Kỹ Thuật Bứng Cây và Kinh nghiệm Vận Chuyển, Chăm Sóc

Cách bứng Cây – Kỹ thuật và những điều cần biết

Các loài cây là hình ảnh đã luôn gắn liền với núi rừng, làng bản, thôn xóm và trên các trục đường lớn trong khắp cả nước, được mọi người yêu mến.

Đồng thời, cây xanh cũng là một trong những di sản văn hoá được các thế hệ người dân gìn giữ và bảo vệ.

Vậy nếu như có một ngày chúng ta muốn di dời các cây to lớn này đến vị trí khác có đất tốt hơn thì phải làm sao?

Vậy thì đừng bỏ qua bài viết này với cách bứng cây cổ thụ cùng nhiều điều cần lưu ý khi thực hiện quy trình này nhé.

Ưu, nhược điểm của kỹ thuật bứng cây

Ưu điểm:

  • Là phương pháp giúp di chuyển các loại cây có gốc rễ lớn và cắm sâu xuống lòng đất dễ dàng và thuận lợi
  • Có thể vận chuyển được số lượng cây nhiều hơn và gọn hơn, không cồng kềnh
  • Ít mất nhiều thời gian hơn và ít tốn kém hơn so với các phương pháp khác
  • Ít tốn nhiều nhân công

Nhược điểm:

  • Dễ gây chết cây nếu không biết chăm sóc đúng cách sau khi bứng cây đem đến khu vực khác để trồng

Những quy trình trong cách bứng cây là gì?

Trước khi thực hiện các bước trong việc bứng cây, bạn nên lưu ý những điều sau đây:

  • Trước khi bứng cây phải đào hố, chuẩn bị sến đất để khi cây vừa được đưa về là có thể trồng được ngay. Bởi cây khi đã đào lên thì càng để lâu cây sẽ càng khó sống. Cũng như tuyệt đối không đào bới cây vào những ngày trời có mưa to hoặc thời tiết oi bức cũng như se lạnh.
  • Không đánh cây ngay lập tức mà nên đào xung quanh gốc cây. Sau đó cắt khoảng ¾ số rễ cây rồi dừng lại, bón thêm phân hoại rồi lấp đất đầy vào gốc cây và giữ ẩm cho đất một thời gian, trong khoảng từ 1 cho đến vài tháng. Kế đó tiếp tục đào hết số rễ còn lại và chuẩn bị đủ lực lượng di chuyển cây lên phương tiện vận chuyển.

Quy trình bứng cây khá phức tạp và đòi hỏi phải chú ý, quan sát nhiều khi thực hiện để tránh sai sót xảy ra

  • Không bứng cây ngay đợt cây đang ra tược và đọt non.
  • Đất cát đa phần rất khó bứng bầu nên khi thực hiện bước này phải cẩn thận.
  • Nếu không may bầu đất bị bể thì khi trồng phải dùng đất đen, nhão hoặc đắp vào gốc cây, sau đó sử dụng thuốc kích thích ra rễ cực mạnh là NAA thì cây mới có khả năng sống.

Sau khi đã đọc kĩ những lưu ý như trên, vậy thì bạn có thể thực hiện bứng cây theo những quy trình gồm các bước như sau:

Chọn thời điểm bứng cây phù hợp

Nếu như bạn muốn di dời một gốc cây nào đó, trước hết bạn cần phải quan sát khả năng sinh trưởng của cây trước khi quyết định bứng lúc nào là phù hợp.

Bạn có thể lựa chọn bứng cây khi cây bước vào giai đoạn nghỉ hoặc khi lá cây đã già. Tuyệt đối không tiến hành bứng các loại cây đang sung mãn, có khả năng sinh trưởng mạnh, đặc biệt là những loại cây đang ra nhiều lá lụa.

