Mẹo hay Top các tỉnh miền nam việt nam [Đầy Đủ Nhất 2023]

Các tỉnh miền Nam gồm những tỉnh nào? Theo khu vực vùng địa lý, Việt Nam có 3 miền là miền Bắc, miền Trung và miền Nam, trong đó miền Nam hay còn gọi là Nam Bộ có 17 tỉnh và 2 thành phố trực thuộc trung ương. Cùng Goland tìm hiểu về 19 tỉnh thành Nam Bộ là những tỉnh nào?

Khu vực miền Nam được giới hạn như thế nào?

Các tỉnh miền Nam nếu tính từ Bắc vào Nam thì sẽ bắt đầu từ tỉnh Đồng Nai và kết thúc ở điểm cực Nam của tổ quốc là tỉnh Cà Mau. Về vị trí địa lý, Nam Bộ được giới hạn bởi các điểm sau đây:

  • Phía Tây: giáp với vịnh Thái Lan
  • Phía Đông và Đông Nam: giáp với biển Đông
  • Phía Bắc và Tây Bắc: giáp với Campuchia
  • Phía Đông Bắc: giáp Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ.

Về địa hình, diện tích tự nhiên của Nam Bộ là 77.700 km2, địa hình đất đai tương đối bằng phẳng, hệ thống sông ngòi phù sa dày đặc với Đồng bằng Sông Cửu Long rộng lớn thuận tiện phát triển nông lâm nghiệp.

Khu vực Nam Bộ cũng được chia làm 2 miền là Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Trong đó, khu vực Đông Nam Bộ có diện tích 23.564,4 km² và dân số ghi nhận là 17,8 triệu người, khu vực Tây Nam Bộ có diện tích 40.547,2 km² với dân số ghi nhận là 18 triệu người vào năm 2022.

Các tỉnh miền Nam bao gồm tỉnh thành nào?

Khu vực miền Nam có tổng cộng 17 tỉnh thành và 2 thành phố trực thuộc trung ương bao gồm: Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, TP.Hồ Chí Minh, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Cần Thơ, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.

Khu vực này chia làm 2 vùng chính:

  • Vùng Đông Nam Bộ hay miền Đông có 5 tỉnh và 1 thành phố:
    • 5 tỉnh: Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu
    • Thành phố Hồ Chí Minh
  • Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, còn gọi là Tây Nam Bộ hay miền Tây, có 12 tỉnh và 1 thành phố:

Xem thêm:

  • Miền tây gồm những tỉnh nào? Chi tiết 13 tỉnh thành
  • Miền Trung có bao nhiêu tỉnh thành? Chi tiết các tỉnh Miền Trung mới nhất
  • Miền Bắc có bao nhiêu tỉnh thành phố? Bản đồ chi tiết các tỉnh Miền Bắc

1. Thành phố Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh là thành phố lớn của Nam Bộ, là trung tâm tài chính, văn hóa, kinh tế của cả nước với tổng diện tích tự nhiên là 2.061 km2. Sài Gòn là thành phố thu hút dân cư đông đúc nhất cả nước về đây học tập, làm việc. Nơi đây cũng là một điểm đến du lịch của du khách trong và ngoài nước với nhiều điểm vui chơi, du lịch hấp dẫn như phố đi bộ Nguyễn Huệ, chợ Bến Thành, bến Bạch Đằng, Landmark 81…

Xem thêm: Quận nào giàu nhất thành phố Hồ Chí Minh?

2. Đồng Nai

Đồng Nai cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30km, tỉnh được thành lập từ năm 1975 trên cơ sở sáp nhập 2 tỉnh Long Khánh và Biên Hòa. Đồng Nai đang là tỉnh có tỷ lệ khu công nghiệp lớn nhất cả nước thu hút đông đảo dân lao động làm việc mỗi năm. Đồng Nai là tỉnh có dân số đông thứ 2 tại khu vực miền Nam và đứng thứ 5 trên cả nước.

