Gợi ý các tác phẩm thần thoại việt nam [Đầy Đủ Nhất 2023]

Thần thoại Việt Nam thuộc một trong những thể loại văn học dân gian, thể hiện mong muốn, khao khát tìm hiểu vũ trụ hay chinh phục thế giới của con người. Nhờ đó, truyện thần thoại đã xây dựng tư duy phóng đại, khoáng đạt, được lưu giữ từ đời này sang đời khác và lưu truyền đến tận bây giờ. Trong bài viết này, AnyBooks sẽ cùng bạn tìm hiểu cụ thể hơn về thần thoại Việt Nam là gì và những câu chuyện thần thoại Việt Nam ý nghĩa. Tham khảo ngay nhé!

1. Truyện thần thoại Việt Nam là gì?

Truyện thần thoại Việt Nam là là truyện dân gian kể bằng văn xuôi có nội dung nói về các vị thần, anh hùng hay nhân vật sáng tạo văn hóa, thế giới tự nhiên. Từ đó thể hiện nhận thức và cách hình dung của nhân dân thời xưa về đời sống, thế giới và vũ trụ.

Những chi tiết, hình ảnh trong truyện có thể được xây dựng từ tưởng tượng của con người, hư ảo và không có thật, dùng để giải thích thế giới, coi tất cả mọi hiện tượng đều do sức mạnh thần linh chi phối, chế ngự. Đây còn là những quan niệm theo lối duy vật từ thời xa xưa khi bắt đầu có loài người trên Trái Đất giúp phản ánh quá trình sáng tạo văn học con người thời cổ đại.

Truyện thần thoại Việt Nam là gì?

2. 7 câu chuyện thần thoại Việt Nam ý nghĩa và hay nhất

Lạc Long Quân và Âu Cơ

Lạc Long Quân và Âu Cơ là một trong những câu chuyện thần thoại Việt Nam hay và ý nghĩa, lý giải nguồn gốc ra đời “con rồng cháu tiên” của người Việt từ thời xa xưa. Âu Cơ là chim lạc còn Lạc Long Quân là rồng thần, hai người cùng sinh sống bên nhau, đẻ ra được một cái bọc trăm trứng nở ra trăm con.

Tuy nhiên, Lạc Long Quân nhận ra người thích nước và Âu Cơ thích ở cạn, tính tình đôi bên khác nhau, không thể ở cùng với nhau một nơi lâu được nên đã ngỏ ý 50 xuống biển 50 lên non. Sau này nếu đôi bên có ai gặp nguy khó thì gọi nhau ứng cứu. Qua câu chuyện thần thoại này đã thể quan điểm những ai được sinh ra trong bọc trăm trứng gọi là con rồng cháu tiên, theo dân giân thì đó chính là ông bà tổ tiên của loài người chúng ta.

Lạc Long Quân và Âu Cơ

Thần trụ trời

Thần trụ trời là câu truyện thần thoại được lưu truyền trong nhân gian từ khá sớm, thuộc về lĩnh vực vũ trụ, các hiện tượng tự nhiên và lý giải hiện tượng tại sao lại có trời, đất hình thành. Truyện kể rằng từ thuở bấy giờ chưa có thế gian, chưa có loài vật và con người. Trời đất còn là một vùng tối tăm và lạnh lẽo, nhưng đã xuất hiện một vị thần to lớn dùng tay vừa đào vừa đắp đất đá thành một cái cột để chống vòm trời lên mãi phía mây xanh mù tịt.

Nhờ vậy, đất và trời được phân đôi, đất phẳng như cái mâm vuông, trời tròn như chiếc bát úp. Còn chỗ thần trời đào đất, đào đá mà đắp cột đã trở thành biển rộng. Sau khi trời đã cao, đất đã cứng, thần phá tan cột lấy đá ném đi, biến thành một hòn núi hay một hòn đảo. Nơi đất trời giao nhau ấy về sau dân gian gọi là chân trời.

Thần trụ trời

Thánh Gióng

Thánh Gióng là một trong những câu truyện thần thoại Việt Nam ý nghĩa, thể hiện tinh thần bất khuất, chống giặc và giữ nước của dân tộc ta. Truyện kể về Thánh Gióng là nhân vật trong truyền thuyết Việt Nam, chỉ mới lên 3 tuổi nhưng đã muốn đi đánh giặc. Gióng yêu cầu sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc.

Từ đấy cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng chẳng no. Sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến cũng là lúc giặc Ân vừa đến. Khi đó, Thánh Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ đánh tan quân xâm lược và một mình cưỡi ngựa lên đỉnh núi, cởi bỏ áo giáp rồi bay về trời. Nhà vua và người dân đã lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn Thánh Gióng. Ông được xem là biểu tượng anh hùng cho tinh thần chống giặc ngoại xâm cũng như đại diện cho sức mạnh của tuổi trẻ.