Cắt tỉa cây

Khi tiến hành cắt tỉa cây, bạn nên hạn chế cắt tỉa phần lớn các cành lá. Tuy nhiên bạn vẫn nên chừa lại cho lá thở, đặc biệt là những loại cây lá kim như cây phi lao,… để giúp cây tránh tiêu hao nhiều năng lượng, đồng thời tạo sự cân bằng sinh khối cho cây. Bạn cũng có thể kết hợp với việc cắt tỉa, tạo hình dáng cho cây vào giai đoạn này.

Cách bứng cây

Sau khi đã tiến hành cắt tỉa cây, bạn nên tiếp tục thực hiện kỹ thuật bứng cây. Bầu đất của cây nên có đường kính gấp khoảng 2-3 lần so với đường kính gốc.

Sau khi vận chuyển cây về, bạn nên kiểm tra và gỡ những phần đất đã bị vỡ ở bầu đất trong quá trình vận chuyển, sau đó nên kiểm tra đầu rễ của cây và cắt tỉa phần rễ thêm một lần nữa.

Đối với những vết cắt lớn, bạn cần bôi thuốc và khi cắt, phải cắt thật ngọt, tránh để dập rễ vì nếu như thế sẽ khiến rễ cây dễ mắc các bệnh do vi sinh vật tấn công.

Chăm sóc cây tại vườn ươm

Bạn có thể thực hiện việc chăm sóc cây vừa được bứng tại vườn ươm bằng cách trùm, ủ rơm hoặc sử dụng bất kì vật dụng nào có tác dụng giúp cây tránh gió và giữ ấm cho thân cây cũng đều được cả.

Bên cạnh đó, bạn cần thiết kế bồn để chăm sóc cây và dùng chất trồng là những giá thể thô như tro, cát hạt to hoặc các giá thể thô khác với mục đích tạo điều kiện thông thoáng để rễ cây có thể phát triển. Tuyệt đối không trộn phân hữu cơ hoặc vô cơ vào giá thể để trồng cây.

Ngoài ra, khi chăm sóc cây bạn cũng chỉ nên tưới một lượng nước vừa đủ, tránh tình trạng tưới quá ít hoặc quá nhiều.

>>> Xem thêm: Cách chăm sóc cây lộc vừng mới bứng <<<

Chăm sóc cây tại vườn ươm cũng là một quá trình quan trọng, đòi hỏi người thực hiện phải thật kĩ lưỡng và cẩn thận

Khi cây đã ra được khoảng 3-4 cặp lá, bạn có thể phun nhẹ phân vì trong giai đoan này, cây cần được bổ sung thêm chất đạm với nồng độ là 1g/1 lít nước. Không bón cao hơn vì có thể gây cháy lá.

Và khi cây đã ra được đợt lá thứ 2 thì bạn có thể dùng thuốc kích thích có nồng độ khoảng chừng 10ppm NAA vì trong giai đoạn này, rễ cây đã hình thành và chất điều hoà sinh trưởng NAA có khả năng kích thích cây ra rễ. Và vào khoảng 3 tháng sau bạn có thể tiếp tục bổ sung phân hữu cơ đã hoai mục cho cây.

Tiến hành đưa cây ra công trình, sân vườn

Khi trồng cây để đưa ra công trình, bạn không nên bứng các loại cây từ vườn ươm khi cây đang trong giai đoạn phát triển và ra nhiều lá con. Trong trường hợp cây đã ra được một số ít lá non, bạn nên bấm bỏ tối thiểu ít nhất hai tuần trước khi trồng.

>>> Xem thêm: Các loại cây công trình <<<

Chọn hố trồng cây

Nếu bạn tiến hành chọn hố trồng cây xét theo mực nước ngầm thì bạn có thể chọn vị trí có độ sâu thích hợp. Đối với mực nước ngầm cao thì không nên đào hố, chỉ cần đắp mô là được.

Chất trồng cây trong giai đoạn này cũng tương tự như khi bạn dùng để chăm sóc cây khi vừa mới bứng ở giai đoạn đầu tiên. Lưu ý rằng chất trồng của cây cần khô, thoáng và tuyệt đối không trộn phân ở giai đoạn này.

