Bạn có muốn trồng hoa cẩm tú cầu trong chậu tại nhà
Bạn đã từng lạc vào vườn hoa cẩm tú cầu Đà Lạt chưa? Vốn được xem là loài hoa tượng trưng cho xứ sở sương mù, hoa cẩm tú cầu được đông đảo người yêu hoa khao khát.
Vậy bạn đã từng nghĩ sẽ trồng hoa cẩm tú cầu trong chậu ngay tại nhà mình chưa? Hay bạn đã từng trồng nhưng chưa được thưởng thức những bông hoa cẩm tú cầu tuyệt đẹp? Cùng Nông nghiệp phố đọc ngay bài viết này để hiểu về cách trồng và chăm sóc hoa cẩm tú cầu tại nhà nhé.
1. Đặc điểm hoa cẩm tú cầu
Hoa cẩm tú cầu tiếng anh là Hydrangea macrophylla, thuộc chi Hydrangea, là loài hoa có nguồn gốc từ Nhật Bản với tên tiềng Nhật là Ajisai. Khi du nhập vào Việt Nam, hoa cẩm tú cầu còn được gọi là hoa cẩm tú, hoa dương tử hay tú cầu lá to.
Cây hoa cẩm tú cầu dạng cây bụi sống lâu năm, thân gỗ mềm cao khoảng 30cm – 100cm. Thân cây thẳng phân nhiều cành nhiều nhánh, có màu xanh lá lúc còn non và chuyển dần sang màu nâu gỗ khi trưởng thành. Trên mỗi đốt thân sẽ có một chiếc lá, lá mọc đối, màu xanh đậm với mép lá hình răng cưa.
Hoa cẩm tú cầu là hoa vô tính và mọc thành cụm. Cụm hoa có hình cầu tròn hoặc cụm hình cái ô mang nhiều hoa nhỏ, mỗi bông hoa lại có nhiều cánh nhỏ li ti tạo nên một quả cầu hoa đầy màu sắc.
Một điểm rất thú vị ờ hoa cẩm tú cầu đó là lúc mới ra hoa thì hoa cẩm tú cầu trắng, trong quá trình phát triển tùy thuộc độ pH mà cho ra hoa cẩm tú cầu xanh, hoa cẩm tú cầu tím, hoa cẩm tú cầu hồng, hoa cẩm tú cầu xanh dương hay hoa cẩm tú cầu màu đỏ…
Một trong những cách trồng hoa cẩm tú cầu tốt nhất là trồng ở vùng khí hậu mát mẻ, thuận lợi thì hoa cẩm tú cầu có thể ra quanh năm, nhưng mùa hoa cẩm tú cầu thường vào mùa xuân, khoảng tháng 3 đến tháng 5.
Hoa cẩm tú cầu là loại hoa không có hương thơm nhưng thời gian chơi hoa khá lâu, thông thường thời gian từ khi bắt đầu hình thành nụ hoa đến khi hoa tàn khoảng 30 ngày.
Có khoảng 44 loại hoa tú cầu khác nhau, trong đó phổ biến là cẩm tú cầu Hydrangea macrophylla, tú cầu leo Hydrangea anomala, tú cầu leo Hydrangea petiolaris, tú cầu nhẵn Hydrangea arborescens hay tú cầu lá sồi Hydrangea quercifolia.
2. Cách trồng hoa cẩm tú cầu
Nếu bạn yêu thích hoa cẩm tú cầu, thì bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách trồng hoa cẩm tú cầu trong chậu ngay tại nhà. Bạn nên trồng cẩm tú cầu vào mùa thu hoặc đầu mùa xuân, vào một buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Cây sẽ phát triển nhanh chóng trong điều kiện thời tiết ấm áp.
Nhân giống hoa cẩm tú cầu thường được áp dụng đó là trồng bằng hạt hoặc trồng bằng cành, bạn cũng có thể mua cây giống hoa cẩm tú cầu tại các cửa hàng cây giống hoa kiểng uy tín.
a. Cách trồng hoa cẩm tú cầu bằng hạt
Đối với cách trồng hoa cẩm tú cầu bằng hạt, bạn có thể mua hạt giống tại các cửa hàng cây cảnh hoặc vườn ươm rất dễ dàng. Hạt giống hoa cẩm tú cầu sau khi mua về bạn ngâm hạt nước ấm 1 – 2 giờ.
