Dịch vụ chà gót chân, chăm sóc gót sen đang nở rộ tại các spa và Nail Salon, không chỉ các chị em mà khách hàng nam cũng rất ưa chuộng dịch vụ này. Chà gót chân có tốt không? Như thế nào là một quy trình chà gót chân chuẩn? Dụng cụ chà gót chân nào tốt. Hãy để World Nail School chia sẻ cho bạn nhiều thông tin hay ho về dịch vụ chà gót chân nhé!
CHÀ GÓT CHÂN CÓ TỐT KHÔNG?
Bàn chân là bộ phận có vai trò gánh toàn bộ cơ thể cũng như thường xuyên tiếp xúc với các bề mặt nhiều nhất, nên việc lòng bàn chân, gót chân trở nên thô sần, nứt nẻ là việc không tránh khỏi. Nhất là khi chúng ta thường quên đi việc chăm sóc cho bàn chân của mình.
Những lớp tế bào chết sẽ dày lên theo thời gian, gây nên hiện tượng vùng da ở gót chân và dưới bàn chân trở nên dày, thô hơn, nhiều người còn bị các vết nứt đen hay bong tróc từng mảng trông rất khó chịu và mất thẩm mỹ.
Người hay đi chân trần, đi lại nhiều hay mang giày quá lớn/ quá chật cũng gây nên tình trạng có các vùng chai sần nhiều hơn.
Việc chà gót chân sẽ giúp loại bỏ các phần da chết dày đó, giúp bàn chân mịn màng và hồng hào hơn. Công dụng của việc chà gót chân định kì chính là:
– Lấy đi các vết chai sần, nứt nẻ ở gót chân, không còn cảm giác khó chịu
– Tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn khi hoạt động.
– Hạn chế nhiễm khuẩn tại các vết nứt gót chân.
– Tăng tính thẩm mỹ, giúp bàn chân mềm mại, hồng hào hơn.
– Giúp chị em tự tin diện giày dép hở mũi, hở gót.
Chà gót chân có tốt không sẽ tùy thuộc vào quy trình chà gót có đúng kỹ thuật và có tần suất phù hợp. Việc chà gót quá sâu hay quá thường xuyên sẽ gây ra tổn thương cho vùng da chân.
DỤNG CỤ CHÀ GÓT CHÂN NÀO TỐT?
Để loại bỏ các vùng da cứng ở gót chân nhanh chóng và an toàn, bạn cần có những dụng cụ chà gót chân chuyên dụng, tránh việc dùng dao để cắt hay cạo đi lớp da cứng đó, rất nguy hiểm và dễ bị phạm vào trong. Bạn nên sử dụng cây chà gót chuyên dụng hoặc máy chà gót.
+ Cây chà gót:
Có nhiều loại cây chà gót cho bạn lựa chọn, tùy theo tình trạng chai sần hay vùng da chân.
Với những người có gót chân không quá dày, hay vùng da mỏng ở lòng bàn chân, bạn chỉ nên sử dụng các loại cây chà gót có bề mặt nhám để chà, vì nó có lực tác động khá là nhẹ và chậm.
Với vùng gót chân dày, nứt nẻ, bạn thấy vùng da đó chuyển vàng thì nên dùng các cây mài gót có độ bén nhiều hơn, chúng có tác động sâu vào da, loại bỏ các vùng da cứng đầu tốt hơn.
Tuy nhiên, việc sử dụng các cây chà gót cần phải đúng kỹ thuật, và khéo léo hơn so với việc dùng máy chà gót. Hơn nữa, phương pháp thủ công sẽ tốn sức nhiều hơn nếu bạn phải làm dịch vụ chà gót chân liên tục.
+ Máy chà gót:
Ngoài dụng cụ chà gót chân thủ công, thì đã có sự xuất hiện của máy chà gót, giúp hỗ trợ các kỹ thuật viên hay thực hiện tại nhà dễ dàng hơn. Máy sẽ gồm phần tay cầm và phần đá mài để tẩy da chết. Bạn chỉ cần bật máy lên, phần đầu mài sẽ tự xoay và bào mòn dần các vùng da dày. Máy còn có nhiều chế độ, cho phép người dùng điều chỉnh độ mạnh theo nhu cầu sử dụng.
