Cách cải tạo đất khô cằn chỉ với đất đơn giản với 3 bước

Đất trồng màu mỡ là thành phần quan trọng trong việc trồng trọt. Đất màu mỡ, giàu mùn, hệ vi sinh đa dạng cùng nhiều dưỡng chất sẽ giúp rễ thực vật phát triển tốt và nuôi dưỡng cây trồng. Do đó chất lượng nông sản được nâng cao. Vì vậy, việc quan trọng nhất là cần tập trung cải tạo đất trồng. Trong khi đó, đất khô cằn chiếm đến 45% diện tích đất trồng trên thế giới, đây là một vấn đề mà rất nhiều bà con nông dân đang gặp phải. Cùng Alit tìm hiểu đất khô cằn là gì? Nguyên nhân và cách cải tạo đất khô cằn ở bài viết sau.

Đất khô cằn là gì?

Đất khô cằn là đất bị sa mạc hóa theo thời gian, đa phần là do khí hậu khắc nghiệt như hạn hán, gió rét dẫn đến thiếu nước, nghèo mùn, mất dần độ phì nhiều làm thảm thực vật không đủ dưỡng chất để tồn tại.

Đất sa mạc hóa hoặc hoang mạc hóa là tên gọi chung có các loại đất khô cằn. Loại đất này chiếm đến 45% đất dùng để canh tác trên thế giới.

nguyen nhan dat kho can

Ở Việt Nam nhờ vào khí hậu nhiệt đới gió mùa nên diện tích đất khô cằn không thể tập trung lại để tạo thành những hoang mạc rộng lớn trăm ngàn Ha như một số quốc gia trên thế giới. Nhưng có đến tới ⅓ diện tích đất canh tác đang có dấu hiệu bị xói mòn và khô cằn là vấn đề cực kỳ phức tạp.

Nguyên nhân đất trở nên khô cằn

Đất khô cằn thiếu hụt nước làm bào mòn dần thảm thực vật, lá và hoa nhăn nheo, rễ cây khô khốc, ảnh hưởng các yếu tố trên làm thực vật phát triển chậm lại hoặc thậm chí cây sẽ bị “chết khô”.

dat kho can 2

Có nhiều nguyên nhân làm đất trở nên khô cằn ở nước ta có đến 4 nguyên nhân thường gặp:

  • Khai phá đất rừng quá mức, canh tác sai phương pháp, đốt rừng làm nương rẫy dẫn đến biến đổi khí hậu trên diện rộng. Dẫn đến mưa lũ trong thời gian ngắn và nắng hạn trong thời gian dài.
  • Nước biển dần xâm nhập vào đất liền và các mạch nước ngầm gây nhiễm mặn, ngộ độc hữu cơ, suy thoái dưỡng chất có trong đất làm đất nứt nẻ vì cạn kiệt chất dinh dưỡng.
  • Khai thác vượt mức tái tạo nước ở sông hồ, tạo điều kiện các nguồn nước mặn ở cửa biển tràn vào, động lại các loại muối khoáng ở đáy hồ nên khi tưới nước từ hồ vẫn gây chua cho đất và làm đất khô cằn.
  • Lạm dụng hóa chất xử lý đất trong nông nghiệp. Làm mất đi sự cân bằng tự nhiên của thảm thực vật, Khiến sinh vật chết dần.

Cách cải tạo đất khô cằn hiệu quả

Biện pháp tưới tiêu

Sử dụng các biện pháp tưới tiêu khoa học hơn bằng cách sử dụng máy tưới tự động, ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp. Mặc dù chi phí đầu tư lúc bắt đầu không hề nhỏ nhưng mang lại nhiều lợi ích về dài như tiết kiệm nước trong mùa khô, tiết kiệm thời gian canh tác, …

Biện pháp hữu cơ

Đất khô cằn bị thiếu hụt chất dinh dưỡng vì thảm thực vật bị bào mòn. Cần trồng các loại cây đậu và cây lấy củ. Khi cây lớn loại bỏ phần thân giữ lại phần củ ở đất, khi củ bị phân hủy thu hút các loại vi sinh vật đất. Cân bằng lại hệ vi sinh có trong đất giúp đất màu mỡ hơn.

Dùng vôi cải tạo đất khô cằn

Đất khô cằn và nhiễm mặn lâu ngày làm ảnh hưởng trực tiếp đến thảm thực vật và hệ vi sinh đất. Đất cạn kiệt dinh dưỡng, tạo điều kiện cho các loại sâu bênh, vi khuẩn gây hại xâm nhập vào đất. Dùng bột vôi giúp cung cấp canxi và khử khuẩn đất giúp cải tạo đất khô cằn hiệu quả.

dung voi cai tao dat kho can

Sử dụng phân bón cải tạo đất khô cằn

Phân bón luôn là biện pháp hiêu quả giúp cải tạo mọi loại đất. Phân bón giúp cải tạo đất trồng tăng được độ phì nhiêu, tơi xốp, tạo keo đất tự nhiên. Chất mùn dần được hình thành trên bề mặt theo năm tháng, tạo môi trường tốt cho hệ vi sinh có lợi cho đất phát triển, sinh trưởng và cung cấp dinh dưỡng cho cây.

bon phan cai tao dat kho can

Sử dụng đất mùn cải tạo đất

Chất mùn hay còn gọi là đất mùn, chứa nhiều dưỡng chất hữu cơ và theo khoa học đất thì bản thân mùn cũng là 1 loại chất hữu cơ. Đất mùn tơi xốp, thoáng khí, chứa nhiều hợp chất hữu cơ tạo môi trường cho giun đất, vi sinh vật đất có lợi cho cây trồng giúp cây phát triển tốt.

Sử dụng loại đất nào để cải tạo đất khô cằn?

Đất Mùn ALIT là loại đất đặc biệt, rất phù hợp trồng Cây, Rau, Hoa. Cải tạo đất lâu năm bạc màu, đất nhiễm mặn, đất chua, đất phèn, đất khô cằn và tăng độ phì nhiêu màu mỡ cho đất, thấy ngay hiệu quả chỉ với 1 lần sử dụng mà không cần dùng phân bón.

Đất mùn dinh dưỡng ALIT hoàn toàn phù hợp dùng làm đất trồng cây tại nhà. Rừng nguyên sinh tại Di Linh là nguồn đất được đánh giá là chuẩn hữu cơ, đặc biệt đất mùn ALIT kết hợp đất nguyên sinh tại Di Linh và các vùng rừng núi có độ cao hơn 1,500 mét (so với mặt nước biển) thuộc tỉnh Lâm Đồng. Đây là loại đất có hệ keo tốt, đặc tính giữ ẩm và thoáng khi giúp rễ cây luôn được chăm sóc ở điều kiện tốt nhất.

Đất hữu cơ ALIT đáp ứng được giá thể vượt mong đợi đối với người dùng trồng cây ăn lá tại nhà. Giá thể hữu cơ hoàn hảo có trong đất phì hữu cơ rất giàu dinh dưỡng, hoàn toàn phù hợp với tất cả giai đoạn của cây trồng (gieo hạt, ươm cây con. cung cấp dinh dưỡng cho cây trưởng thành).

Có thể bạn quan tâm: Đất hữu cơ ALIT – Phương pháp cải tạo đất khô cằn hiệu quả.