Bạn cũng có thể pha thêm các loại phân bón kích mầm như Atonik, Comcat, Litosen, Dekamon… để hạt giống nảy mầm tốt hơn. Sau khi ngâm, bạn gieo hạt trực tiếp vào khay ươm mầm đã có giá thể mụn dừa, giá thể ươm hạt, giá thể Peatmoss… hoặc bạn có thể ươm hạt bằng viên nén xơ dừa cho tiện lợi.
Mỗi ngày, bạn cần tưới nước thường xuyên để giữ độ ẩm cho hạt nảy mầm. Thời gian nảy mầm sẽ dao động trong khoảng từ 7 – 10 ngày. Sau khi cây nảy mầm và có từ 2 lá thật, bạn có thể chuyển sang một chậu khác to hơn và tiến hành chăm sóc.
b. Cách trồng hoa cẩm tú cầu bằng cành
Để cây hoa cẩm tú cầu phát triển nhanh hơn thì bạn nên sử dụng phương pháp giâm cành. Đầu tiên bạn chọn một nhánh to khỏe, cắt lấy một đoạn dài 30cm – 40cm chứa khoảng 3 đốt lá, vỏ có màu gỗ và có nhiều búp to ở nách lá.
Sau đó, bạn cắt bỏ cặp búp và lá ở phía dưới, rồi ngâm trong nước sạch khoảng 6 – 7 tiếng hoặc ngâm trong dung dịch phân bón kích rễ như N3M, Roots 2, Bimix Super Root… trong 15 – 20 phút.
Cuối cùng bạn lấy đoạn nhánh ra và giâm xuống đất ẩm, rồi đem đặt vào chỗ có nắng nhẹ và cung cấp đủ độ ẩm cho cây hàng ngày.
Khoảng 1 tháng sau khi giâm cành, cành giâm bắt đầu mọc lá mới và chồi, khi cây con lớn vững mạnh thì bạn đem trồng vào chậu trang trí và chăm sóc.
c. Kỹ thuật trồng hoa cẩm tú cầu
Đất trồng hoa cẩm tú cầu nên là đất tơi xốp và giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt và độ ẩm cao. Bạn có thể trộn đất sạch cao cấp tribat giàu dinh dưỡng + đất thịt organic 12kg + đá Perlite 5dm + phân trùn quế Sfarm 2kg.
Để tiện lợi, dễ dàng, nhanh chóng thì bạn nên sử dụng đất sạch hữu cơ Sfarm chuyên dùng cho hoa kiểng. Đây là đất sạch đã được phối trộn đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, theo một công thức chuyên biệt cho hoa cây kiểng.
Đầu tiên, bạn rải đều viên đất nung 10mm – 20mm lót vào đáy chậu đã chuẩn bị sẵn để tạo độ thông thoáng, thoát nước tốt. Rồi cho đất sạch vào chậu sao cho khi đặt bầu cây vào còn cách mặt chậu 5cm – 10cm, đặt bầu cây vào chậu cho ngay ngắn rồi tiếp tục cho đất vào chậu, dùng tay ấn nhẹ để giúp cây đúng vững hơn.
Cuối cùng, bạn pha Vitamin B1 kết hợp với chế phẩm kích rễ và phục hồi rễ Seasol phun 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 – 7 ngày giúp bộ rễ nhanh chóng phục hồi, thích nghi với đất mới, nhanh chóng hấp thu chất dinh dưỡng.
3. Cách chăm sóc hoa cẩm tú cầu
a. Ánh sáng
Hoa cẩm tú là loài ưa thời tiết se lạnh, mát mẻ. Khi trồng tại nhà, bạn đặt chậu ở nơi có ánh nắng đầy đủ vào buổi sáng, bóng râm một phần từ buổi trưa đến cuối buổi chiều. Tránh để cây dưới ánh nắng mặt trời quá gắt, đặc biệt là cây con.
b. Tưới nước
Cẩm tú cầu là loài cây ưa ẩm, nên bạn cần thường xuyên tưới nước để luôn giữ được độ ẩm cho cây, đặc biệt khi thấy cây héo lá, bạn phải lập tức tưới nước ngay để cây hồi sức và không làm giảm khả năng ra hoa.
