KỸ THUẬT TRỒNG CHĂM SÓC CÂY MÍT ĐẠT HIỆU QUẢ | THÔNG ĐỎ

Ở nước ta kĩ thuật trồng chăm sóc cây mít khá đơn giản vì đây là loại cây thích hợp với khi hậu nhiệt đới. Cây mít thuộc họ thân gỗ, có bộ rễ ăn sâu xuống đất nên cây có thể chịu hạn cao ( từ 2-4 tháng)

1.Giới thiệu về cây mít

Mít có tên khoa học là Artocarpus heterophyllus, thuộc họ dâu tằm Moraceae. Mọc phổ biến ở các quốc gia nằm trong đới khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Brasil, Băng-la-đét… Được cho là có xuất xứ ban đầu từ Ấn Độ.

Mít có thể sử dụng tươi hoặc chế biến thành mít sấy. Thị trường tiêu thụ rộng, có giá trị kinh tế cao. Rất phù hợp để bà con phát triển cho mục đích làm kinh tế. Riêng ở Việt Nam, cây mít thích nghi với hầu hết các vùng miền, rất dễ trồng, sinh trưởng mạnh.Tuy nhiên cần phải đặc biệt chú ý đến khâu chăm sóc để quả thu hoạch có giá trị cao.

2. Đặc điểm sinh thái để trồng căm sóc cây mít

Đất bằng phẳng phải xẻ mương rãnh sâu ít nhất 30 – 40cm (tùy nước thủy cấp ở từng nơi) để chống úng vào mùa mưa. Làm hố sâu 40 x 40 x 40cm và đắp mô cao 40 – 70cm.

Đất có độ dốc khoảng 5%, không cần đắp mô, chỉ cần làm hố có kích thước 40 x 40 x 40cm.

Độ dốc cao hơn 7%, làm hố có kích thước 40 x 40cm và sâu 60cm.

Mỗi hố có thể trộn: 0,5kg vôi bột, 1-3kg phân hữu cơ, 1 kg phân lân. Hố trồng đào 50 cm x 50 cm x 50 cm. Khi đào hố nên để riêng lớp đất trên mặt ra một bên và đất ở lớp phía dưới ra một bên. Bón lót mỗi hố 10-12 kg phân chuồng đã ủ hoai, hoặc phân hữu cơ Komix 1 kg, 150-250 g Super lân, trộn đều với lớp đất mặt xung quanh, trộn thêm với 50 g Basudin 10H và 0,5 kg vôi để phòng trừ mối kiến và nâng cao độ pH đất. Ngoài vật liệu bón lót trên không nên dùng phân hữu cơ chưa hoai hay tro bếp bón lót dễ gây thối rễ và làm mặn đất.

3. Thời vụ và khoảng cách trồng chăm sóc cây mít

3.1 Thời vụ trồng cây mít

Để cây sinh trưởng và phát triển có hiệu quả nhất, nên trồng vào đầu mùa mưa, nghĩa là từ tháng 5 đến tháng 7 dương lịch.

3.2 Khoảng cách trồng cây mít

Trước khi trồng mít cần làm đất và đắp mô cao từ 50 – 70 cm. Sau đó trồng cây lên mô đất. Do cây mít có khả năng cho trái sớm nên có thể trồng theo mật độ dày, khoảng 3,5m x 3,5 m hoặc 4 m x 4 m. Sau khi thu hoạch mít từ 5 – 7 năm, có thể loại bỏ cây ở giữa, đảm bảo mật độ giữa các cây mít luôn thông thoáng, giúp cây phát triển và đậu trái tốt hơn.

Trồng dày: Khoảng cách 5m x 6m (cây cách cây 5m, hàng cách hàng 6m). Mật độ: 300 cây/ha

Trồng thưa: Khoảng cách 6m x 7m (cây cách cây 6m, hàng cách hàng 7m). Mật độ: 210 cây/ha

Đất tốt nên trồng thưa, đất cằn xấu nên trồng dày, hiện nay đối với các giống mít cho thu hoạch sớm như mít thái changai, có thể trồng với mật độ gấp đôi, đến năm thứ 5 – thứ 6 khi cây giao tán thì tỉa thưa đi 1 nửa. Như vậy sẽ tận dụng được tối đa diện tích đất canh tác

