Kỹ thuật cắt da thừa móng tay là cả một “bầu trời” nghệ thuật, sự cẩn thận cao độ của các thợ làm Nails. Chỉ những người am hiểu hay “dân trong ngành” mới có thể hiểu được sự quan trọng của việc này. Vậy áp dụng đúng kỹ thuật sẽ gồm các bước gì, và nếu thực hiện không đúng sẽ gây nên ảnh hưởng như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu.
Độ quan trọng của việc thực hiện đúng kỹ thuật cắt da thừa móng tay
Cắt da thừa móng tay còn được gọi là nhặt da. Đây là khái niệm chỉ về các thao tác làm sạch đi phần tế bào da chết, lớp da dư thừa xung quanh viền móng. Sau khi cắt da thừa xong, móng tay sẽ trở nên gọn gàng, sạch sẽ và thuận tiện hơn cho việc sơn móng tay. Khi cắt da vùng móng tay, các thợ nail có thể sẽ thực hiện lấy khóe để vệ sinh móng toàn diện.
Hai combo cắt da thừa cho móng tay và lấy khóe sẽ mang đến đôi bàn tay xinh đẹp, sạch sẽ toàn bộ da chết, bụi bẩn ở hai rãnh sâu của móng. Đồng thời hạn chế được vi khuẩn sinh sôi, giúp phần da viền móng được tái tạo, khỏe mạnh. Hơn nữa các quý cô chắc không còn lạ gì khi đây là bước tiên quyết trước khi sơn móng tay.
Việc móng tay đã được “dọn dẹp” hoàn toàn sẽ hỗ trợ quá trình sơn móng lẫn trang trí dễ dàng và đẹp hơn. Song song với mức quan trọng của cắt da thừa cho móng, kỹ thuật này cũng không kém phần ảnh hưởng.
Kỹ thuật cắt da tay vô cùng quan trọng
>>> Xem thêm: Các bước học làm nail tại nhà đơn giản và những lưu ý cần biết
Các lỗi kỹ thuật khi cắt da móng tay thường thấy như: cắt quá sát, cắt phạm thịt gây móng và vùng da bị đau nhức, sưng tấy, mưng mủ, dễ nhiễm trùng. Bởi vùng viền da, vùng khóe là vùng da sống, được gắn kết với phần thịt tại khuôn móng. Thế nên nếu bạn thực hiện sai kỹ thuật, vùng da rất có thể bị tổn thương, mũi kềm sắc bén sẽ làm tay bạn chảy máu.
Bộ dụng cụ cắt da thừa cho móng tay bao gồm những gì?
Để đảm bảo đúng kỹ thuật nhất, điều đầu tiên là đảm bảo đầy đủ dụng cụ cắt da thừa móng tay cơ bản. Mọi người hãy đặc biệt lưu ý và chuẩn bị đầy đủ nhất nhé: kềm nhặt da, kem làm mềm da, dụng cụ đẩy da, bấm móng, dũa móng.
Hãy nhớ nằm lòng, tuyệt nhiên không thay thế dụng cụ chuyên dụng trên bằng các loại kéo cắt móng thông thường. Nhất là đối với dao tem, dụng cụ sắc nhọn khác càng nguy hiểm hơn cả.
Bí quyết cắt da móng tay đỉnh cao của các thợ nails
Tips 1: Chăm sóc móng tay trước khi nhặt da
Trước khi “bắt tay” vào cắt da thừa móng tay, bạn lấy nước ấm và ngâm đôi tay để da tay mềm mại hơn. Tiếp theo hãy vệ sinh, “cuốn trôi” các tế bào chết trên da bằng một lớp kem tẩy da chết.
Vệ sinh da tay sạch sẽ trước khi nhặt da
Dùng cây đẩy da trên bề mặt móng, khóe móng, xung quanh viền móng. Sau đó lấy miếng bông nhỏ lau sạch tay và nhặt da tay. Lưu ý thực hiện đến đâu thì dùng miếng bông lau đến đó, tránh việc khô viền da gây cản trở việc cắt da thừa.
Tips 2: Cách cầm kềm khi nhặt da tay
Nếu bạn đến các tiệm nails để làm đẹp cho đôi tay, hãy quan sát cách cầm kềm của chuyên viên. Điều đó sẽ nói lên được mức độ chuyên nghiệp nếu thực hiện đúng quy cách. Bên cạnh đó bạn sẽ an tâm hơn bởi không lo lắng bị cắt phạm thịt, hạn chế tổn thương cho phần da ngoài. Khi cầm kềm, theo quy cách, bạn phải gỡ xuống hai thanh ngang ở giữa thân kềm. Sau đó nhẹ nhàng đặt lòng bàn tay ngửa, đồng thời đặt ngón tay trỏ ở vị trí dưới đuôi lưỡi kềm.