Vào mùa khô nóng, bạn cần tưới nước thường xuyên hơn, mùa mưa thì giảm lại, khi tưới nước, bạn tránh để nước đọng trên bề mặt đất sẽ làm thối rễ. Thời điểm tưới tốt nhất là vào buổi sáng sớm và xế chiều.
c. Phân bón cho hao cẩm tú cầu
Với cây hoa cẩm tú cầu, bạn không nên sử dụng quá nhiều phân bón vô cơ, sẽ khuyến khích sự phát triển của lá, làm giảm khả năng ra hoa của cây. Thay vào đó bạn nên sử dụng phân hữu cơ để giúp đất ẩm và mát mẻ, bổ sung chất dinh dưỡng cho cây và cải thiện cấu trúc của đất.
Bạn có thể sử dụng các loại phân hữu cơ như phân trùn quế viên nén, phân gà, phân bò, phân dê, phân dơi… rải ở gốc. Đồng thời 7 – 10 ngày/ lần bạn sử dụng các loại phân hữu cơ phun qua lá như đạm cá, dịch chuối, Seasol…
Giai đoạn trước khi ra hoa, bạn cần kết hợp bón 6-30-30, Powerfeed, dịch chuối… pha với nước sạch rồi phun ướt đều cây mỗi tuần 1 lần, để kích thích cây ra hoa.
Hoặc bạn dùng phân dơi nguyên chất ngâm với nước qua đêm rồi mang đi tưới cho cây với liều lượng mỗi gốc 50g phân dơi cứ 12-15 ngày tưới cho cây 1 lần.
d. Tỉa cành
Sau khi hết mùa hoa, cần tiến hành cắt bỏ những hoa đã héo, chuẩn bị tàn, hay cắt những cành mọc quá cao, cắt ở đốt lá thứ 6 đếm từ hoa xuống gốc, hoặc tùy vào chiều cao của cây mà cắt tỉa cho phù hợp. Đồng thời, chừa lại những cành mùa trước không có hoa để ra hoa vào mùa sau.
e. Phòng trừ sâu bệnh
Sâu bệnh rất hiếm gặp trên cây cẩm tú cầu, nhưng khi cây thiếu chất dinh dưỡng, cây có thể bị bệnh phấn trắng, đốm lá hay bị các loài côn trùng chích hút tấn công như rệp hay nhện đỏ.
Để phòng ngừa bệnh phấn trắng và đốm lá, bạn có thể cắt tỉa các cành dày đặc nhằm tăng cường không khí lưu thông, giảm thiểu tình trạng ẩm ướt của lá. Khi nấm bệnh xuất hiện, bạn có thể kiểm soát bệnh bằng biện pháp hóa học như Aliette, Antracol, Daconil…
Để phòng ngừa các loại rệp và nhện đỏ, bạn nên bón phân cân đối, đảm bảo vườn thông thoáng và tưới nước giữ ẩm cho cây, phun phun phòng bằng chế phẩm sinh học Neem Chito, dịch tỏi…
Khi rệp xuất hiện, có thể áp dụng biện pháp tưới phun mưa với áp lực cao để rửa trôi rệp kết hợp phun thuốc đặc trị rệp như Movento, Confidor…
Khi mật độ nhện quá cao, bạn buộc phải sử biện pháp hóa học như Ortus 5SC, SK EnSpray 99EC, Reasgant 1.8 EC…
f. Thay chậu cho cây
Sau mỗi mùa hoa bạn nên tiến hành thay chậu cho cây vì cây càng ngày càng phát triển, phải thay chậu mới phù hợp với kích cỡ cây thì cây mới có thể phát triển và tiếp tục cho hoa được.
