La bàn được biết đến là một trong những vật dụng khá hữu ích trong việc xác định phương hướng. Tuy nhiên, không ai phải khi nhìn vào la bàn cũng hiểu những ký hiệu la bàn cũng như biết cách sử dụng chúng một cách chính xác nhất. Bài viết hôm nay sẽ giải thích cho các bạn về những ký hiệu la bàn cũng như hướng dẫn cách sử dụng la bàn để đo hướng nhà nhé!
Ký hiệu la bàn thể hiện những gì?
Ký hiệu la bàn sẽ thể hiện các hướng được ký hiệu bằng chữ tiếng anh gồm:
- Hướng Nam ký hiệu là chữ S, hướng Đông ký hiệu là chữ E, hướng Bắc kí hiệu là chữ N, hướng Tây ký hiệu là chữ W.
- Hướng Đông Bắc kí hiệu là NE, hướng Đông Nam kí hiệu là SE, hướng Tây Nam kí hiệu là SW, hướng Tây Bắc kí hiệu là NW.
Cấu tạo của một chiếc la bàn gồm:
- Kim nam châm được đặt lên trên trụ xoay với thiết kế lá, mỏng, dẹt, nhẹ, có từ tính và có một đầu được sơn đỏ đế giúp người xem biết nhận biết hướng, thông thường phần đỏ chỉ hướng Bắc và đầu còn lại chỉ hướng Nam sẽ có màu xanh hoặc trắng.
- Vỏ của la bàn được làm bằng kim loại và chia theo ly giác hay độ (360 độ)
- Mặt kính của la bàn sẽ giúp bảo vệ phần kim nam châm có trong đó.
- Bên cạnh đó, chiếc la bàn cũng có các bộ phận khác nhu tay cầm, dây ngắm giúp cho những người sử dụng có thể đo các hướng một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Hướng dẫn cách sử dụng la bàn dễ hiểu
Các bạn có thể sử dụng la bàn vào các mục đích khác nhau, tuy nhiên có 2 mục đích chính là xác định chỉ số đo của một hướng và sử dụng la bàn để xác định hướng nhà.
Thứ nhất, dùng la bàn để chỉ số độ của một hướng.
- Bước 1: Các bạn cầm la bàn thăng bằng trên tay, sau đó đưa ra trước mặt.
- Bước 2: Đưa mũi tên chỉ hướng về hướng mà bạn muốn đo.
- Bước 3: Bạn vặn nắp la bàn cho chữ N nằm ngay trên đầu đỏ của kim từ tính.
- Bước 4: Cuối cùng, bạn chỉ cần ghi số độ hiện ra ở phần mũi tên chỉ hướng là đã hoàn thành việc đo độ rồi.
Thứ hai, sử dụng la bàn để xác định hướng nhà.
- Bước 1: Các bạn đặt la bàn cố định trong lòng bàn tay, sao cho phần mũi tên trên thước hướng thẳng về phía trước.
- Bước 2: Các bạn xoay la bàn cho tới khi mũi kim phần đỏ trùng với hướng N ở trên la bàn – đồng nghĩa là nó đang ở hướng bắc.
- Bước 3: Các bạn cần chú ý cách xem một cách chính xác, đặc biệt là việc đọc phần mũi tên tương ứng xuất hiện trên la bàn nhé.
La kinh và la bàn có phải là một hay không? Đâu là loại la kinh sử dụng phổ biến?
La kinh phong thủy hay còn được biết đến với một tên gọi phổ biến, được mọi người sử dụng hàng ngày là la bàn phong thủy. Có hai loại la kinh phổ biến mà các thầy phong thủy thường xuyên sử dụng là la kinh tiếng việt 36 tầng và 42 tầng. Trong đó loại 42 tầng được sử dụng phổ biến hơn cả.
La kinh 42 tầng là loại la bàn có đế gỗ được khắc trên mặt đồng dày 1mm, có chất lượng tốt, độ chính xác cao. Đây cũng là dụng cụ được các thầy phong thủy tin tưởng sử dụng trong quá trình xem phong thủy. La kinh tiếng việt 42 tầng có kích thước 31cm x 31cm x 2,7cm (= a x b x h)
La kinh 42 tầng gồm 42 vòng như sau: vòng 1 là lạc thư đồ; vòng 2 trên la kinh là tiên thiên bát quái; tiếp theo là vòng 3 có tên gọi hậu thiên bát quái, vòng 4,5,6 chính là tám hướng, độ số hậu thiên và Đông Tây trạch mệnh; vòng 7,8 được xác định là tam nguyên long – thiên, địa, nhân và độ số kiêm hướng của Huyền không phi tinh; theo nghiên cứu vòng 9 là cứu tinh để ứng tứ viên cục; tiếp theo vòng 10,11 hai mươi tư sơn hướng và âm dương long; sau đó đến vòng 12 là nạp giáp; vòng 13 là kiếp sát; sau đó vòng 14 là hoàng tuyền tổng hợp; vòng 15 là trung châm nhân bàn; vòng 16 là phùng châm thiên bàn; vòng 17 là sáu mươi thấu địa long; tiếp theo vòng 18 là bát môn – hưu môn lâm hướng;
Sau đó vòng 19,20 là tam kỷ và tứ cát; vòng 21 được xác định là 64 quẻ tiên thiên, vòng 22,23 gồm 120 phân kim và định sai thác không vong; vòng 24 chính là 72 xuyên sơn; tiếp đến vòng 25 là vòng quý nhân; sau đó vòng 26, 27 là vòng lộc và dịch mã, vòng 28 được xác định là vòng phúc đức, theo nghiên cứu, quan sát vòng 29,30 là vòng tràng sinh âm và dương; tiếp theo vòng 31,32 là phân kim địa nguyên quy tàng và quẻ quy tàng; vòng 33 được biết là 24 tiết khí; vòng 34 – 41 xác định là bát biến du niên. Vòng cuối cùng được xác định là vòng 42 – nhị thập bát tú.
Như vậy, bài viết hôm nay đã gửi đến cho các bạn những thông tin hữu ích về ký hiệu la bàn. Bên cạnh đó, các bạn cũng đã biết thêm về cấu tạo của một chiếc la bàn là như thế nào cũng như biết cách sử dụng la bàn với hai mục đích là đo độ và xem hướng của ngôi nhà phải không nào. Hy vọng qua bài viết hôm nay, các bạn đã hiểu hơn về chiếc vật dụng la bàn quen thuộc nhé!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!