Chất trồng đầu tiên là đá mi hoặc xà bần, kế đến là tro cát và cuối cùng là đất. Bạn có thể đặt bầu cây vào hố, đổi với bầu cây sâu quá thì ½ chiều cao bầu nằm dưới hố và ½ chiều cao bầu cây nằm ở trên. Trường hợp này lưu ý rằng nên đắp mô và phủ thêm các loại chất trồng như tro và cát.

Tưới nước và chăm sóc cây

Sau khi đã trồng cây vào hố chuẩn bị sẵn, bạn hãy tưới nước xung quanh cây. Lưu ý rằng nên tránh không tưới cho cây quá ướt. Sau đó khoảng 3 giờ, gạt khoảng 5-6 cm đất phần mặt để kiểm tra.

Bạn có thể bốc lên bóp mạnh, nếu ướt tay thì là thừa nước, còn không ướt tay thì là vừa đủ hoặc chất trồng bị vỡ vụn thì là đất quá khô. Lưu ý rằng bạn không nên tưới cây vào buổi chiều vì nếu tươi vào thời điểm này sẽ khiến chất trồng giữ ẩm lâu, khiến nhiệt độ hạ thấp.

Và điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của rễ cây (đối với khí hậu nước ta, rễ cây thường phát triển tốt ở nhiệt độ từ 25*C trở lên) và khiến cây dễ bị các loại nấm bệnh tấn công.

Quá trình tưới nước và chăm sóc cây là cực kì quan trọng, đòi hỏi phải thật tỉ mỉ và cẩn thận

Và sau khi cây đã ra lá và bung đọt non, bạn có thể tiến hành bón phân vô cơ trong giai đoạn này. Phân vô cơ chủ yếu là loại phân đạm với tỉ lệ 1g/ 1 lít nước. Sau một tháng khi cây bung đọt non, bạn có thể tăng nồng độ lên thành 2g/ 1 lít nước.

Và khi cây đã trưởng thành cần bón phân lân, sau đó là phân kali với tỉ lệ khoảng từ 2 đến 4g/ 1 lít nước. Ngoài ra bạn cũng có thể kết hợp bón cùng với phân hữu cơ để giúp cây phát triển tốt hơn.

Trong quá trình chăm sóc cây, bạn cần lưu ý tránh để các loại sâu bệnh tấn công cây và nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật với liều lượng đủ và hợp lý, tránh dùng quá ít hoặc quá nhiều sẽ gây hại cho cây trồng.

Cách chăm sóc cây công trình đô thị và các yếu tố ảnh hưởng

Những điều cần lưu ý về cách bứng cây

Nên chú ý đến hướng cây mọc như thế nào

Trước khi tiến hành bứng cây bạn luôn phải để ý đến liệu rằng cây mọc theo hướng nào. Mặt nào, nhánh nào của cây mọc tại hướng Đông thì khi bứng về cũng phải đặt theo hướng Đông. Còn mé cây nào mọc theo hướng Tây thì khi về cũng phải đặt theo đúng hướng cây. Điều này sẽ giúp không bị xáo trộn từ trường hiện có trong thân cây và gây rối loạn khả năng sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Nếu như tiến hành bứng nhiều cây cùng một lúc, vậy thì cần đánh dấu một hướng là Đông hoặc Tây để giúp bạn dễ nhận biết trước khi đặt cây trồng tại khu vực mới, chẳng hạn như vườn nhà.

Nhiều người khi tiến hành bứng cây đã không chú ý kỹ đến hướng cây mọc nên dẫn đến việc dù bỏ công sức chăm sóc rất kỹ lưỡng nhưng cây vẫn chết và không có khả năng sống được mà không hiểu lý do tại sao.

Tiến hành tỉa cành, cắt đọt non và nhặt lá

Trước khi tiến hành bứng cây, bạn cần cắt tỉa hết cành non, đọt non và lá non của cây. Và cũng có thể tiến hành cắt cành, tạo dáng cho cây vào giai đoạn này cũng được.

