Cách diệt côn trùng trong đất không cần đến hóa chất – Thế giới giá thể, đất trồng cây

Trong lòng đất có rất nhiều loài côn trùng sinh sống. Bên cạnh các loài có ích như giun đất thì cũng có côn trùng hại cây như sùng đất chuyên ăn rễ cây. Có nhiều cách để diệt côn trùng trong đất. Ở bài viết này giathe.vn sẽ hướng dẫn mọi người cách diệt các loài gây hại này bằng phương pháp an toàn, không dùng hóa chất đảm bảo hiệu quả.

Các loại côn trùng trong đất gây hại cần diệt càng sớm càng tốt

Như ta đã biết thì ẩn dưới lòng đất có rất nhiều loài côn trùng và không phải loài nào cũng có ích như giun đất. Những côn trùng có hại nếu không xử lý kịp thời thì chúng sẽ ăn rễ cây, phá hoại cây trồng khiến các nhà vườn đau đầu vì năng suất giảm. Sau đây là các loại côn trùng hại cây mà ta thường gặp:

Sùng đất

Cách diệt côn trùng trong đất không cần đến hóa chất 1

Nếu chăm cây đúng cách mà cây nhà bạn hay bị rụng lá, kém sức sống thì khả năng cao là trong đất có nhiều con sùng đất chuyên ăn rễ cây. Sùng đất là ấu trùng của bọ cánh cứng, có màu trắng ngà và thân hình mập mạp, có 6 chân. Ở giai đoạn ấu trùng này chúng thường xuyên gặm nhấm rễ cây khiến cây bị tổn hại nghiêm trọng. Nhất là trồng rau, hoa hồng thường bị con côn trùng này tấn công nhiều nhất.

Kiến

Cách diệt côn trùng trong đất không cần đến hóa chất 2

Đây là loài côn trùng phổ biến nhất, chúng xuất hiện ở khắp mọi nơi và trong lòng đất cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên kiến có nhiều loại, cũng có loại có ích như kiến vàng. Bên cạnh đó thì kiến hôi, kiến lửa… lại rất có hại cho cây trồng. Ở trong lòng đất thì chúng góp phần cải tạo đất, giúp đất thông thoáng. Nhưng kiến với số lượng nhiều sẽ làm tổ trên cây, ẩn nấp dưới lá và đục thân, rễ, lá gây tổn hại nghiêm trọng.

Rệp sáp

Cách diệt côn trùng trong đất không cần đến hóa chất 2

Chúng là một trong những loài sâu bệnh xuất hiện phổ biến trên mọi loại cây. Ta thường nghe đến bệnh rệp sáp trên hoa hồng, hoa mai… Loại rệp này xuất hiện ở nhiều loại cây ăn quả và hút nhựa khiến chùm quả héo rụng. Cách nhận biết là chúng có màu trắng, thân mềm. Cây bị rệp sáp sẽ phát triển chậm và thiếu sức sống. Rệp sáp thường ký sinh với kiến đen để làm hại cây. Kiến đen sẽ tha rệp từ nơi này sang nơi khác còn trong chất bài tiết của rệp sáp chứa nhiều chất đường mật làm thức ăn cho kiến.

Bọ trĩ

Cách diệt côn trùng trong đất không cần đến hóa chất 4

Hay còn gọi là bù lạch, họ Thripidae và thường xuất hiện ở các cây lúa, mía, cây họ đậu, hoa cây cảnh… Chúng ẩn nấp trong lá nõn hoặc các chót lá quăn do và trời râm mát sẽ bò ra ngoài. Bọ trĩ hại cây bằng cách hút nhựa lá làm lá chuyển sang màu vàng đỏ, lá bị xoắn. Hoa hồng bị bọ trĩ thường bị mất màu, biến dạng. Chính vì vậy cần phải diệt và phòng ngừa bọ trĩ vì chúng ảnh hưởng đến vẻ đẹp cũng như năng suất cây trồng. Trong giai đoạn ấu trùng bọ trĩ có thể sống trong đất.

Bên cạnh đó còn có rất nhiều loài côn trùng khác sống trong đất luôn chực chờ để hại rễ cây. Chính vì vậy cần có biện pháp phòng ngừa và diệt côn trùng phù hợp để không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.

Cách diệt côn trùng trong đất

Biện pháp sinh học diệt côn trùng trong đất

Đầu tiên phải nhắc đến các biện pháp sinh học để tiêu diệt côn trùng trong đất. Cách này dễ làm, ít tốn kém mà lại hiệu quả. Các biện pháp sinh học có thể là sử dụng vôi bột, nước xà phòng, nước cốt chanh, bã cà phê… Các mẹo này thường được sử dụng khi số lượng côn trùng ít và dễ xử lý.

Sử dụng thiên địch để diệt côn trùng trong đất

Một trong những cách hữu hiệu khác chính là nuôi thiên địch. Thiên địch là các loài động vật diệt trừ các sinh vật gây hại. Chúng có tác dụng bảo vệ cây một cách tự nhiên. Các loài thiên địch phổ biến là chuồn chuồn, bọ ngựa, bọ rùa… Nếu muốn diệt kiến hôi thì hãy sử dụng ruồi lưng gù. Ngoài ra kiến vàng cũng là một loại thiên địch được nuôi để bảo vệ cây khỏi các loài côn trùng có hại khác.

Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học dầu Neem

Một cách diệt trừ côn trùng an toàn và hiệu quả nhất chính là sử dụng dầu Neem. Dầu Neem có tác dụng ức chế sinh sản, khiến côn trùng chán ăn, bỏ đi… để bảo vệ cây trồng. Có thể sử dụng dầu Neem phun lên lá hoặc bánh dầu Neem trộn với đất trồng. Dầu Neem có thể ức chế các loài côn trùng như kiến, bọ trĩ… Ngoài ra còn giúp phòng trừ tuyến trùng — thuộc ngành Giun tròn và thường làm hại rễ cây, gây ra các nốt sần.

Xem thêm: Bánh dầu Neem nguyên chất diệt côn trùng trong đất

Biện pháp phòng ngừa côn trùng hại cây

Tốt nhất nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa sớm vì có nhiều loài côn trùng lây lan nhanh và rất nguy hiểm. Hãy chăm sóc cây khoa học, đảm bảo đủ dinh dưỡng và nước để tăng cường đề kháng. Thường xuyên phun thuốc trừ sâu sinh học, dọn dẹp chậu cây hoặc sân vườn. Bón các loại phân hữu cơ để tăng cường miễn dịch, giúp cây chống chọi với bệnh tật. Nếu có côn trùng gây hại tuyệt đối không nên sử dụng thuốc trừ sâu hóa học vì sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng nông sản.

Kết luận

Các loài côn trùng trong đất vô cùng nguy hiểm vì vậy hãy thường xuyên kiểm tra cây trồng để phát hiện sâu bệnh và xử lý kịp thời. Có nhiều cách để tiêu diệt côn trùng trong đất như áp dụng các mẹo, sử dụng thuốc trừ sâu sinh học. Cuối cùng, hãy thật kiên nhẫn phòng trị để cây nhanh chóng hồi phục và phát triển. Cảm ơn mọi người đã đọc bài viết!

Xem thêm:

  • Cách phòng trừ tuyến trùng — Kẻ thù giấu mặt chuyên phá hại cây trồng
  • Diệt sùng đất trong giá thể trồng — Kẻ chuyên phá hại rễ cây
  • Dầu Neem nguyên chất ép lạnh