Keo dán là một trong những loại vật liệu mang lại rất nhiều ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực cuộc sống khác nhau hiện nay. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các loại keo dán được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như dán gỗ, dán kính, dán gạch… Chính vì vậy việc tìm hiểu về các công dụng, loại keo dán cũng như tính chất của keo dán sẽ giúp bạn lựa chọn được những sản phẩm phù hợp với mục đích sử dụng của bạn. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gửi đến các bạn những thông tin về phân loại và ứng dụng của các loại keo dán.
I. Phân loại keo dán
1. Phân loại theo nguồn gốc
Theo nguồn gốc của keo dán thì có hai keo chính sau đây:
- Keo dán tổng hợp: là keo dán được chiết xuất hoàn toàn từ các thành phần tự nhiên như nhựa nhiệt dẻo, chất đàn hồi, nhựa nhiệt đóng rắn và nhũ tương được sản xuất từ 1920. Các loại keo tổng hợp được sử dụng nhiều hiện nay là keo Polyurethane, keo Acrylic polymer, keo Cyanoacrylate và keo Epoxy,…
- Keo dán tự nhiên: hay còn được gọi là keo dán sinh học, được sản xuất từ các nguồn hữu cơ có sẵn trong tự nhiên như nhựa tự nhiên, tinh bột thực vật. Các loại keo dán tự nhiên đã được sản xuất và sử dụng từ nhiều năm trước đây cho đến tận bây giờ.
2. Phân loại theo phản ứng keo
2.1 Keo dán không phản ứng (keo dán vật lý)
Keo dán không phản ứng được sử dụng cũng khá phổ biến hiện nay ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số loại keo dán không phản ứng:
- Keo dán sấy khô: còn được gọi là keo nhũ tương, gồm có keo phân tán Polymer và keo dung môi. Cả hai loại keo này đều có đặc điểm chung là sẽ đóng rắn khi được sấy khô.
- Keo dán nhạy cảm với áp lực: là loại keo có khả năng khô cứng bằng áp suất chứ không cần sử dụng các loại dung môi, nước hay nhiệt độ. Loại keo này được sử dụng nhiều trong các miếng ghi chú, trang trí nội thất, dán nhãn, bao bì của sản phẩm,…
- Keo dán nhiệt: là loại keo nóng chảy khi ở nhiệt độ từ 65-180 độ C. Muốn keo khô cứng thì cần phải làm mát keo, từ đó tạo được sự liên kết giữa các bề mặt. Keo dán nhiệt được dùng nhiều trong các ngành sản xuất đồ dùng thủ công hay đồ nhôm kính.
- Keo dán tiếp xúc: loại keo này thường được sử dụng nhiều trong các ngành sản xuất đồ gỗ nội thất và giày dép thủ công bởi khả năng chịu áp lực cao và độ bền cực tốt. Sau khi quét keo vào 2 bề mặt cần dán sau đó ép chúng lại với nhau là tạo được độ kết dính mà không cần dùng tạo áp lực nhiều.
Tham khảo: Khay cáp
2.2 Keo dán phản ứng (keo dán hóa học)
Các loại keo dán phản ứng phổ biến hiện nay:
- Keo đông lạnh: là loại keo được đông lạnh ở nhiệt độ -80 độ C, trong suốt quá trình vận chuyển cần phải sử dụng đá khô và giữ ở nhiệt độ 40 độ C. Keo đông lạnh ít được dùng trong cuộc sống mà chỉ được sử dụng trong ngành hàng không vũ trụ hoặc quốc phòng.
- Keo dán đa thành phần: là loại keo được tạo thành từ nhiều hỗn hợp riêng biệt với tỷ lệ nhất định để tạo thành các phản ứng hóa học. Từ đó gia tăng hiệu quả bám dính.
- Keo dán một thành phần: đây là loại keo được tạo thành từ duy nhất một thành phần, dưới tác động của nhiệt độ và độ ẩm thì keo sẽ đông cứng.
- Keo kỵ khí: keo được dùng nhiều trong các không gian kín, không xuất hiện oxy. Khi tiếp xúc với các ion kim loại thì keo có khả năng lập tức đông cứng ngay.
