I. Bọ trĩ (Thrips palmi)
1. Đặc điểm hình thái:
– Trưởng thành rất nhỏ, màu vàng nhạt, đuôi nhọn, cánh dài và mảnh, xung quanh cánh có nhiều lông tơ. Ấu trùng không cánh, hình dạng giống trưởng thành, màu xanh vàng nhạt.
2. Tập quán sinh sống và gây hại:
– Trưởng thành bò nhanh, linh hoạt, đẻ trứng trong mô lá non. Trưởng thành và sâu non thường sống tập trung mặt dưới lá.
– Bọ trĩ chích hút nhựa ở lá non, chồi non và nụ hoa làm lá vàng, lá non và cánh hoa biến dạng xoăn lại, cây sinh trưởng kém.
– Trên quả: vết chích có những chấm nhỏ nổi gờ,
– Vòng đời rất ngắn trung bình 12-15 ngày, bọ trĩ có khả năng kháng thuốc cao.
3. Biện pháp phòng trừ: Để phòng trừ bọ trĩ đạt hiệu quả cao nhất bà con nông dân cần lưu ý một số đặc điểm sau đây:
– Bọ trĩ phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ cao.
– Vòng đời bọ trĩ rất ngắn thường xuất hiện nhiều lứa liên tiếp gối nhau.
– Khả năng kháng thuốc của bọ trĩ rất nhanh nên phải thay đổi hoạt chất liên tục. Đặc biệt là việc tránh dùng tăng nồng độ thuốc quá nhiều và không đấu trộn nhiều loại hoạt chất ( 3-4 hoạt chất) cùng một lúc để phun. Vì vậy cần luân phiên thay đổi thuốc BVTV khi sử dụng.
– Khi mật độ bọ trĩ gây hại tăng cao thì nên tiến hành phun dập dịch ngay và liên tục (3-4 ngày /lần phun liên tục 3 lần) xịt vào sáng sớm hoặc chiều mát vì khi nắng bọ trĩ sẽ tìm nơi trú ngụ nên việc phòng trừ kém hiệu quả.
– Biện pháp kiểm soát ẩm độ vườn cây cũng rất quan trọng và góp phần giảm số lứa bọ trĩ gây hại hoặc phun xịt thuốc bằng vòi cao áp.
– Có thể sử dụng biện pháp xông thuốc đối với cây trồng trong nhà lưới, nhà màng.
– Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt, mật độ trồng cây hợp lý để hạn chế tác hại của bọ trĩ.
– Một số loại thuốc hoá học phòng trừ bọ trĩ có hoạt chất sau: Emamectin benzoate, Spinetoram, Imidacloprid + Pyridaben (Radiant 60SC Malvate 21EC; Trebon 10EC; Confidor 100SL; Admire 050EC; Regent 5SC…)
II. Nhện đỏ (Tetranychus spp.)
1. Đặc điểm hình thái:
– Nhện đỏ có kích thước cơ thể rất nhỏ, mình hình bầu dục, hơi nhọn lại ở đuôi, hai đốt cuối màu đỏ chói, trên mình và chân có nhiều lông cứng.
– Con trưởng thành đẻ trứng rời rạc ở mặt dưới của phiến lá, lúc mới đẻ có màu trắng hồng, sau đó chuyển hoàn toàn sang màu hồng.
– Nhện mới nở có màu xanh lợt
2. Tập quán sinh sống và gây hại
– Cả trưởng thành và ấu trùng đều sống tập trung ở mặt dưới phiến lá của những lá non đang chuyển dần sang giai đoạn bánh tẻ.
– Nhện gây hại bằng cách chích hút dịch của mô tế bào lá làm cho mặt trên của lá bị vàng loang lổ phồng rộp. Khi mật độ cao làm cho lá khô cháy.
– Hoa và trái cũng bị nhện gây hại. Nhện đỏ hút chất dinh dưỡng trong trái làm cho trái bị vàng, sạm và nứt khi trái lớn. Hoa có thể bị thui, rụng.
– Nhện đỏ thường phát sinh và gây hại nặng trong mùa khô nóng hoặc những thời gian bị hạn trong mùa mưa.
– Nhện đỏ lan truyền nhờ gió và nhờ những sợi tơ, mạng nhện mà chúng tạo ra.
3. Biện pháp phòng trừ: Để phòng trừ nhện đỏ đạt hiệu quả cao nhất bà con nông dân cần lưu ý một số đặc điểm sau đây:
– Vòng đời nhện đỏ trung bình từ 35-40 ngày tuỳ theo điều kiện thời tiết; xuất hiện nhiều lứa liên tiếp gối nhau.
– Khả năng kháng thuốc của nhện đỏ rất nhanh nên phải thay đổi hoạt chất liên tục. Đặc biệt là việc tránh dùng tăng nồng độ thuốc quá nhiều và không đấu trộn nhiều loại hoạt chất ( 3-4 hoạt chất) cùng một lúc để phun. Vì vậy cần luân phiên thay đổi thuốc BVTV khi sử dụng.
– Khi mật độ nhện đỏ gây hại tăng cao thì nên tiến hành phun dập dịch ngay và liên tục (3-4 ngày /lần phun liên tục 3 lần) xịt vào sáng sớm (6- 9 giờ sáng) hoặc chiều mát ( 15- 18 giờ chiều); xịt kỹ mặt trên và mặt dưới lá, dưới gốc cây.
– Có thể sử dụng biện pháp xông thuốc đối với cây trồng trong nhà lưới, nhà màng.
– Tưới nước giữ ẩm cho cây trong điều kiện mùa khô, khi mật độ nhện cao dùng phương pháp tưới phun với áp lực mạnh để rửa trôi nhện hạn chế mật độ nhện trên đồng ruộng.
– Vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy triệt để tàn dư cây trồng, mật độ trồng cây hợp lý.
– Biện pháp hóa học: sử dụng các loại thuốc hoá học có thành phần hoạt chất như: Emamectin benzoate, Spinetoram, Imidacloprid + Pyridaben, dầu khoáng Petroleum oil (Radiant 60SC Malvate 21EC; Trebon 10EC; Confidor 100SL; Admire 050EC; Regent 5SC…)
Trên đây là một số kinh nghiệm phòng trừ bọ trĩ, nhện đỏ gây hại trên cây trồng. Kính chúc bà con nông dân áp dụng thành công./.
(NHT) – PHÒNG KỸ THUẬT – CÔNG TY CỔ PHẦN SOP PHÚ MỸ
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!