Truyền thuyết về loài rồng qua công năng người tu luyện – MUC Women

Truyền thuyết về loài rồng có ở các nước phương Tây và phương Đông. Trong dân gian, tôn giáo, điêu khắc… đều miêu tả. Vậy rồng có thật sự tồn tại?

  • Radio #16: Lăng mộ Tần Thủy Hoàng – Tiết lộ bí ẩn về đội quân đất nung qua công năng người tu luyện
  • Radio #14: Địa ngục có tồn tại hay không?

Truyền thuyết về loài rồng

Rồng được biết đến là loại Thần thú trong các câu chuyện thần thoại và truyền thuyết cổ đại của Trung Quốc và vùng Đông Nam Á. Bởi vì, rồng tượng trưng cho điềm lành. Là con vật kết hợp tất cả các đặc tính của các loài vật khác. Văn hóa về rồng là một nét tiêu biểu nhất trong văn hóa truyền thống các nước Đông Nam Á và Trung Quốc. Đồng thời, nó cũng là bộ phận cấu thành trong văn hóa thần truyền trên vùng đất Thần Châu.

Loài rồng có thật sự tồn tại hay chỉ là truyền thuyết? Không ai đưa ra câu trả lời chính xác, khoa học chưa đưa ra lời khẳng định. Vì sao? Bởi vì họ chưa tận mắt chứng kiến cũng như không liễu giải được rồng tồn tại như thế nào, sống ở đâu, sao không hiện ra cho người nhìn thấy?… Dù bằng chứng đến từ những câu chuyện chân thật trong dân gian, trong miêu tả tôn giáo, trong tác phẩm điêu, thậm chí có cả xương cốt của rồng… Nó đơn giản chỉ là những câu chuyện truyền thuyết về loài rồng.

Nhưng dưới con mắt người tu luyện có thành tựu thì mọi thứ hoàn toàn vén mở. Những miêu tả cụ thể về loài Thần thú qua lời kể của người tu luyện, đã vén lên bức màn bí ẩn. Người tin thì lấy làm hứng thứ, người không tin thì coi như câu chuyện đọc vui.

Những miêu tả cụ thể về loài rồng

Thế giới long tộc chia thành 3 cảnh giới sinh mệnh cao thấp khác nhau: Phàm long, Thiên long và Thần long.

Phàm long là rồng thuộc cảnh giới tầng con người. Phàm long là vương của các loài sinh vật sống dưới nước. Nó sinh sống chủ yếu tại các sông, hồ, biển thuộc vùng đất người da vàng.

Thiên long là rồng tại các tầng trời trong các không gian khác nhau thuộc tam giới. Nhiệm vụ của Thiên long là hộ pháp và làm mưa.

Còn Thần long ở cảnh giới cao hơn bên ngoài tam giới. Nó sinh sống trong các thế giới thiên quốc của người da vàng. Thần long là cảnh giới tối cao trong long tộc.

Rồng có 7 loại màu sắc: đen, trắng, đỏ, vàng, xanh lục, xanh lam, tím. Màu mắt giống với màu cơ thể, chỉ khác là màu mắt đậm hơn màu cơ thể một chút. Thân thể của rồng có thể tùy ý biến lớn, thu nhỏ.

Trong Long tộc, hải long đực có khác về ngoại hình và độ dài cơ thể. Con đực trưởng thành có chiều dài từ 70-80 m, trên đầu có ba chùm râu dài; mỗi bên mũi, dưới cằm đều có râu. Trên lưng là vây rất to và sắc nhọn nhô ra nhưng vây ở đuôi lại dài và mềm mại. Dưới chân có vuốt rất sắc nhọn. Thân trước và sau, kết hợp ánh mắt rực sáng tỏa ra năng lượng cực mạnh, oai phong lấm liệt.

Hải long cái có thân hình nhỏ hơn, dài từ 40-50 m. Chùm râu ở hai bên mũi ngắn hơn. Vây lưng nhô ra tạo thành vòng tròn, vây đuôi ngắn, móng vuốt nhỏ, ánh mắt ấm áp và dịu dàng hơn.

Một nhánh khác của long tộc là giao long

Giao long là một nhánh khác của long tộc. Nó cai quản các vùng nước ngọt như sông, hồ, đầm. Giao long cũng là một loại rồng được Thần tạo ra ở vùng nước ngọt.