Bạn có thể cắt bỏ qua khỏi phần cành bánh tẻ (là đoạn cành nửa già, nửa non) rồi tiến hành tỉa bớt lá, chỉ để lại một ít lá già giúp cây quang hợp và hô hấp.

Cây mới bứng sẽ bị cắt hết rễ nên khả năng hút nước sẽ kém đi nên bạn phải nhặt lá để cho cây bớt xảy ra tình trạng thoát nước từ trong thân, không bị mất nước một cách đột ngột cũng như tốn chất dinh dưỡng nuôi lá và cành non. Ngoài ra việc này cũng giúp quá trình vận chuyển gọn gàng và nhẹ nhàng hơn.

Cách cắt rễ cây trước khi bứng

Trước khi bứng cây phải định hình chậu hoặc nơi trồng xem diện tích như thế nào để có thể chừa phần rễ cho phù hợp. Cũng như khi bứng cây bầu to hay nhỏ đều phụ thuộc vào đường kính của thân cây.

Nếu cây nhỏ thì cắt rễ cách phần gốc khoảng chừng 20cm. Còn nếu cây lớn thì cắt phần rễ cách phần gốc lớn hơn, khoảng từ 50 đến 60cm. Khi bứng cây nếu gặp rễ nhỏ thì nên lấy kéo cắt cành để cắt, còn rễ lớn thì nên dùng cưa để cắt.

Và lưu ý rằng khi cắt phải cắt đầu rễ cho thật ngọt, tránh để rễ bị dập hoặc trầy xước. Ngoài ra cũng không nên chặt rễ vì hành động này có thể khiến rễ cây bị dập, dẫn đến tình trạng thối rễ.

  • Nếu như đoạn rễ nào bị dập thì hãy cắt bỏ bớt đoạn dập đi và giữ lại rễ cám càng nhiều càng tốt, bởi đây là rễ có thể hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây, giúp cân bằng nước trong thân cây nhanh hơn.
  • Đối với đoạn rễ cây lớn thì bôi keo liền da cho rễ đó để nhanh liền sẹo, chống chảy nhựa. Khi bôi nên bôi ở phần lõi cứng bên trong rễ, tránh bôi phần phía ngoài cũng như khi mang về nên tưới thuốc kích thích cho rễ cây.
  • Và trong quá trình vận chuyển, nếu rễ bị trầy, dập thì trước khi bỏ vô chậu hoặc chôn xuống đất phải tiến hành cắt lại, rồi bôi thuốc kích thích ra rễ. Và lưu ý tuyệt đối không phun thuốc cho cây vì cây mới nhặt lá xong.

Đắp mô đất, quây bầu

Đối với các loại cây mới bứng về thì tốt nhất bạn nên trồng cây nổi trên mặt đất, tránh trồng trực tiếp xuống đất. Bạn có thể dựng cây trên mặt đất, sau đó neo giữ cây bằng cây chống hoặc dây giữ.

Lưu ý nên tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào bầu cây khiến rễ cây bị khô.

Bạn cũng có thể giữ ẩm cho phần rễ cây bằng cách quây bầu bằng tro, trấu hoặc xơ dừa. Nếu không có các loại này thì bạn cũng có thể dùng bao bạt để che lấy phần bầu cây.

Lưu ý nên tưới nước vừa đủ cho bầu cây, không tưới quá nhiều để tránh bị úng rễ cũng như không tưới quá ít vì có thể khiến rễ bị khô.

Còn nếu bạn đặt cây vô chậu liền thì chậu được lựa chọn phải là loại có thể thoát nước tốt để tránh tình trạng đọng nước gây úng rễ, cây sẽ không sống được.

Chú ý tưới lượng nước vừa phải cho cây vừa bứng

Nhiều người khi bứng cây về trồng họ thường có thói quen tưới rất nhiều nước cho cây. Chính điều này đã khiến cây bị dư nước dẫn đến việc héo cây.

Nếu tưới nước cho các cây vừa được bứng, bạn nên tưới một lượng nước vừa đủ, không quá ướt mà cũng không quá khô.

