Thời điểm bắt đầu nuôi vẹt là giai đoạn mất nhiều thời gian để chăm sóc chúng nhất bởi lúc này, thông thường vẹt cưng của chúng là được chọn nuôi là con non. Công đoạn chăm sóc vẹt con cũng đòi hỏi bạn phải tỉ mỉ, cẩn thận như đối với một trẻ nhỏ. Vẹt khi còn non chưa hoàn thiện về các hệ cơ quan cũng như sức khỏe cơ thể. Vì vậy, bạn cần có một kỹ năng cơ bản khi bắt tay vào việc chăm nuôi thú cưng.
Chế độ ăn của vẹt nhỏ cũng hết sức quan trọng, bầu diều của chúng còn bé vì thế lượng thức ăn đưa vào cũng phải thật phù hợp. Kỹ thuật cho ăn là một bước quan trọng khi bạn chăm con non. Từ cách pha bột, nhiệt độ nước khi pha, hay cách bón cho pet khi ăn, liều lượng phải chuẩn thì vẹt non của bạn mới có thể phát triển và không ảnh hưởng tới sức khỏe. Bạn nên chú ý về cả việc lựa chọn độ tuổi của vẹt non khi đưa về chăm nuôi, nếu tìm hiểu một chút, bạn sẽ tự tạo cho mình một khối kiến thức nhất định về việc chăm sóc pet cưng khi còn non.
Lựa chọn lứa tuổi phù hợp của con non
Bạn đừng nghĩ vẹt càng nhỏ càng dễ huấn luyện và dễ nuôi, cũng là con non nhưng ở một giai đoạn nhất định, chúng mới trở nên cứng cáp và đủ xa vòng tay mẹ. Chọn những bé vẹt còn quá nhỏ sẽ chỉ khiến bạn mất nhiều thời gian chăm chút hơn, cực kỳ khéo léo mới khiến chúng lớn nhanh, khỏe mạnh.
Những chú vẹt non đã biết chập chững học bay, mọc đủ lông sẽ khiến bạn dễ dàng chăm nom và an toàn hơn trong quá trình nuôi dưỡng. Lúc này cơ thể chúng cũng tăng cường hơn về sức đề kháng vì vậy có thể chống chịu tốt hơn với môi trường bên ngoài, vi khuẩn, giúp giảm rủi ro của bạn khi nuôi pet.
Bạn cũng đừng lo lắng về rằng chúng sẽ không biết nghe lời như những chú vẹt non được nuôi từ khi chưa mọc đủ lông, vì đây đều là những giai đoạn còn chưa có một kĩ năng gì trong cuộc sống, dễ gần gũi hơn. Đối với việc chúng dễ huấn luyện, dạy bảo hơn hay không còn tùy thuộc vào thái độ, cách dạy của người nuôi.
Nhiệt độ chăm sóc
Vẹt non trong giai đoạn mới tiếp xúc bên ngoài, chưa thể thích ứng ngay với nhiệt độ tự nhiên, vì thế đảm bảo đủ ấm cho cơ thể của vẹt non là điều rất quan trọng trong thời gian đầu đời của chúng. 37 độ C là ngưỡng thích hợp để pet con cảm thấy thư thái. Tùy vào điều kiện thời tiết để có cách điều chỉnh nhiệt độ một cách phù hợp. Nếu vào mùa đông, bạn hãy sử dụng lồng úp, đèn sưởi để không gian thú cưng ở được ấm cúng hơn. Tuy nhiên, dù mùa nào, bạn cũng cần che chắn gió nhưng vẫn đảm bảo độ thoáng trong không gian của vẹt con.
Ngoài ra, các động vật khác cũng là mối nguy hiểm cho thú cưng của bạn. Hãy bảo vệ cho chú vẹt con bằng nhiệt độ ổn định và tránh xa sự nguy hại về những chú chó, mèo, chuột xung quanh. Những bạn nhỏ cũng đừng vì yêu thích chú pet của bạn quá mà bế lên cưng nựng vì lúc này, vẹt con còn quá nhỏ, dễ sợ hãi, yếu ớt. Nếu bị di chuyển quá nhiều, cơ thể sẽ kiệt sức dẫn đến chết.
Chế độ ăn uống
Hệ tiêu hóa, đường ruột của vẹt nhỏ chưa được hoàn thiện, còn khá non yếu vì vậy, chế độ ăn uống là rất quan trọng. Bạn hãy đầu tư một loại bột ăn dặm dành riêng cho thú cưng, giá thành của các sản phẩm cũng không hề đắt đỏ. Tiếp theo đó, bạn hãy chuẩn bị thêm một dụng cụ cho vẹt ăn, có thể là bơm tiêm cho ăn chuyên dụng với các kích cỡ khác nhau, phù hợp với khuôn miệng của pet nhà bạn.
Khâu pha bột cần được kiểm tra nhiệt độ nước một cách khéo léo, nước nóng quá hay lạnh quá sẽ làm chết các men vi sinh có lợi trong thức ăn cũng như trong hệ đường ruột của cơ thể vẹt cưng. Bạn chỉ cần pha bột và cho vào xi-lanh chuyên dụng, cho pet ăn một cách từ từ. Nếu chưa biết về kĩ thuật cho ăn, khi đến mua vẹt non, bạn hãy trao đổi trực tiếp với người nuôi trước đó về điều này để tránh bỡ ngỡ trong những lần cho ăn tiếp theo.
Đừng cho ăn quá nhiều trong một bữa, điều này sẽ ảnh hưởng xấu tới cơ thể pet, thức ăn chưa tiêu hóa ở trong diều nguy cơ nhiễm khuẩn cao, hơn nữa ăn no khiến vẹt khó hấp thu, khó tiêu dẫn tới tình trạng lờ đờ chết dần.
Thời gian ngủ nghỉ
Thực ra, bất kỳ vật nuôi nào, khi còn bé cũng chẳng khác gì những đứa trẻ, thích ngủ và cần có giấc ngủ để phát triển trí não, cơ thể. Hãy phân bổ thời gian hợp lý để giúp pet yêu ngủ nghỉ đúng giờ. Trước giờ ngủ đừng bắt chúng ăn quá no sẽ khiến cơ thể ỳ ạch, khó chịu, không thể ngủ ngon. Hơn nữa điều này còn kéo theo việc ảnh hưởng tới thể trạng pet.
Cách vệ sinh
Dùng khăn mềm làm ẩm với nước ấm và thấm nhẹ trên cơ thể vẹt cưng để giúp cơ thể chúng sạch sẽ, loại bỏ vi khuẩn. Thường xuyên thay lót ổ của chúng để vẹt cảm thấy dễ chịu hơn.
Trên đây là một số cách chăm sóc phukienpet.vn gửi tới những người nuôi vẹt trong giai đoạn đầu. Hãy thực hành từng bước, chắc chắn pet của bạn sẽ lớn lên một cách khỏe mạnh.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!