Nó có ngoại hình gần giống hải long nhưng khác ở chỗ trên đầu giao long chỉ có một cái sừng dài và vẩy ngắn hơn. Giao long có 3 loại màu sắc là trắng, xám và xanh lục nhưng màu nhạt hơn. Chiều dài của thân cũng ngắn hơn hải long. Con đực dài 40-50m, con cái dài 30-40m.

Hải long và giao long tuy sống ở các vùng nước khác nhau, nhưng đều có đầy đủ pháp lực thần thông của long tộc, đều có thể tự do đi lại giữa sông, hồ và biển.

Phương thức sinh sản của long tộc

Mỗi loại rồng ở các tầng thứ khác nhau có phương thức sinh sống khác nhau.

Loại Phàm long sinh sản bằng cách đẻ trứng. Mất 13 tháng để tạo ra trứng, mỗi lần đẻ từ 3 – 5 quả, đẻ xong ấp trứng trong 3 tháng. Tuổi thọ trung bình của Phàm long khoảng 1000 năm.

Thiên long sinh sản bằng cách vừa đẻ trứng vừa sinh con. Cứ khoảng 300 năm Thiên long cái mới sinh sản một lần. Rồng con khi sinh ra có chiều dài khoảng 150 cm rộng 80cm, được bao bọc bởi một lớp màng mỏng tựa như hình trứng. Thiên long thường có tuổi thọ từ 1500 đến 3000 năm, tầng thứ càng cao thì tuổi thọ càng dài.

Thần long là loại rồng cao nhất, sống trong các thế giới thiên quốc. Nên ngoài phương thức sinh đẻ, còn có thể dùng pháp lực thần thông trực tiếp tạo ra rồng con. Quá trình này vô cùng đặc biệt. Thần long bố và mẹ nhả ra một chùm năng lượng từ miệng rồi kết hợp lại với nhau, tạo thành một quả cầu năng lượng có đường kính khoảng 150cm.

Thần long bố và mẹ tiếp tục cung cấp năng lượng vào quả cầu, dần dần ở chính giữa quả cầu xuất hiện một ấu long. Khi đủ năng lượng, rồng con sẽ phá lớp màng chui ra ngoài, trở thành một chú rồng sơ sinh. Chú rồng con rất hoạt bát, đáng yêu. Điều thú vị là, ai trong hai bố mẹ nhả năng lượng mạnh hơn thì tiểu long sẽ giống người đó hơn. Việc sinh con của long tộc phải thuận thiên ý.

Vai trò của loài rồng

Rồng thực hiện ba nhiệm vụ chủ yếu:

Một là, duy trì trật tự ở sông, hồ, biển, trong vùng đất của người da vàng; diệt trừ những loài thủy quái gây họa loạn và các sinh mệnh xấu trên, dưới mặt đất.

Hai là, phụ trách việc tạo mây làm mưa. Khi trời mưa, trong các đám mây sẽ có Thần mưa phối hợp với rồng làm mưa. Hải long làm mưa trên mặt đất; còn Giao long phụ trách làm mưa ở những khu vực gần các sông, hồ, đầm.

Ba là, hộ pháp, bảo vệ cho những người tu đạo trong tam giới, trấn thủ các hoàng lăng.

Hàng năm, vào ngày xuân là thời điểm rồng bay lên trời, Long Vương và Giao Vương ở tầng thứ sẽ bay đến thiên giới ở các tầng trời khác nhau trong tam giới để báo cáo những sự việc đã diễn ra trong khu vực của mình. Sau đó, nhận công việc và nhiệm vụ mới do thiên thượng giao phó. Còn ngày đông chí, là ngày long tộc sẽ đến các vùng nước sâu để chuẩn bị sinh sản. Quá trình này lặp đi lặp lại qua năm này sang năm khác.

truyền thuyết về long tộc - Vai trò của loài rồng
Rồng cai quản tại vùng của mình, làm mưa và hộ pháp (ảnh vẽ minh hoạ: Internet).