3. Bà Rịa – Vũng Tàu

Bà Rịa – Vũng Tàu là cửa ngõ tiến ra biển Đông, với lợi thế vị trí giáp biển Vũng Tàu đã phát huy được tiềm lực du lịch biển, đặc biệt vào mỗi dịp hè Vũng Tàu lại thu hút lượng lớn du khách trong nước và quốc tế thăm quan và nghỉ dưỡng.

4. Bình Phước

Bình Phước là tỉnh giáp với các tỉnh Tây Nguyên, là nơi hội tụ nhiều bản sắc văn hóa của người dân tộc như Khmer, Xtiêng, người Hoa, Nùng, Tày… nếu đến với Bình Phước hãy tham gia lễ hội văn hóa của người Xtiêng để cảm nhận bản sắc của người dân tộc nơi đây.

5. Bình Dương

Bình Dương là một trong những tỉnh phát triển công nghiệp nhất nhì tại khu vực miền Nam với số lượng khu công nghiệp tương đối lớn, nơi đây thu hút đông đảo dân lao động từ mọi nơi trên tổ quốc đổ về. Đồng thời, khu vực tỉnh Bình Dương còn giàu khoáng sản dưới lòng đất, các ngành nghề gốm sứ, điêu khắc, sơn mài… khá phát triển.

6. Tây Ninh

Là tỉnh tiếp giáp với Campuchia, Tây Ninh là khu vực giao thoa văn hóa giữa Việt Nam và nước bạn Campuchia. Chưa kể nơi đây còn nổi tiếng với đạo Cao Đài và các địa danh nổi tiếng thu hút khách du lịch như núi Bà Đen, Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, tòa thánh Đạo Cao Đài Tây Ninh, địa đảo An Thới Trảng Bàng…

7. Long An

Là cửa ngõ giao thương giữa các tỉnh Tây Nam Bộ và khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Long An cũng là một trong những trọng điểm kinh tế khu vực phía Nam, đồng thời là nơi quy tụ của hơn 30 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam và 11 tôn giáo khác nhau.

8. Tiền Giang

Tiền Giang là một tỉnh thuộc khu vực Tây Nam Bộ được ưu ái nguồn khoáng sản phong phú như đất sét, than bùn… đặc biệt phân bố ở các huyện Cai Lậy, Cái Bè và huyện Châu Thành. Đồng thời hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt là điều kiện để phát triển ngành nghề nuôi trồng thủy sản.

9. Vĩnh Long

Nằm giữa 2 nhánh sông Tiền và sông Hậu, Vĩnh Long có đủ điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản và khai thác cát bên sông, nơi đây còn là cái nôi của nhiều loại hình văn học dân gian như nói vè, nói tuồng, cải lương, hát Huê Tình, nói thơ Vân Tiên…

10. Cần Thơ

Là thành phố trực thuộc trung ương nằm tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, Cần Thơ được biết đến là điểm đến du lịch thu hút du khách trong và ngoài nước mỗi năm với các điểm đến như bến Ninh Kiều, chợ nổi Cái Răng xinh đẹp.

11. An Giang

Là khu vực kinh tế trọng điểm của miền Tây Nam Bộ, An Giang là tỉnh duy nhất có địa hình nằm ở cả 2 bờ sông Hậu. Nơi đây nổi tiếng với du lịch tâm linh như chùa Bà Núi Sam, Thất Sơn, Cù Lao Giêng và những lễ hội như Đua bò Bảy Núi…

12. Kiên Giang

Kiên Giang là tỉnh nổi tiếng với điểm du lịch đảo Phú Quốc xinh đẹp và nên thơ. Du lịch Phú Quốc ngày càng được khách du lịch trong và ngoài nước săn đón, các điểm du lịch cũng dần được đầu tư và chú trọng từ dịch vụ nghỉ dưỡng đến du lịch và thương mại.

13. Hậu Giang

Hậu Giang là tỉnh thuộc miền Tây Nam Bộ với hệ thống kênh rạch, sông ngòi chằng chịt cùng nhiều bãi biển đẹp và hoang sơ. Tuy được thiên nhiên ưu ái là thế nhưng Hậu Giang lại chưa khai thác được tiềm năng du lịch tại các điểm sinh thái miệt vườn đặc sắc.

