Các loại kìm nhổ răng mà bạn cần biết

Kìm nhổ răng là một dụng cụ chuyên dụng để nhổ răng được sử dụng bởi các nha sĩ. Phương pháp nhổ kìm bằng răng được thực hiện bằng cách đưa mỏ kìm vào răng, tách chân răng và lấy răng ra khỏi ổ xương. Vậy có các loại kìm nhổ răng nào? Ngày sau đây, Nha Khoa Quốc Tế Á Châu sẽ bật mí cho các bạn nhé!

>> Xem thêm: Cùng giải đáp thắc mắc câu hỏi: “Có nên niềng răng?”

Cấu tạo kìm nhổ răng

Một chiếc kìm nhổ răng được cấu tạo bởi 3 phần:

Cán kìm: là phần bàn tay cầm vào, có rãnh và kích thước phù hợp với lòng bàn tay để khi cầm không bị trượt. Cán kìm có 2 loại là cán nằm ngang và cán nằm dọc.

Cổ kìm: Là phần nối giữa cán kìm và mỏ kìm. Cổ kìm được thiết kế để không bị kẹp vào môi khi hoạt động và giúp phần cán kìm cũng như mỏ kìm kẹp và nhả tự do.

Mỏ kìm: Là bộ phận thực hiện chức năng của kìm là bắt chặt vào vùng cổ răng để lấy răng ra khỏi xương ổ. Mỏ kìm gồm 2 loại là mỏ đối xứng và mỏ không đối xứng.

Tùy vào cấu tạo và vị trí của răng thì kìm nhổ răng cũng có nhiều loại khác nhau với các chức năng riêng:

Kìm nhổ hàm trên: cổ thẳng hoặc hình lưỡi lê.

Kìm nhổ hàm dưới: cổ vuông càng cua hay mỏ chim.

– Đối với kìm nhổ răng hàm: kìm bên phải không thể nhổ răng trái và ngược lại.

Kìm nhổ chân răng mỏ nhỏ, 2 mỏ khít lại với nhau khi bóp kìm

Tác dụng của kìm nhổ răng là truyền lực được kiểm soát tới răng, để lung lay răng, làm rộng xương ổ rồi cuối cùng rút răng ra khỏi ổ răng. Một bộ kìm nhổ răng luôn đi kèm với một bộ bộ bẩy, cây tách bóc lợi và dây chằng cổ răng tạo thành một bộ dụng cụ nhổ răng.

Các loại kìm nhổ răng

Kìm nhổ răng là dụng cụ vô cùng phong phú về chủng loại. Nhưng nhìn chung, chúng được xếp vào 2 nhóm chính:

Kìm nhổ răng vĩnh viễn (dành cho người lớn):

Kìm nhổ cho răng cửa hàm trên: có cấu tạo gồm cán, cổ mỏ thẳng và mỏ không mấu được sử dụng để nhổ răng số 1,2,3 trên cung hàm.

Kìm nhổ cho răng cửa hàm dưới: có hình dáng như mỏ chim, mỏ thon nhỏ, khi bóp vào nhau, hai mỏ không sát khít, chức năng chính của kìm này là để nhổ răng 1, 2, 3, cũng có thể nhổ được răng số 4 và răng số 5.

Kìm nhổ R4, R5 hàm trên: có cấu tạo cổ thẳng, cặn lượn hình chữ S, mỏ không có mấu. Chức năng của kìm là nhổ răng số 4 và số 5 hàm trên.

Kìm nhổ R6, R7 hàm trên: có hai cây gồm cây bên phải và cây bên trái có hình chữ S. Hai mỏ của kìm to, khỏe, mỏ ngoài có mấu để kẹp giữa hai chân ngoài, khi dùng, bác sĩ sẽ cầm ngửa cán kìm trong lòng bàn tay. Kìm này dùng để nhổ răng số 6 và răng số 7 tại hàm trên.

Kìm nhổ R6, R7 hàm dưới: Đúng như tên gọi, kìm này dùng để nhổ răng số 7 và số 6 hàm dưới. Cấu tạo của kìm vì thế cũng đặc biệt, có hình mỏ chim và càng cua, hai mỏ to, đều có mấu dùng cho cả bên phải và bên trái.

Kìm nhổ chân răng hàm trên: có hình lưỡi lê, nhiều cỡ. Nếu chân gãy càng sâu thì mỏ kìm càng cần thon và nhọn. Kìm có chức năng nhổ chân răng hàm trên.

Kìm nhổ chân răng hàm dưới dùng để nhổ chân răng hàm bên dưới, có cấu tạo giống kìm nhổ răng cửa nhưng mỏ thon nhọn hơn, có nhiều cỡ và mỏ được bóp khít vào nhau.

Kìm số 151 có thể nhổ được tất cả các răng thuộc hàm dưới, vì thế nó còn được gọi là kìm đa năng có hình càng cua, hai mỏ không mấu, thon nhưng khỏe.

Kìm nhổ răng sữa (dành cho trẻ em)

Kìm nhổ răng sữa có hình dáng giống kìm nhổ răng người lớn nhưng kích thước nhỏ hơn.

Mỗi hàm chỉ cần 2 cây : răng cửa và răng côi. Kìm nhổ R người lớn có thể dùng nhổ răng sữa nhưng chú ý mỏ kìm phải thích hợp với răng cần nhổ.

Một số công cụ đi kèm

Bộ bẩy (bộ nạy)

Bẩy có tác dụng làm đứt dây chằng, làm giãn rộng xương ổ răng và huyệt ổ răng, kết quả làm cho răng và chân răng lung lay tạo điều kiện cho kìm lấy răng và chân răng khỏi huyệt ổ răng.

Bộ bẩy bao gồm:

Bẩy chân răng và răng hàm trên: bẩy thẳng lòng máng, có nhiều cỡ tùy độ vòng của chân răng.

Bẩy chân và răng hàm dưới : cấu tạo từng cặp lưỡi bẩy lòng máng, cổ vuông. Sở dĩ có hai chiếc là để bẩy phía ngoài gần và phía ngoài xa của răng. Thông thường loại bẩy này có 3 cỡ: lớn, vừa và tí hon.

Cây tách bóc lợi và dây chằng cổ răng

Cây tách bóc lợi và dây chằng có cấu tạo khá giống cây bẩy nhưng yếu hơn hoặc lưỡi dẹt không có lòng máng.

Có 2 loại cây tách bóc lợi là: – Cây tách bóc lợi hàm trên (thẳng)

– Cây tách bóc lợi hàm dưới (cong)

>> Xem thêm: Mách bạn cách điều trị răng thưa hiệu quả.

Trên đây là bài viết Các loại kìm nhổ răng được tổng hợp bởi Nha Khoa Quốc Tế Á Châu. Chúng tôi là đơn vị phòng khám đa khoa tư nhân hàng đầu. Với phương châm lấy chất lượng điều trị làm kim chỉ nam để phát triển, chúng tôi luôn đem đến cho khách hàng của mình dịch vụ nha khoa với chất lượng tốt và giá cả hợp lý nhất.

Mọi chi tiết vui lòng tham khảo website của chúng tôi tại đây.