Sử dụng máy chà gót sẽ nhanh chóng và tiện lợi hơn, tiết kiệm công sức và không dễ gây ra tình trạng bị phạm vào da trong. Nhưng giá thành của máy chà gót thường cao hơn nhiều lần so với các loại cây chà gót.
Nhưng mọi người thường yêu thích việc chà gót chân tại các spa, nail salon hơn vì nó có quy trình bài bản, hơn nữa có thêm các bước chăm sóc và thư giãn chân nữa.
QUY TRÌNH CHÀ GÓT CHÂN CHUẨN SPA LÀ NHƯ THẾ NÀO?
Để mang đến dịch vụ thư giãn hiệu quả và thu hút thêm khách hàng, các Nail Salon và Spa đã xây dựng một dịch vụ chuyên để chăm sóc cho đôi chân, nó sẽ bao gồm chà gót chân, dưỡng bàn chân và massage chân thư giãn. Hoặc nếu bạn muốn tự chăm sóc đôi chân tại nhà, hãy tham khảo quy trình sau nhé:
Bước 1: Ngâm chân để làm sạch và mềm da
Bạn sẽ được ngâm chân trong bồn với muối massage/ muối thảo dược để làm sạch chân và mềm da, đồng thời tạo cảm giác thư giãn.
Bước 2: Ủ bàn chân, gót chân
Đối với những bàn chân có da chết dày, rất cứng, việc ngâm chân thôi là chưa đủ. Các KTV sẽ sử dụng kem mềm da chuyên dụng, hoặc mặt nạ ủ chân để tẩy tế bào chết và tăng hiệu quả làm mềm các vùng da cứng. Khi chà gót thì sẽ sạch da và dễ thao tác hơn.
Bước 3: Vệ sinh dụng cụ chà gót
Trong thời gian chờ ủ chân, KTV cần phải tiến hành vệ sinh và khử trùng các dụng cụ chà gót trước khi thực hiện, để đảm bảo tránh nhiễm khuẩn.
Bước 4: Tiến hành chà gót chân
Sử dụng máy chà gót hoặc cây chà gót để lấy đi phần da chết. Thực hiện đúng kỹ thuật, không quá chà sát để tránh làm tổn thương bàn chân sẽ rất khó chịu. Với những vùng da mỏng hơn, không bị dày sừng nên đi lực nhẹ hoặc dùng cây chà gót khác cho phù hợp.
Bước 5: Rửa sạch lại bàn chân và vệ sinh dụng cụ
Bước 6: Dưỡng gót chân
Sau khi loại bỏ các vùng chai sần trên bàn chân, bạn sẽ thấy đôi chân nhẹ đi và dễ chịu hơn rất nhiều. Lúc này hãy sử dụng các loại kem dưỡng để làm dịu da chân và bổ sung thêm độ ẩm, dưỡng chất để gót chân luôn mềm mại, hồng hào.
Bước 7: Massage chân
Ngoài thao tác chà gót, thì phần massage sẽ giúp khách hàng được thư giãn tối đa, giảm các cơn đau mỏi hay tê chân do đi đứng quá nhiều. Hơn nữa, việc massage chân và bàn chân còn giúp lưu thông khí huyết, kích thích các huyệt đạo có lợi cho sức khỏe.
Đọc tới đây bạn đã muốn thử một quy trình chà gót chân chưa? Hãy ghé Salon World Nail để trải nghiệm nhé. Mời bạn đến 31 Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3, TP.HCM hoặc liên hệ qua Hotline 0936.554.446
Hoặc bạn muốn học thành thạo các kỹ thuật Nail, Spa và mua các dụng cụ chăm sóc móng, dụng cụ chà gót chân… có thể liên hệ theo thông tin trên nhé.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!