14. Sóc Trăng

Tên gọi Sóc Trăng được bắt nguồn từ tiếng Khmer Srok Kh’leang mang ý nghĩa là kho báu của nhà vua, điều này thể hiện Sóc Trăng là nơi thiên nhiên và tài nguyên phong phú. Nơi đây còn nổi tiếng với nhiều lễ hội dân tộc đặc sắc như lễ hội Ooc Om Boc – Đua Ghe Ngo, lễ Sen Dolta, lễ hội Loi -Pro tip, lễ Nghinh Ong,…

15. Bến Tre

Bến Tre nổi tiếng với tên gọi “xứ dừa” với các đặc sản như nước dừa, kẹo dừa… nơi đây còn được biết đến với nhiều phong trào đấu tranh trong thời kỳ chống Mỹ như phong trào Đồng Khởi, phong trào Bến Tre hay phong trào chống chính quyền Ngô Đình Diệm, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

16. Trà Vinh

Trà Vinh trước đây còn được gọi với cái tên khác là Trà Vang. Trà Vinh giáp với các tỉnh Vĩnh Long, Sóc Trăng và Bến Tre, nơi đây chủ yếu tập trung 3 dân tộc là người Kinh, Khmer và người Hoa với tổng dân số khoảng 1 triệu người theo thống kê năm 2019.

17. Đồng Tháp

Là một tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long, Đồng Tháp nổi tiếng với làng sen cò bay thẳng cánh. Nơi đây còn nổi tiếng với những địa điểm như vườn cò Tháp Mười, lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, vườn quốc gia Tràm Chim, làng hoa Tân Quy Đông…

18. Bạc Liêu

Tỉnh Bạc Liêu là địa danh nổi tiếng với nhà công tử Bạc Liêu xuất hiện nhiều trong văn thơ, ca nhạc. Bạc Liêu nằm ở bán đảo Cà Mau, tên gọi lúc trước là Triều Châu hay Pô Léo nổi danh với các di tích di tích Đồng Nọc Nạng, Thiên Hậu Cung, đình Bình An, miếu địa Mẫu Cung,…

19. Cà Mau

Là điểm cực Nam của tổ quốc, dù mới được khai phá 300 năm nhưng tốc độ phát triển của Cà Mau được đánh giá cao với nhiều tài nguyên và thắng cảnh đẹp và nhiều đặc sản ấn tượng như ba khía, tôm khô, cua Năm Căn, mắm lóc U Minh…

Xem thêm: Việt nam có bao nhiêu tỉnh thành?

Khí hậu các tỉnh miền Nam có gì khác so với miền Bắc?

Nếu khí hậu khu vực miền Bắc với 4 mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông thì khu vực miền Nam khí hậu phân thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Sự khác biệt này sở dĩ là bởi khu vực miền Nam nước ta gần với đường xích đạo nên khí hậu cũng là khí hậu cận xích đạo gió mùa với đặc trưng thời tiết nóng ẩm mưa nhiều.

Mùa khô tại các tỉnh miền Nam bắt đầu từ khoảng tháng 9 đến tháng 11 và mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau. Thời gian giao mùa này trên thực tế không cố định, có năm mùa mưa tới sớm cũng có năm mùa mưa sẽ tới muộn hơn.

Lượng mưa tại khu vực miền Nam tương đối cao, trung bình từ 1500 – 2000mm. Dù lượng mưa mỗi năm rất lớn nhưng khu vực Nam Bộ lại được ưu ái vì rất ít khi phải chịu ảnh hưởng của bão lụt cũng như hạn hán nhờ đó mà các tỉnh miền Nam rất phát triển nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.

Trên đây là các tỉnh miền Nam và đặc điểm từng tỉnh giúp bạn đọc hiểu hơn về các tỉnh miền Nam. Để theo dõi thêm nhiều thông tin mới mẻ, vui lòng truy cập Goland24h.com để biết thêm chi tiết.