Lưu ý đặt ngón tay giữa ở thân kềm, dùng hai ngón áp út giữ lấy một bên thân kềm. Nếu bạn muốn mở lưỡi kềm, hãy nhẹ nhàng đẩy ngón tay giữa về phía bên ngoài lòng bàn tay. Ngược lại bạn dùng hai ngón áp út đẩy một bên kềm về phía lòng bàn tay nếu muốn đóng lưỡi kềm. Ngoài ra, kềm sẽ luôn sắc bén, giữ sạch sẽ để đảm bảo vệ sinh và thực hiện kỹ thuật được dứt khoát, nhẹ nhàng.
Kỹ thuật cầm kềm sẽ thể hiện độ chuyên nghiệp
Tips 3: Hướng dẫn cách đi kềm chuyên nghiệp
Hãy mài cho kềm thật sắc, sạch sẽ để quá trình cắt da thừa móng tay gọn gàng, nhanh lẹ, an toàn hơn. Kỹ thuật có chuẩn không rất phụ thuộc vào cách đi kềm của bạn. Hãy sử dụng lực vừa đủ khi thực hiện. Tuyệt đối tránh tình trạng sử dụng quá nhiều lực gây tổn thương da, gây khó chịu.
Cũng như không dùng lực đủ, lực quá nhẹ sẽ giảm hiệu quả, kéo dài thời gian thực hiện. Khi nhặt da, hãy dùng kềm đi theo chiều hình tròn. Kỹ thuật này sẽ nhặt được toàn bộ da thừa móng tay, không bỏ sót bất kỳ vùng nào.
Tips 4: Chọn kềm nhặt da phù hợp
Kềm được xem là “trợ thủ” đắc lực của các thợ làm nails trên con đường chinh phục khách hàng. Thật ra nếu đi sâu vào nghề làm móng chuyên nghiệp, có rất nhiều loại kềm cắt da thừa móng tay. Một bộ kềm đầy đủ có thể từ hai đến ba loại khác nhau. Một thợ làm nails chuyên nghiệp sẽ nắm được cách phối hợp nhịp nhàng giữa các loại kềm này.
- Kềm cắt da có cấu tạo đầu hình vuông được gọi là kềm đầu vuông. Với thiết kế chống một bên tay, độ dài tay cần vừa phải, khi sử dụng bạn cầm sẽ rất chắc tay, thoải mái điều khiển.
- Kềm được làm bằng thép xi xám, với thiết kế đặc biệt đầu nhọn là kềm bán nguyệt. Đây là kềm chuyên dụng cho những phần da tay đã bị chai sần, “chuyên trị” các loại đệm thịt dày.
- Kềm cắt da có đầu tròn được gọi là kềm đầu tròn. Phần lưỡi kềm dài dễ dàng làm sạch sâu ở vùng da trong góc móng. Dụng cụ khá phổ biến và được mọi người yêu thích.
Hãy lựa chọn loại kềm phù hợp để cắt da thừa dễ dàng hơn
Các bước cắt da thừa móng tay đúng cách
Các cơ sở uy tín dù là phương pháp chăm sóc sắc đẹp cho cơ thể, móng tay, mái tóc,… đều có quy trình chuẩn, rõ ràng. Sau đây là các bước cắt da thừa ở móng tay chuẩn nhất theo các spa, salon khi phục vụ khách hàng.
Bước 1
Lấy nước lạnh hoặc dùng nước muối, đặt đôi tay vào và để yên từ 10 đến tầm 15 phút. Chờ cho vùng da tay mềm hơn thì lấy khăn lau thật khô bộ móng. Tiếp đến thì thoa một lớp mỏng vitamin E hoặc kem dưỡng ẩm cho da tay. Bước này chủ yếu để da mềm hơn, không bị khô da khi cắt da thừa móng tay.
Bước 2
Đẩy lùi toàn bộ phần da chết ở khóe móng, xung quanh viền da móng tay bằng cây sủi da. Thực hiện động tác này lưu ý nhẹ nhàng, lực vừa đủ để không gây tổn thương cho làn da.
Bước 3
Lựa chọn kềm cắt da phù hợp với nhu cầu sử dụng. Đẩy kềm lên trên bề mặt móng tay. Quá trình thực hiện nhặt da, dùng song song với miếng bông nhỏ để vệ sinh liên tục, lau sạch kem dưỡng ẩm còn sót trên da.
Quy trình cắt da thừa cho móng tay
Bước 4
Khi đã hoàn thành cắt da thừa móng tay, bạn lấy cây dũa móng tạo khối cho móng tay. Sau bước định hình móng, hãy lấy khăn ướt lau sạch móng thì bạn đã sở hữu được đôi bàn tay xinh xắn rồi đấy. Riêng đối với ai có móng tay yếu, giòn và dễ gãy thì sơn một lớp mỏng dầu dưỡng móng để phần móng chắc khỏe hơn.
Mong rằng sau đọc xong “bách khoa toàn thư” về kỹ thuật cắt da thừa móng tay chuẩn nhất, bạn đã có đủ kiến thức cần thiết và hữu ích. Nếu bạn cần học chuyên sâu hơn, hoặc đang “nuôi” ước mơ trở thành chuyên viên, thợ làm nail chuyên nghiệp thì đừng ngần ngại liên hệ Seoul Academy ngay để được tư vấn nhé!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!