Hãy cẩn thận khi ăn đậu nành và đậu nành Nhật quá mức. Mặc dù vài kết quả nghiên cứu cho thấy isoflavone góp phần bảo vệ cơ thể khỏi một số loại ung thư vú. Thế nhưng nhiều chuyên gia cho rằng tác dụng của isoflavone trong đậu nành đối với nồng độ estrogen rất phức tạp.
Một nghiên cứu còn chỉ ra phụ nữ dùng chất bổ sung protein đậu nành trong 12 tuần. Kết quả, những người này bị giảm nồng độ estrogen trong máu đáng kể. Do đó, các nhà khoa học cho rằng họ sẽ cần nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn về việc tăng nồng độ estrogen bằng đậu nành trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
3. Ăn nhẹ với trái cây khô
Ăn gì bổ sung estrogen? Trái cây khô không chỉ là lựa chọn lý tưởng cho một bữa ăn nhẹ, đơn giản. Trái cây khô mà còn là một trong những loại thực phẩm giàu estrogen thường thấy.
Theo các chuyên gia, chà là, mận và mơ sấy khô là ba loại thực phẩm chứa nhiều phytoestrogen nhất trong nhóm thực phẩm này. Ngoài ra, thường xuyên dùng trái cây khô còn đem lại vô vàn dưỡng chất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể.
4. Hạt vừng, thực phẩm dân dã nhưng giàu dinh dưỡng
Ăn gì tăng estrogen? Vừng hay mè được xem là một trong những thực phẩm bổ sung estrogen. Những hạt vừng tuy nhỏ, nhưng lại giàu chất xơ. Chúng thường được kết hợp nhiều trong các món Á nhằm tăng hương vị món ăn. Ở Việt Nam, hạt vừng vô cùng phổ biến.
5. Estrogen có ở đâu? Tỏi
Trong nền ẩm thực Việt Nam, tỏi là gia vị phổ biến với công dụng gia tăng hương vị cay nồng cũng như mùi thơm cho món ăn. Bên cạnh đó, tỏi còn mang giá trị dinh dưỡng không nhỏ. Không chỉ vậy, tỏi còn cũng góp phần cải thiện nồng độ estrogen.
Mặc dù các nghiên cứu về tác dụng của tỏi đối với sức khỏe tổng thể còn hạn chế. Tuy nhiên, một số kết quả nghiên cứu trên động vật cho thấy tỏi có khả năng ảnh hưởng đến nồng độ estrogen trong máu.
Thêm vào đó, một nghiên cứu ngắn hạn trong một tháng trên những phụ nữ mãn kinh. Kết quả nghiên cứu, khi dùng chiết xuất tỏi có thể phòng ngừa tình trạng mất xương liên quan đến thiếu hụt estrogen. Tuy nhiên, kết quả này cần có thêm nghiên cứu chuyên sâu để tăng độ tin cậy.
6. Thực phẩm giàu estrogen: Quả đào
Nhắc đến những thực phẩm giàu estrogen, chắc hẳn không thể quên quả đào. Tương tự hạt lanh, đào cũng được đánh giá là thực phẩm giàu estrogen với lượng lignan dồi dào. Bên cạnh đó, khi nhắc về giá trị dinh dưỡng của loại hoa quả này, không thể không kể đến hàm lượng vitamin và khoáng chất có trong đó.
Điều này có thể liên quan đến một tác dụng của lignan ảnh hưởng lên quá trình sản sinh estrogen. Vì vậy, ngoài hạt lanh, bạn cũng nên cân nhắc bổ sung quả đào vào chế độ ăn uống nhé.
7. Các loại quả mọng
Các loại quả mọng như: dâu, mâm xôi, việt quất,…. cũng là nguồn cung cấp phytoestrogen dồi dào. Từ lâu, quả mọng đã nổi tiếng với nhiều lợi ích sức khỏe ấn tượng. Điều này nhờ vào lượng lớn dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể có trong nhóm trái cây này, bao gồm:
- Vitamin
- Khoáng chất
- Chất xơ
- Phytoestrogen
- Chất chống oxy hóa
Trong đó, một số nghiên cứu chỉ ra rằng dâu tây, nam việt quất và mâm xôi là ba nguồn cung cấp estrogen phong phú nhất.
>> Gợi ý dành cho bạn: 8 cách bổ sung estrogen tự nhiên cho phụ nữ
8. Cám mì, một thực phẩm giàu estrogen khác
Thiếu estrogen nên ăn gì? Ngoài hạt lanh và đào, cám mì cũng là một nguồn cung cấp lignan dồi dào. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc việc bổ sung estrogen bằng cám mì. Cám lúa mì chứa lượng lớn chất xơ trong đây có nguy cơ gây giảm nồng độ hormone estrogen của người dùng.
Mặt khác, các chuyên gia cũng cần thêm nhiều bằng chứng khoa học về ảnh hưởng của cám mì đối với hàm lượng estrogen trong cơ thể người.
9. Ăn nhiều loại rau họ cải
Một nguồn bổ sung estrogen tự nhiên ít người biết chính là các loại rau họ cải. Thêm các loại rau này vào chế độ ăn uống lành mạnh cyura bạn sẽ tăng estrogen một cách tự nhiên.
Ngoài nổi tiếng với hương vị và độ dinh dưỡng nói chung, các loại rau họ cải còn được đánh giá là những thực phẩm giàu phytoestrogen, điển hình như:
- Bông cải trắng
- Súp lơ xanh
- Mầm cải Brussel (bắp cải tí hon)
- Bắp cải
Mặt khác, mầm cải Brussel và bắp cải còn rất giàu coumestrol, một loại hợp chất dinh dưỡng thực vật khác đã được chứng minh về khả năng tác động tích cực đến hoạt động của estrogen.
Rủi ro tiềm ẩn của phytoestrogen: thực hư ra sao?
Bên cạnh những lợi ích sức khỏe tuyệt vời do phytoestrogen mang lại, đôi khi hoạt chất này vẫn có thể gây tác dụng phụ. Đặc biệt nếu bạn tiêu thụ quá nhiều. Những giả thiết về tác dụng phụ của phytoestrogen đối với sức khỏe tổng thể gồm:
- Gây vô sinh
- Ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của hormone sinh dục nam
- Suy giảm chức năng tuyến giáp
Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu về giả thiết này chỉ mới tiến hành trên động vật. Để đi đến kết luận cuối, các chuyên gia sẽ cần nhiều bằng chứng thuyết phục hơn. Mặc dù vậy, họ vẫn khuyến nghị mọi người nên dùng thực phẩm giàu estrogen một cách chừng mực, tạo điều kiện để cơ thể tiếp nhận tối đa dinh dưỡng từ chúng.
>> Tìm hiểu thêm: Phytoestrogen liệu có tốt cho sức khỏe hay không?
Nồng độ estrogen ở phụ nữ có xu hướng giảm khi họ tiến vào thời kỳ mãn kinh, dẫn đến một số tình trạng như dễ cáu kỉnh, đổ mồ hôi đêm hay thậm chí là tăng rủi ro phát sinh ung thư vú. Bạn có thể giải quyết tình trạng này bằng cách bổ sung các thực phẩm giàu estrogen vào chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên, bạn đừng quên tiêu chụ chúng với lượng vừa phải nhằm hạn chế nguy cơ gặp tác dụng phụ nhé.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!