II. Ứng dụng của các loại keo dán
Các loại keo dán hiện nay được tạo thành chủ yếu từ các dung môi, chất đông cứng, chất độn, chất làm dẻo và chất tạo màng,… Mỗi sản phẩm keo dán khác nhau sẽ có những thành phần, tính chất như độ bám dính, kháng nước, kháng ẩm khác nhau nên ứng dụng mà chúng mang lại cũng sẽ khác nhau. Những ứng dụng chủ yếu của các sản phẩm keo dán được sử dụng nhiều hiện nay:
- Dùng trong ngành sản xuất đồ gỗ nội thất, có khả năng liên kết, bám dính các bề mặt gỗ với nhau để tạo nên các sản phẩm đồ gỗ hoàn thiện. Ví dụ như keo dán gỗ cầu thang, keo dán các chi tiết đồ gỗ, keo dán đồ dùng, vật dụng bằng gỗ trong gia đình.
- Keo dán gạch dùng để liên kết bề mặt gạch và lát sàn nhà, tạo bề mặt sàn gạch hay sàn gỗ hoàn thiện. Keo dán gạch có độ bám dính tốt, tạo tính thẩm mỹ cực cao, liên kết được nhiều bề mặt gạch và kích thước gạch khác nhau.
- Keo dán dùng trong các ngành sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, sản xuất giày dép, đồ trang trí, dán kính, dán bìa poster quảng cáo,…
Có thể nói, sản phẩm keo dán có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống và là vật dụng không thể thiếu hiện nay.
III. Các loại keo dán được sử dụng phổ biến
1. Keo Titebond
Keo Titebond là một trong những loại keo dán đa năng được sử dụng nhiều nhất hiện nay với rất nhiều ưu điểm vượt trội. Đây là loại keo có xuất xứ từ Mỹ và nhận được rất nhiều đánh giá tốt về chất lượng cũng như độ bền.
Titebond cũng đã được cục FDA kiểm định vô cùng nghiêm ngặt và chứng nhận về độ an toàn đối với sức khỏe của người sử dụng. Sản phẩm với nhiều ưu điểm như độ bám dính cao, khả năng chịu lực tốt, chống thấm nước, chịu được nhiệt độ cao. Keo dán Titebond có thể bám dính cực tốt ở nhiều loại bề mặt khác nhau như kim loại, gỗ, sành sứ, kính, bàn ghế,…
2. Keo dán Selleys Liquid Nails
Keo dán đa năng Selleys Liquid Nails là sản phẩm keo dán mang tính ứng dụng cực kỳ cao và cũng có khả năng kết dính nhiều loại bề mặt. Keo dán với độ kết dính và độ bền cực tốt, không biến dạng khi chịu các lực tác động từ môi trường. Keo dán còn có khả năng kết dính cả các loại bề mặt vật liệu bị hở và không kín trong khoảng 9mm.
Keo Selleys Liquid Nails là dạng keo lỏng, không có màu, không có mùi, đặc biệt là khi tiếp xúc với không khí cũng không làm keo bị khô. Keo tạo được tính thẩm mỹ cao đối với các bề mặt cần liên kết.
3. Keo dán Latex
Keo dán Latex là loại keo được sản xuất từ dạng nhũ tương và không màu, không mùi, nên không gây độc hại đến sức khỏe của con người. Keo có khả năng khô trong thời gian ngắn, chịu được nhiệt và lực lớn, chống thấm nước hiệu quả.
Khả năng tạo được bề mặt liên kết bền bỉ, keo dán được sử dụng rất nhiều trong ngành sản xuất đồ gỗ nội thất. Bên cạnh đó sản phẩm còn có mức giá phù hợp nên có thể sử dụng với số lượng lớn.
4. Keo dán Epoxy
Keo dán Epoxy là loại keo dán hai thành phần được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Sản phẩm với những ưu điểm như độ dính chắc, chịu lực, chịu nhiệt, chịu nước cực kỳ tốt. Keo dán là giải pháp đối với các quy trình sản xuất các đồ dùng công nghiệp yêu cầu trình độ kỹ thuật cao. Đây là keo dán đa năng, được sử dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau.
Như vậy, trong bài viết trên chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn một số loại keo và ứng dụng của keo được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết trên các bạn sẽ có thêm nhiều hiểu biết và kinh nghiệm trong việc phân loại và lựa chọn keo dán phù hợp, đúng mục đích sử dụng của mình.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!