4. Trồng chăm sóc cây mít

4.1 Cách trồng:

Móc lỗ sâu và to hơn bầu cây đôi chút. Dùng dao, kéo cắt đáy bầu và cắt bỏ đuôi chuột (rễ cọc) bị xoắn lại. Đặt bầu vào lỗ đã móc sẵn và rút nhẹ túi đựng bầu ra bỏ và lấp đất lại, không làm vỡ bầu, đứt rễ. Nếu đất khô phải tưới cho cây ngay, dùng rơm, rạ, cỏ rác… đậy xung quanh bầu để giữ ẩm. Nếu cây cao, ốm yếu dùng cọc cắm cố định cho cây khỏi ngã đổ.

4.2 Tưới nước cho cây mít

Tháng đầu sau khi trồng, nếu khô hạn phải tưới thường xuyên 2-3 ngày/lần. Sau đó, có thể tưới 4-5 ngày/lần. Từ năm thứ hai về sau, tưới cho cây vào giai đoạn mới bón phân và những tháng quá khô hạn. Mít Thái rất sợ úng nên vào mùa mưa lũ, phải kiểm tra kênh mương cống rãnh và có kế hoạch chống úng.

4. Bón phân trong quá trình trồng chăm sóc cây mít

+ Đối với cây 1 năm tuổi: mỗi tháng bón phân một lần bằng nước phân chuồng hoai pha tỷ lệ 1: 3 (tức 1 phần phân : 3 phần nước), tưới 10 – 15 lít/cây hoặc đạm urê 1% để tưới.

+ Cây 2 – 3 năm tuổi: mỗi cây nên bón 1,5 kg vôi bột, 30 – 50 kg phân chuồng hoai; 0,5 kg urê; 0,5 – 1 kg lân; 0,3 – 0,5 kg kali. Chia làm 4 lần để bón: sau khi thu hoạch, bắt đầu ra hoa, sau khi đậu trái 1 tháng, sau khi đậu trái 2,5 tháng.

+ Cây từ 4 năm tuổi trở lên: lượng phân tăng so với năm trước 0,5 – 1,0 kg/cây. Trong thời gian trái đạt trọng lượng tối đa sử dụng phân bón gốc Kali sulphate (K2SO4), bón mỗi gốc 400-500g giúp trái chín tập trung, màu thịt trái vàng hơn, mùi vị thơm ngon hơn.

+ Cách bón: Xới rãnh xung quanh theo đường kính tán cây, rắc phân rồi lấp đất, tưới ẩm. Bón càng nhiều phân chuồng hoai thì mít Thái càng sai và chất lượng trái càng ngon.

5. Tỉa cành, tỉa trái trong quá trình trồng chăm sóc cây mít

5.1 Tỉa cành cho cây mít:

Tỉa những cành sâu bệnh để cây thông thoáng nhằm tăng năng suất và mang tính thẩm mỹ. Tiến hành tỉa cành khi cây cao khoảng 1 m trở lên, cây còn nhỏ tỉa cành tạo tán 2-3 lần/năm. Cây lớn mỗi năm một lần khi thu hoạch trái xong. Cách tỉa cành mít như sau:

+ Cắt bỏ các cành gần sát mặt đất (từ 40 cm trở xuống).

+ Tỉa bỏ bớt các cành cấp 2, cấp 3… cho cây vừa đẹp vừa thoáng.

+ Giữ lại cành cấp 1 cách gốc khoảng 40 cm trở lên, chọn các cành mọc theo các hướng khác nhau, cành trên cách cành dưới khoảng 40 – 50 cm, tạo thành tầng không quá 5 cành cấp 1.

2. Tỉa trái cho cây mít:

Tỉa bớt trái xấu, trái sâu bệnh, trái nhỏ và cả những trái bình thường cho mật độ trái phù hợp với từng cây.

+ Khi cây 1 năm tuổi: nên tỉa bỏ chỉ chừa một trái/lứa.

+ Năm thứ hai: để 2 trái/lứa, thu hoạch được 4 trái/năm.

+ Năm thứ ba: để 3 trái/lứa, một năm 2 lứa, sẽ được 6 trái và như thế tăng số trái/cây theo từng năm tuổi.