Đối với những loại cây có thân mọng nước như sứ, xương rồng,… vậy thì bạn không cần phải tưới trong vòng vài ba ngày đầu tiên. Bạn cũng có thể nhìn phần đất bầu cây mà cân đối lượng nước tưới cho cây như thế nào là hợp lý.

Nắng vừa đủ cho cây

Đối với các loại vừa được bứng về trồng, bạn nên hạn chế để ánh nắng chiếu thẳng hoàn toàn vào thân cây, đặc biệt là nắng trưa và chiều. Bạn có thể che chắn khoảng 50% ánh sáng cho cây là được. Không nên che quá nhiều bởi cây thiếu ánh sáng cũng không tốt tí nào.

Nên lưu ý rằng tránh đặt cây dưới tán cây lớn quá rợp hoặc nơi râm mát và phải chủ động về ánh sáng chiếu vào cây. Trong khoảng từ 1 đến 2 tuần đầu tiên, bạn có thể gỡ dần đồ che chắn để cây được nhận một lượng ánh sáng đầy đủ và nên tìm hiểu xem lượng nắng bao nhiêu là thích hợp đối với từng loại cây.

Nơi đặt cây

Trên mặt đất thường có những nơi đặt cây thì thường xảy ra tình trạng cây chết, đặc biệt là đối với những loại cây lớn. Bạn nên đánh dấu lại những nơi này và lưu ý rằng không nên trồng cây tại những vị trí đó.

Nếu như bạn quan sát thấy rằng cây được đặt tại vị trí hiện tại trong khoảng 3 đến 4 tuần mà cây không ra đọt non, vậy thì bạn nên tiến hành dời cây sang vị trí cách đó khoảng 1.5m thì cây sẽ có khả năng sống cao hơn.

Giữ cây chắc

Bạn cần đóng các loại trụ giữ cây hoặc dùng dây chằng giữ các cây mới trồng để cây được ở yên một vị trí cố định, không bị ảnh hưởng bởi gió, trẻ nhỏ hay gia súc khiến cây bị lung lay để tránh tình trạng đầu rễ mới nhú bị gãy, dập và không phát triển được.

Không dùng phân khi bứng cây

Các loại cây khi vừa được bứng về sẽ đều có phần rễ cây bị đứt hoặc gốc bị trầy sướt. Vì thế nên bạn không nên dùng bất kì loại phân vô cơ hoặc hữu cơ nào để tránh làm thối gốc rễ.

Nếu bón phân vô cơ sẽ có thể gây sót rễ, khiến rễ mới không mọc được và phân hữu cơ sẽ khiến quá trình phân huỷ tạo ra khí độc và nhiệt làm cho rễ cây bị thối.

Khi cây chưa ra lá hoặc lá còn non, bạn cũng nên lưu ý rằng tuyệt đối không dùng bất kì loại phân bón vô cơ nào, trừ thuốc kích thích ra rễ để kích thích sự phát triển của rễ cây.

Quá trình bứng cây là một chuỗi công việc cần người dùng phải có sự khéo léo, tỉ mỉ và kiên nhẫn để có thể tiến hành cắt tỉa cây, bứng cây và trải qua một chuỗi công việc dài gồm chăm sóc cây và điều chỉnh lượng nước, lượng ánh sáng cho cây như thế nào là phù hợp.

Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể nắm được thêm những cách và kỹ thuật bứng cây cùng những điều cần lưu ý để khi thực hiện việc bứng cây lên thuận lợi, suôn sẻ.

Tài liệu tham khảo:

  • HOW TO TRANSPLANT A TREE: STEP-BY-STEP TUTORIAL (1)

Tôi là My Loan, quản lý vấn đề sổ sách và nội dung bài viết trên website Vườn ươm số 1

Nên trồng cây gì trước cửa nhà hợp Phong Thủy – 17 loại cây

“Vén màn bí mật” về các loại cây trồng viền phổ biến nhất