4. Cách thay đổi màu hoa cẩm tú cầu
Điều đặc biệt thú vị đó là màu hoa cẩm tú cầu sẽ thay đổi phụ thuộc vào độ pH của đất. Nếu đất có độ pH nhỏ hơn 7, đất chua nhẹ sẽ cho hoa màu xanh, nếu đất có độ pH bằng 7 thì cây cho hoa màu trắng sữa, nếu độ pH lớn hơn 7 thì cây sẽ cho hoa màu hồng hoặc màu tím.
Vì vậy, bạn có thể điều chỉnh màu hoa thông qua việc điều chỉnh độ pH của đất trồng.
5. Ý nghĩa hoa cẩm tú cầu
Hoa cẩm tú cầu có rất nhiều sự tích ở mỗi nền văn hóa nhưng nổi tiếng nhất vẫn là câu chuyện về nàng Lia. Sự tích hoa cẩm tú cầu gắn liền với tình yêu của nàng Lia và chàng Erike, một tình yêu đẹp, mãnh liệt và thủy chung.
Ở Nhật Bản, hoa cẩm tú cầu biểu tượng cho lời xin lỗi và lòng biết ơn. Nhưng người Victoria lại xem cẩm tú cầu là loài thực vật tiêu cực, thể hiện cho cảm xúc không hài lòng về đối phương, cũng như lãnh cảm trong tình yêu.
Ý nghĩa của hoa cẩm tú cầu còn được thể hiện qua màu sắc hoa. Ý nghĩa hoa cẩm tú cầu trắng là biểu tượng của sự tinh khiết, duyên dáng. Ý nghĩa hoa cẩm tú cầu hồng là tình cảm chân thành.
Hoa cẩm tú cầu xanh là từ chối một đề nghị, xin tha thứ, và bày tỏ sự hối tiếc. Còn hoa cẩm tú cầu tím đại diện cho một tình yêu sắt son, thủy chung hoặc tượng trưng cho sự giàu có và sung túc.
6. Công dụng của hoa cẩm tú cầu
Với vẻ đẹp rực rỡ, hoa cẩm tú cầu được trồng thành các vườn hoa lớn thu hút khách tham quan, nhiều người quá mê mẫn nên quyết định trồng cây hoa cẩm tú cầu tại vườn nhà, hay trồng chậu để bàn, đặt hành lang, ban công, sân thượng…
Bên cạnh đó, bạn có thể cắt hoa cẩm tú cầu rồi cắm thành những lọ hoa xinh xắn hoặc làm hoa cưới cẩm tú cầu. Với hình ảnh đại diện cho một tình yêu đẹp, tình cảm chân thành nên hoa cẩm tú cầu còn được dùng làm món quà ý nghĩa dành tặng người thân hay những người bạn trân quý.
Khi sử dụng cẩm tú cầu để cắm hoa, cách giữ hoa cẩm tú cầu tươi lâu đó là bạn pha 1 gói dưỡng hoa lâu tàn Chrysal trong 1 lít nước. Sau đó, bạn cho nước sạch vào 1/2 lọ hoa, 1/2 lọ cho nước dưỡng hoa đã pha sẵn ở trên vào. Mỗi ngày châm thêm 1 ít nước dưỡng hoa như vậy hoa sẽ lâu tàn hơn.
Tuy nhiên, điều đáng tiếc là tất cả các bộ phận của cẩm tú cầu đều có độc, có thể gây ngộ độc ở người khi ăn phải. Vì vậy bạn nên cẩn thận trước loài hoa này, đặc biệt là trẻ nhỏ.
⫸ Xem thêm: Callisia Repens “Pink Lady” là cây gì, cách trồng và chăm sóc cây tại nhà
⫸ Xem thêm: Cách trồng hoa baby xinh lung linh tại nhà cực kì đơn giản
⫸ Xem thêm: Bật mí cách trồng chậu sống đời nhỏ xinh tại nhà
Nếu bạn thực sự yêu thích hoa cẩm tú cầu thì nhất định phải trồng một chậu ngay tại nhà đấy, chỉ cần bạn đặt cây ở một nơi mà trẻ nhỏ hay thú cưng không thể chạm tới mà chỉ có thể ngắm nhìn thôi nhé.
Nông Nghiệp Phố – chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm.
➤ Website: https://nongnghieppho.vn/
➤ Hotline: 0865 399 986
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!