Mẹo hay Top các loại thuốc hạ sốt cho trẻ [Đầy Đủ Nhất 2023]

Khi trẻ bị sốt từ 38,5 độ C trở lên là lúc dùng thuốc giảm đau hạ sốt cho bé. Tuy nhiên sử dụng thuốc cho trẻ bố mẹ cần chú ý chọn đúng loại, đủ liều lượng để hạ sốt an toàn và hiệu quả nhất. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1/ Tìm hiểu về thuốc giảm đau hạ sốt

Những loại thuốc hạ sốt phổ biến hiện nay đó là:

Paracetamol (tên gọi khác là Acetaminophen) được biết đến là thuốc giảm đau hạ sốt an toàn và hiệu quả dành cho trẻ em và người lớn. Khi cho bé uống phụ huynh nên lưu ý khoảng cách giữa 2 liều dùng từ 4 đến 6 giờ. Với trẻ bị suy thận, mỗi lần dùng thuốc phải cách nhau tối thiểu 8 giờ.

Ibuprofen: Khả năng hạ sốt mạnh và hiệu quả kéo dài hơn Paracetamol tuy nhiên không nên tùy ý sử dụng cho trẻ tại nhà nếu chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Nguyên nhân là do loại này có rất nhiều tác dụng phụ cho trẻ. Các trường hợp không được dùng Ibuprofen để hạ sốt:

  • Người bệnh bị loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa.
  • Người bị sốt xuất huyết.
  • Người bệnh có tiền sử dị ứng với Ibuprofen, với Aspirin và hay các loại thuốc giảm đau kháng viêm không steroid khác.
  • Người bị bệnh hen suyễn hay viêm phế quản co thắt, rối loạn chảy máu, bệnh tim mạch, suy gan hoặc suy thận.

Không dùng Ibuprofen cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.

2/ Cách sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt

So với Paracetamol, Ibuprofen thường ít được chỉ định dùng cho trẻ em để hạ sốt vì nhiều tác dụng phụ, có nhiều ca sốt xuất huyết không nên dùng.

Thuốc hạ sốt giảm đau trên thị trường được bào chế ở nhiều hình thức khác nhau, mục đích là để trẻ dễ uống hơn hoặc trong các trường hợp không trực tiếp uống được. Cụ thể như sau:

Dạng gói bột

Loại này thường có các mùi trái cây thơm ngon như cam, chanh, dâu… đồng thời có thêm vị ngọt cho bé dễ uống. Trẻ nhỏ có tâm lý sợ thuốc đắng nên khi dùng gói bột pha cho bé, trẻ sẽ dễ dàng uống hơn.

Cách sử dụng khá đơn giản: Cần pha gói thuốc chung với nước sôi để nguội rồi cho bé uống. Thuốc hòa tan được hấp thu nhanh chóng từ dạ dày vào ruột, sau đó đi vào máu chỉ sau 15-30 phút. Các dạng gói phổ biến có hàm lượng lần lượt là Hapacol 80mg, Hapacol 150mg và Hapacol 250mg. Dựa theo số đo cân nặng mà bố mẹ chọn loại phù hợp nhất cho bé.

Dạng siro

Tiện lợi hơn dạng gói bột, thuốc giảm đau hạ sốt dành cho bé dạng siro có vị ngọt dễ uống, có thể dùng ngay mà không cần pha thêm nước. Các hàm lượng thông dụng nhất của Paracetamol dạng siro đó là 80mg/5ml, 150mg/5ml hoặc 250mg/5ml. Ưu điểm của thuốc hạ sốt dạng siro đó là có nhiều hương vị mùi vị hấp dẫn giúp trẻ dễ uống và hiệu quả điều trị cũng tương tự như dạng gói bột.

Dạng viên đạn

Hay còn gọi là thuốc hạ sốt giảm đau đút hậu môn thường được sử dụng trong trường hợp bé bị sốt và nôn nhiều, trẻ sốt cao co giật hay bé quá mệt không tự uống thuốc được. 3 hàm lượng thông thường của dạng này là là 80mg, 150mg và 300mg, sử dụng như sau:

Loại 80mg phù hợp dùng cho trẻ từ 4-6kg.

Thuốc hạ sốt đặt hậu môn 150mg thường dùng cho trẻ có cân nặng từ 7-12kg.

Còn loại thuốc hạ sốt đặt hậu môn 300mg được dùng cho trẻ từ 13-24kg. Bố mẹ nên lưu ý loại thuốc này sẽ có tác dụng chậm hơn so với thuốc uống (như gói bột hoặc sirô) chừng 15 – 20 phút. Tuy nhiên bố mẹ nên mua song song cả 2 loại dạng uống và dạng đặt, nhất là ở nhà có trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 6 tuổi đề phòng trong trường hợp sốt cao co giật thì có cách xử trí kịp thời.

3/ Hạ sốt đúng cách cho bé

Khi bé bị sốt từ 38,5 độ C trở lên thì bố mẹ nên cho uống thuốc hạ sốt. Liều dùng từ 10-15mg/kg/lần đối với thuốc Paracetamol, không sử dụng quá 60mg/kg/ngày. Với trẻ sơ sinh bị sốt, khoảng cách giữa 2 lần dùng thuốc là từ 6-8 tiếng. Với trẻ lớn hơn (trên 6 tháng) thì thời gian dùng liều tiếp theo cách nhau 4-6 tiếng.

Với trẻ dưới 3 tháng tuổi không nên tự ý dùng thuốc hạ sốt mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Không sử dụng nhiều loại hạ sốt cùng lúc, chẳng hạn như kết hợp Paracetamol và Ibuprofen với nhau vì dễ làm tăng độc tính của thuốc.

Tham khảo thêm tại:

Hướng dẫn bố mẹ cách sơ cứu tại nhà khi trẻ em bị sốt cao co giật

Nếu bạn sử dụng thuốc giảm đau đặt hậu môn cùng với thuốc dạng siro hoặc dạng gói bột đi chăng nữa thì cũng cần canh đúng khoảng cách giữa 2 lần dùng. Nếu muốn kết hợp thì cũng cần đợi tối thiểu 4 giờ sau đó rồi mới cho bé thêm liều hạ sốt thứ 2.

Trên đây là những thông tin bố mẹ cần biết khi muốn dùng thuốc giảm đau hạ sốt cho trẻ. Hy vọng qua bài viết này phụ huynh đã hiểu rõ hơn về các loại thuốc hạ sốt cũng như cách sử dụng để có thể điều trị an toàn cho trẻ.

Nguồn: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/phan-loai-va-cach-su-dung-thuoc-ha-sot-tre-em/

  • Bình luận bằng Facebook
  • Bình luận