lớp vỏ bên ngoài bằng túi nylon có lỗ thoát nước.

  • Bước 4: Tách cây hoàn chỉnh

Sau một thời gian chỗ cành chiết ra rễ khỏe, cành chiết phát triển tốt bình thường thì cắt phần bầu rễ rồi đem đi trồng.

Cua Gạo Garden Team

Video thực tế hướng dẫn chiết cành mà không cần dùng thuốc