Thánh Gióng

Mười hai bà mụ

Mười hai bà mụ là câu truyện thần thoại Việt Nam được kể lại trong sách “Lược khảo về thần thoại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đổng Chi. Truyện kể về mười hai nữ thần khéo tay làm việc cho Ngọc Hoàng, trong lúc đó ông có ý định tạo ra ra loài người nhưng cũng có thuyết kế lại rằng những nữ thần này được Ngọc Hoàng giao nhiệm vụ tạo ra con người và loài vật nơi hạ giới.

Mười hai nữ thần giữ các công việc khác nhau như người nắn mắt, người nắn tứ chi, người dạy cười, nói,… Tuy nhiên, cũng có một số thuyết kể lại rằng mười hai bà mụ cùng nhau tạo nên con người mà không phân biệt bất kỳ công việc nào cụ thể. Những khuyết điểm trên cơ thể đều là do mười hai bà mụ tạo ra, thực chất không phải là lỗi của con người.

Mười hai bà mụ

Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng

Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là câu chuyện kể về hai chị em nhà Trời, được giao nhiệm vụ mỗi ngay đi xem xét nhân gian. Nếu gặp phải bọn khiêng kiệu già đi chậm thì cô Mặt Trời phải ngồi lâu nên ngày dài. Còn gặp bọn trẻ khiêng kiệu đi mau thì cô Mặt Trời được về sớm nên ngày ngắn lại.

Tuy nhiên, cô em Mặt Trăng tính tình nóng nảy mọi người dưới trần gian cũng phải chịu nên đã than thở đến tai nhà Trời. Vì thế, mẹ của nữ thần Mặt Trăng đã lấy tro trát vào mặt cô, từ đó tính tình cô cũng trở nên dịu dàng hơn. Mỗi khi cô ngoảnh mặt nhìn xuống là lúc đó trăng rằm, ngoảnh lưng lại là ba mươi, ngoảnh sang phải, sang trái là trăng thượng huyền hay hạ huyền. Hôm nào trăng quầng là lúc vết tro trát mặt hiện ra.

Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng

Sơn Tinh và Thuỷ Tinh

Truyện thần thoại Việt Nam Sơn Tinh và Thủy Tinh là mượn hình ảnh từ thần núi và thần biển để xây dựng nên câu chuyện. Cả hai người cùng nhau tranh giành Mỵ Nương, ẩn dụ cho hiện tượng giông bão, lũ lụt tự nhiên xảy ra hàng năm. Năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại trở về.

Qua câu truyện thần thoại này đã thể hiện mong muốn và ước vọng của người Việt cổ xưa từ ngàn năm trước là có thể chế ngự được thiên tai, bão giông phá hoại. Đồng thời, truyện còn ca ngợi công lao xây dựng và giữ nước của Vua Hùng.

Sơn Tinh và Thuỷ Tinh

Sự tích cây lúa

Sự tích cây lúa là truyện thần thoại Việt Nam giải thích về nguồn gốc ra đời của cây lúa và phong tục cúng nữ thần Lúa ở một số nơi sau khi thu hoạch lúa. Sự tích cây lúa kể về nữ thần lúa là con gái của Ngọc Hoàng được cha giao nhiệm vụ xuống trần gian để nuôi sống con người, vì sau một trận lũ quét toàn bộ sinh linh đều bị tiêu diệt

Khi giáng trần, nữ thần đã làm phép cho những hạt lúa tự nảy mầm, kết trái và khi ăn chỉ cần ngắt bông lúa cho vào nồi, không cần phải bỏ công gặt hái và phơi. Tuy nhiên, nữ thần lúa đã bị một cô gái phang chổi vào đầu khi đang dẫn lúa vào sân. Chính vì thế, nàng rất giận dữ nên không cho lúa tự biến thành gạo và mọi người phải làm hết tất cả công đoạn mới có cơm gạo để ăn.

Sự tích cây lúa

Xem thêm:

  • Những cuốn sách thiếu nhi hay nhất mọi thời đại nên đọc
  • Những cuốn sách tản văn hay về cuộc sống nên đọc một lần trong đời
  • 8 cuốn sách tiểu sử, hồi ký hay nhất mọi thời đại

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn biết thêm nhiều câu truyện thần thoại Việt Nam hay, bổ ích và ý nghĩa. Mong rằng những bài viết sau của AnyBooks nhận được sự ủng hộ từ bạn nhé!