Các loại thức ăn chăn nuôi Thuận Nhật

Các loại thức ăn chăn nuôi hiện nay đa dạng về thành phần, từ thức ăn tự nhiên đến thức ăn nhân tạo. Được chia thành 3 nhóm chính: Thức ăn tự nhiên, thức ăn tự chế, thức ăn công nghiệp. Cùng Thuận Nhật tìm hiểu về các loại thức ăn chăn nuôi

Thức ăn tự nhiên

Thức ăn tự nhiên là thức ăn được nhiều hộ chăn nuôi sử dụng. Vì vừa gần gũi con người, vừa có trong tự nhiên, tiết kiệm được chi phí sản xuất. Ta sẽ chia tạm thời thức ăn tự nhiên thành 3 nhóm:

Các loại thức ăn chăn nuôi

1. Thức ăn từ thực vật:

Các loại thức ăn chăn nuôi từ thực vật luôn có sẵn trong tự nhiên, dễ dàng tìm kiếm ở xung quanh đời sống. Loại này thường có sẵn trong tự nhiên hoặc do bà con trồng để phục vụ cho chăn nuôi.

  • Thức ăn xanh: Thức ăn này thường từ rau, cỏ các loại tự nhiên: cỏ voi, cỏ mỹ, bèo, rau muống,…
  • Thức ăn thô khô: Loại thức ăn khô này thường được dư thừa trong nông nghiệp như bã dừa, rơm phơi khô, các thân ngô,… Hoặc là những loại cỏ cắt nhỏ và phơi khô.
  • Thức ăn ủ xanh, ủ chua: Thường là các loại rau cỏ được ủ xanh hoặc ủ chua với men vi sinh, tầm 2-3 ngày rồi cho ăn.

2. Thức ăn từ động vật:

Đây là hình thức được các hộ nông dân nuôi trồng xen kẽ, được dùng ở chăn nuôi hải sản là phổ biến. Thu mua các loại tôm, tép, cá tạp,… có mức giá trị kinh tế thấp để làm thức ăn cho các loài vật nuôi có giá trị kinh tế cao hơn: Cá, vịt,…

3. Thức ăn vi sinh vật

Thức ăn vi sinh vật thường tự sinh sản ở môi trường trong nước, dành cho thủy sản. Chúng tự sinh sản trong môi trường dinh dưỡng dưới nước, ở dưới lớp mùn đất. Có kích thước vô cùng nhỏ.

Thức ăn tự chế

Thức ăn tự chế thực chất là hình thức phối trộn các loại thức ăn chăn nuôi thô xanh với nhau, hầu như chưa hộ gia đình nào có công thức chuẩn đầy đủ dinh dưỡng.

Loại thức ăn này vẫn được sử dụng phổ biến đối với hộ chăn nuôi vừa và nhỏ. Giúp giảm chi phí chăn nuôi đáng kể. Một số loại nguyên liệu thường được dùng chế biến.

thức ăn tự chế

1. Nhóm thức ăn giàu năng lượng

  • Thức ăn giàu tinh bột: gạo, thóc, ngô, tấm, cám gạo,… các loại củ như: sắn, khoai lang, giong giềng, củ từ,…
  • Thức ăn giàu đạm có nguồn gốc động vật như: cá, tôm, bột cá, bột tôm, giun,… Từ thực vật như: đậu tương, vừng, lạc, khô dầu,…
  • Thức ăn giàu khoáng: các vỏ cua, vỏ ốc, vỏ tôm, bột xương các loại,…
  • Thức ăn giàu vitamin: các loại rau của nhiều vitamin A,E,C,B,…

2. Nhóm giàu khoáng chất

Để phối trộn thức ăn sử dụng các loại thức ăn chăn nuôi thô xanh thôi vẫn chưa đủ. Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng các loại vitamin công nghiệp và các premix vitamin,…

Premix vitamin giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng vitamin và khoáng chất cho vật nuôi trong giai đoạn phát triển. Giúp phòng và chữa bệnh thiếu dưỡng chất. Tăng trọng và nâng cao đề kháng với các loại bệnh tật. giúp vật nuôi đạt đủ tỉ lệ nạc khi xuất chuồng.

Trong premix gồm nhiều loại vitamin như: A, D3, E, K3, B1, B2, B3, B6, B12,…

Công thức phối trộn các loại thức ăn trong chăn nuôi

Thức ăn công nghiệp

1. Thức ăn công nghiệp

Loại thức ăn này là thức ăn phối trộn đã được những nhà chuyên gia dinh dưỡng nghiên cứu kỹ lương và đưa ra công thức hoàn chỉnh. Sản xuất trên những dây chuyền sản xuất hàng đầu. Với đầy đủ các dưỡng chất cần thiết bên trong như: chất đạm, chất béo, chat xơ, vitamin, khoáng chất,…

Thức ăn công nghiệp đảm bảo an toàn hợp vệ sinh, giúp cải thiện được khả năng tiêu hóa, bảo vệ đường ruột và tăng cường hệ miễn dịch, năng cao được hiệu suất. Thức ăn công nghiệp giúp cải thiện được các công đoạn chế biến, gọn lẹ. Giảm bớt được nhân công và thời gian làm thức ăn.

Trong các loại thức ăn chăn nuôi thì hiện nay giá thành thức ăn công nghiệp cao hơn việc tự chế. Khiến nhiều hộ gia đình đắn đo. Nên việc chọn được đại lý hay cơ sở bán thức ăn rẻ và uy tín thì các gia đình phải tìm hiểu kỹ lưỡng.

2. Các thương hiệu thức ăn công nghiệp uy tín trên thị trường

  • Green Feed
  • De Heus
  • Japfa
  • Thức ăn thương hiệu Anova Feed.
  • Thức ăn thương hiệu Cargill.
  • Thức ăn thương hiệu Con Cò
  • Thức ăn vật nuôi V…

Các loại thức ăn chăn nuôi đa dạng và phong phú, đều có chức năng và giá trị dinh dưỡng riêng. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp ích cho bà con nhà nông trong chăn nuôi.