Tổng hợp cách bỏ rượu vĩnh viễn hàng đầu 2023

Rượu bia và các loại đồ uống có cồn gây rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Vì thế bạn có người thân hay chính bản thân đang bị nghiện rượu thì hãy đọc qua bài viết dưới đây để tìm hiểu về cách cai rượu đúng cách.

Biểu hiện của người nghiện rượu

Tuy nói tác hại của rượu bia đáng lo ngại, nhưng đó cũng là hệ quả của nhiều năm sau, khi các hệ cơ quan bị suy yếu. Thông thường khi uống rượu bia thì chất cồn sẽ được niêm mạc dạ dày, gan và ruột hấp thụ và phân giải và sau đó đào thải bớt qua đường mồ hôi, hơi thở, nước tiểu. Nhưng với những người nghiện rượu, liều lượng và nồng độ cao, họ sẽ bước vào giai đoạn sống không thể thiếu rượu (hệ quả của việc bạn uống bia rượu thường xuyên) gây suy kiệt nhanh chóng về cả thể chất lẫn tinh thần.

Ở từng giai đoạn nghiện rượu mà người bệnh có những biểu hiện khác nhau như:

Nghiện rượu ở giai đoạn đầu đoạn bắt đầu

  • Luôn cảm thấy thèm rượu, thậm chí là mang rượu bên mình để uống.
  • Tính tình thay đổi thất thường, đặc biệt là mỗi lần thiếu rượu, họ sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm, sẵn sàng gây gổ, đánh nhau với người khác, dễ nổi khùng và trở nên đa nghi.
  • Đồng thời rượu cũng tác động lên hệ thần kinh làm họ lúc nào cũng cảm thấy uể oải, đuối sức, run rẩy, lập cập, đổ mồ hôi, buồn nôn và ói, mất ngủ.
  • Không thể giới hạn lượng rượu uống trong ngày, uống liên tục cho đến say mèm và không thể uống nữa.
  • Uống rượu càng mạnh càng cảm thấy thoải mái, lúc này khả năng uống rượu của bệnh nhân cũng tăng lên với liều lượng từ 1500 – 2000ml (35 – 40 độ cồn).
  • Sử dụng rượu ngay cả trong khi đang lái xe hoặc làm việc, có nguy cơ gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh.

Giai đoạn nặng

  • Giai đoạn này có thể kéo dài suốt vài năm, làm cho người bệnh không còn tập trung vào công việc hay những mối quan hệ khác, lúc này họ chỉ nghĩ đến rượu và những người bạn nhậu của mình.
  • Không quan tâm gia đình, con cái vì việc nhậu nhẹt đã ngốn hết thời gian, sức lực và quan tâm của họ.
  • Một số người ý thức được nên bỏ rượu, giảm uống rượu nhưng không thể nào chịu được, nếu không có rượu sẽ cảm thấy buồn rầu, dễ bực tức, liên tục cảm giác thèm uống rượu mạnh.

Giai đoạn nghiện kinh niên

  • Người bệnh luôn muốn cai rượu nhưng không được, hoàn toàn lệ thuộc vào rượu để duy trì sự tỉnh táo trong chốc lát, sau đó lại say trong vài ngày.
  • Thân thể bắt đầu suy kiệt như vàng da, xanh xao khô khốc và gầy rộp lại, tình thần mơ màng và không tỉnh táo.
  • Bên cạnh đó họ còn có các triệu chứng như tiểu đường, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, có thể tử vong bất cứ lúc nào.
  • Với những người đã bước vào giai đoạn kinh niên, nếu người bệnh ngừng uống rượu đột ngột từ 1 – 3 ngày sẽ bước vào trạng thái sảng rượu, khiến họ mất ngủ hoàn toàn kéo dài trong vài ngày, thậm chí hàng tuần.
  • Họ sẽ liên tục xuất hiện những rối loạn thần kinh thực vật như run rẩy, điên cuồng đòi uống rượu, tim đập nhanh, huyết áp động mạch dao động, có thể gặp cơn co giật kiểu động kinh và có hành vi muốn tự sát.

Cai rượu đúng cách cho những người nghiện rượu

Khi bệnh nhân bước vào giai đoạn nghiện rượu, họ đã quá lệ thuộc vào rượu và cần có cách cai rượu đúng cách để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và thần kinh của họ.

Đến bác sĩ để được tư vấn tâm lý hoặc những trung tâm cai rượu chuyên nghiệp

Quá trình cai nghiện rượu có thể kéo dài chừng 1 tháng, vì thế người nhà nên đưa bệnh nhân đến những trung tâm uy tín để được hướng dẫn cách cai nghiện đúng cách, ngay từ khi ở giai đoạn đầu của việc nghiện rượu. Không được ép buộc ngưng rượu ngay lập tức vì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, cũng như dễ tái phát ngay sau đó. Lúc này bác sĩ có thể giúp bệnh nhân cai rượu từ từ bằng các thuốc nhóm an thần kinh, giải độc, bổ sung vitamin nhóm B và C.

Cỗ vũ tinh thần của bệnh nhân

Việc cai rượu không chỉ nhờ thuốc và bác sĩ mà đó còn phụ thuộc vào sức mạnh ý chí của người bệnh nhiều. Người nhà nên khuyên nhủ và động viên người bệnh để họ quyết tâm bỏ rượu, bác sĩ tư vấn về tác hại của rượu với cơ thể, từ đó giúp họ sinh ra phản xạ có điều kiện sợ rượu.

Tiến hành giai đoạn điều trị nghiện rượu

Ban đầu, bác sĩ sẽ dùng thuốc để ngăn cảm giác ảo giác (delirium tremens) do thiếu rượu gây ra.Trong giai đoạn này, bệnh nhân không hoàn toàn cai rượu mà vẫn được sử dụng rượu trong một số lượng cho phép. Đồng thời bệnh nhân sẽ được uống thuốc disulfiram (Antabuse), sản xuất ra những phản ứng vật lý trong đó bao gồm đỏ bừng, buồn nôn, ói mửa và nhức đầu.

Thuốc không thúc ép người nghiện bỏ rượu nhưng dần sinh ra cảm giác chán ghét, chống lại cơn thèm rượu. Với những bệnh nhân nghiện nặng, đôi khi họ sẽ được tiêm vivitrol mỗi tháng một lần để giúp họ bớt nghiện rượu, phục hồi và giảm bớt sự phụ thuộc vào rượu.

Xuân Trúc

Nguồn: Tổng hợp