Văn hóa long tộc trong các triều đại lịch sử Trung Quốc

Văn hóa long tộc được truyền thừa qua các thế hệ triều đại trong lịch sử văn minh Trung Hoa. Văn hóa của các thiên quốc tạo nên sự khác biệt rất lớn về năng lực và ngoại hình của rồng. Hình tượng của rồng còn thể hiện sự thịnh suy của một triều đại, một quốc gia. Ví dụ:

Rồng thời Hán có 4 chân nhỏ, có lúc 4 chân thu sát trong trạng thái thu mình, giống như một con rắn lớn. Đặc điểm của rồng thời Hán là đại đạo vô vi.

Rồng thời Đường có bốn chân dài mạnh mẽ, miệng nhỏ, ngoại hình đẹp, uy vũ. Đặc điểm của rồng thời Đường là “hùng bá thiên hạ”. Nhìn hình ảnh rồng thời này, người ta thấy rõ sự huy hoàng, phồn thịnh của triều đại Đại Đường.

Rồng thời Tống không oai phong như các triều đại trước. Vì triều Tống kinh tế phát triển nhưng lại bị ngoại tộc đe đọa xâm chiếm. Đặc điểm rồng thời Tống là “kháng long hối thiên”. Các hoàng đế triều Tống đã làm rất nhiều việc trái với thiên ý, dẫn tới đại họa mất nước, dân chúng lầm than.

Rồng triều Minh có đặc điểm là “nội liễm tứ phương”. Khi hoàng đế triều Minh lên ngôi đã cưỡng chế của cải của phú hào địa phương chia cho con cháu hoàng tộc. Thi hành nhiều chính sách cưỡng đoạt, nô dịch làm cho bách tính thống khổ, oán than, nạn binh đao nổi lên khắp nơi.

Rồng triều Thanh có đặc điểm là “cự chỉ tứ phương”. Thời vua Khang Hy và Càn Long là thời kỳ thịnh vượng nhất, lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn, giặc ngoại bang không dám xâm phạm.

Truyền thuyết về loài rồng: Những điều con người không biết

Truyền thuyết về loài rồng: Những miêu tả chân thật qua công năng người tu luyện
Hình tượng của rồng còn thể hiện sự thịnh suy của một triều đại, một quốc gia (ảnh Internet).

Văn hóa 5000 năm của Trung Quốc là văn hóa Thần truyền, là cái nôi của nền văn mình nhân loại. Duy chỉ có Trung Quốc mới gọi hoàng đế, gọi là thiên tử (con trời). Vì sao? Quyền lực của vua là do trời ban, đứa con biết thuận theo thiên ý cai trị thiên hạ nên gọi là thiên tử. Trong lịch sử Trung Quốc, những bậc quân vương dựng quốc, những bậc đế vương hùng tài đều được trời tuyển chọn. Đồng thời, họ cũng được trời phái tiên nhân và long tộc bảo hộ. Khi các bậc quân vương này mất, các lăng mộ đều có tiên nhân và long tộc hộ pháp trông coi.

Một trong những bí mật của lăng mộ Tần Thủy Hoàng là đặt tại núi Ly Sơn. Vì trung tâm núi Ly Sơn có một cột sáng màu tím thông thẳng đến thiên đình. Toàn bộ Ly Sơn được bao phủ bởi ánh sáng màu tím. Đây là vùng đất long mạch địa linh nhân kiệt. Hoàng lăng tọa lạc ở vị trí long huyệt của núi Ly Sơn.

Ngày nay, tại các đại dương, các sông, hồ, đầm của vùng đất Trung Hoa cũng đều có giao vương thủ hộ.

Trong bài viết “Truyền thuyết về loài rồng: Những miêu tả chân thật qua công năng người tu luyện”, chỉ đề cập một số sự thực về loài rồng. Còn nhiều chi tiết mà người tu luyện chưa được tiết lộ vì tính đặc thù trong giai đoạn lịch sử này chưa cho phép.

Nguồn: Chánh Kiến

Có thể bạn quan tâm:

  • Radio #15: Sự thật thú vị trong truyện “Hoàng Tử Ếch” và lời nguyền
  • Radio #14: Địa ngục có tồn tại hay không?
  • Radio cuối tuần #07: Câu chuyện thần tiên “Phía sau tượng của Thần Phật có Thần tồn tại”
  • Radio cuối tuần #02: Câu chuyện luân hồi về hôn nhân “vợ chồng là mối nhân duyên tiền kiếp”
  • Radio cuối tuần #01: Cậu bé người Nhật và câu chuyện luân hồi