[Tổng hợp] Các loại keo dán được ưa chuộng nhất hiện nay

Ngày nay, keo dán là vật liệu không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực sản xuất cũng như cuộc sống hằng ngày. Vậy keo dán gồm những loại nào? Phân loại chúng ra sao? Hãy cùng SIC khám phá các loại keo dán phổ biến nhất hiện nay nhé.

XEM THÊM:

  • Keo dán giấy dán tường là gì? Cách pha keo dán giấy dán tường
  • Top 3+ cách làm keo sữa đơn giản, hiệu quả tại nhà
  • Keo dán nhựa là gì? Keo dán nhựa gồm những loại nào?

Các cách phân loại keo dán

Các loại keo dán
các loại keo dán

Để phân loại các loại keo dán trên thị trường các bạn có thể dựa theo 2 cách phân loại chính sau đây:

Theo nguồn gốc

Các loại keo dán được phân loại theo nguồn gốc gồm 2 dòng keo cơ bản sau:

  • Các loại keo dán tổng hợp: chúng là những loại keo được sản xuất từ các thành phần tự nhiên như nhựa nhiệt đóng rắn, nhũ tương, nhựa nhiệt dẻo,… kết hợp với các chất phụ gia khác. Keo dán tổng hợp bao gồm các loại keo chủ yếu sau: keo Epoxy, keo Acrylic polymer, keo Polyurethane,…
  • Các loại keo tự nhiên: loại keo này còn được gọi là keo dán sinh học. Chúng được sản xuất từ các nguyên liệu hữu cơ có sẵn trong tự nhiên (nhựa tự nhiên, tinh bột thực vật). Đây là một trong những dòng keo được sản xuất và sử dụng phổ biến nhất từ trước đến nay.

THAM KHẢO NGAY:

Địa chỉ cung cấp vật tư ngành in flexo chính hãng, uy tín nhất hiện nay

Theo phản ứng keo

Với cách phân loại keo theo phản ứng các bạn có thể phân loại keo theo 2 loại chính là keo phản ứng và keo không phản ứng.

Các loại keo phản ứng:

  • Keo dán nhiều thành phần: keo được làm từ nhiều hỗn hợp riêng kết hợp với nhau cùng tỷ lệ nhất định thông qua các phản ứng hóa học. Điều này giúp cho keo có thể tăng thêm hiệu quả bám dính.
  • Keo dán đơn thành phần: loại keo này được làm từ một thành phần duy nhất. Dưới tác động của độ ẩm và nhiệt độ thì keo sẽ bị đông cứng.
  • Keo dán đông lạnh: keo được đông lạnh ở nhiệt độ âm 80 độ C và được duy trì ở nhiệt độ 40 độ C. Loại keo này chủ yếu được sử dụng trong ngành hàng không vũ trụ, hoặc an ninh quốc phòng.
  • Keo dán kỵ khí: keo chủ yếu dùng trong không gian kín, nơi không xuất hiện oxy. Keo có thể lập tức đông cứng lại ngay khi tiếp xúc với các ion kim loại.

Các loại keo dán không phản ứng:

  • Keo sấy khô (hay còn gọi là keo nhũ tương): loại keo này có thể đóng rắn khi được sấy ở nhiệt độ khô. Keo dán sấy khô gồm 2 loại phổ biến là keo dung môi và keo dán phân tán polymer.
  • Keo nhiệt: đây là loại keo tồn tại ở trạng thái rắn khi ở nhiệt độ bình thường và nóng chảy ở mức nhiệt độ dao động từ 65 – 180 độ C. Keo được dùng nhiều nhất trong các ngành sản xuất đồ nhôm kính, đồ thủ công mỹ nghệ,…
  • Keo dán tiếp xúc: dòng keo này có khả năng chịu được áp lực cao, độ bền rất tốt. Keo tiếp xúc thường được ứng dụng trong các ngành sản xuất đồ gỗ, giày dép,…

Các loại keo dán phổ biến

Các loại keo dán tổng hộp
các loại keo dán tổng hộp

Dưới đây là các loại keo dán thông dụng mà các bạn có thể tham khảo:

Keo dán Titebond

Đây là một trong những loại keo dán đa năng sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội. Keo Titebond có nguồn gốc từ Mỹ và đã được cục FDA kiểm định rõ ràng.

Đặc tính của keo Titebond:

  • Keo có độ bền tốt, khả năng chịu lực và độ bám dính rất cao
  • Khả năng chống nước tốt, có thể sử dụng ở nhiệt độ cao
  • Keo được chứng nhận về độ an toàn với người dùng

Ứng dụng: loại keo này thường được sử dụng trên nhiều bề mặt khác nhau như: gỗ, kính, kim loại, bàn ghế,…

Keo Latex

Keo Latex được sản xuất từ dạng nhũ tương, không mùi và không màu sắc. Loại keo này có mức giá khá phù hợp, có thể dùng với số lượng lớn.

Đặc tính của keo Latex:

  • Thời gian khô keo nhanh, chống nước hiệu quả
  • Keo có thể chịu được nhiệt độ và lực ép lớn tạo nên sự liên kết bền bỉ trên bề mặt vật liệu
  • Keo không độc hại, thân thiện với sức khỏe con người

Ứng dụng: keo sử dụng chủ yếu trong các ngành sản xuất đồ gỗ, trang trí nội thất,…

Keo Selleys Liquid Nails

Keo đa năng Selleys Liquid Nails là một trong các loại keo dán công nghiệp có tính ứng dụng cao.

Đặc tính của keo Selleys Liquid Nails:

  • Keo dạng lỏng, không màu, không mùi.
  • Keo có độ bền tốt và không bị biến dạng khi bị tác động lực.
  • Khả năng kết dính cao, có thể kết dính cả ở những vật liệu có bề mặt bị hở. Từ đó, nâng cao tính thẩm mỹ cho bề mặt các vật liệu liên kết.

Ứng dụng: loại keo này được ứng dụng khá rộng rãi: các vật liệu gỗ, kim loại, giấy carton, keo dán bìa

Các loại keo dán thông dụng

Các loại keo dán thông dụng
các loại keo dán thông dụng

Keo dán Epoxy

Keo Epoxy thuộc loại keo 2 thành phần được sử dụng phổ biến hiện nay. Đây là loại keo dán đa năng được ứng dụng trong nhiều ngành nghề.

Đặc tính của keo Epoxy:

  • Độ bám dính tốt cùng khả năng chịu lực cao
  • Keo có thể sử dụng ở nhiệt độ cao, chống nước cực tốt
  • Thân thiện với người dùng

Ứng dụng: keo là giải pháp tối ưu đối với các quy trình sản xuất đồ dùng công nghiệp đòi hỏi kỹ thuật cao.

Qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ hơn về các loại keo dán cũng như cách phân loại chúng. SIC hy vọng rằng những thông tin trên đây sẽ giúp các bạn có thêm nhiều hiểu biết về keo dán và có thể đưa ra được lựa chọn hợp lý nhất. Ngoài ra, nếu các bạn đang quan tâm đến các sản phẩm keo dán thạch cao, các bạn có thể truy cập trực tiếp vào website Sieuthinganhin SIC để khám phá ngay nhé!