Trong giai đoạn mới Đắk Lắk đã đặt ra những mục tiêu để trở thành trung tâm kinh tế lớn của vùng Tây Nguyên. Đắk Lắk không chỉ đẩy mạnh nông nghiệp mà ngành du lịch và đặc biệt là các khu công nghiệp đang được phát triển. Đắk Lắk đang ngày càng phát triển tòan diện trên mọi lĩnh vực, danh sách các khu công nghiệp Đắk Lắk được cập nhật liên tục để mở rộng diện tích.
Bản đồ khu công nghiệp Đắk Lắk
Đắk Lắk là tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế như: đứng thứ 5 về diện tích, thứ 9 về dân số, thứ 9 cả nước về diện tích đất canh tác nông nghiệp,…. Điều này đã thúc đẩy Đắk Lắk phải tìm kiếm các biện pháp thúc đẩy kinh tế – xã hội. Với tinh thần đoàn kết, thống nhất, chủ động, đổi mới và tập trung lãnh đạo, Đắk Lắk đã đạt được những kết quả quan trọng, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp, giúp tỉnh bước vào giai đoạn mới và đạt được những bước đột phá.
Tính đến tháng 10 năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 10.374 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 1,93 lần so với năm 2015, quy mô vốn / doanh nghiệp tăng 4,08 lần. GDP bình quân đầu người đạt 54,55 triệu đồng, tăng gấp 1,67 lần so với năm 2015.
Theo chia sẻ của Giám đốc Sở Công thương tỉnh Đắk Lắk, tỉnh đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến sâu, chuyển dần các ngành chế biến thô, công nghiệp tinh chế, tạo ra sản phẩm có hàm lượng giá trị tăng cao. Bên cạnh đó, đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo, nhằm đưa Đắk Lắk trở thành trung tâm năng lượng của cả nước.
Ngoài ra, còn quan tâm đầu tư nâng cấp kho, bãi phục vụ hàng hóa đủ tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ dùng chung cho các đơn vị vận tải hàng hóa và khách hàng; nâng cấp Cảng hàng không Buôn Ma Thuột thành cảng hàng không quốc tế, giữ vai trò quan trọng trong mạng lưới giao thông tại tỉnh và khu vực Tây Nguyên.
Danh sách các khu công nghiệp Đắk Lắk
Ngày 08/8/2017, UBND tỉnh ban hành Công văn số 6249/UBND-CN, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh về việc thực hiện Công văn số 1110/TTg-CN ngày 28/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc Đề án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển các khu công nghiệp tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020.
XEM THÊM: Dân số tỉnh Đắk Lắk mới cập nhật năm 2022
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đồng ý mở rộng khu công nghiệp Hòa Phú với diện tích tăng thêm là 150 ha, tổng diện tích khu công nghiệp (KCN) sau khi mở rộng là 331,73 ha; bổ sung khu công nghiệp Phú Xuân tại xã Ea Drơng, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk với quy mô 338 ha.
1. Khu công nghiệp Hòa Phú
Vị trí: Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk Quy mô: 331,73 ha (trước là 182 ha)
2. Khu công nghiệp Phú Xuân
Vị trí: Xã Ea Drơng, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk Quy mô: 338 ha
3. Cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp thành phố Buôn Ma Thuột
Vị trí: Tỉnh lộ 8 – phường Tân An – TP. Buôn Ma Thuột
Quy mô: 49 ha
XEM THÊM: Nguyên nhân khiến thị trường bất động sản Tây Nguyên trở nên sốt giá
4. Cụm công nghiệp Buôn Hồ
Vị trí: Huyện Krông Búk – Đắk Lắk
Quy mô: 69 ha
5. Cụm công nghiệp Ea Dar
Vị trí: Huyện Ea Kar – Đắk Lắk
Quy mô: 52 ha
6. Cụm công nghiệp Tân An 1
Vị trí: Tỉnh Lộ 8 – P.tân An – TP. Buôn Ma Thuột
Quy mô: 50 ha
7. Cụm công nghiệp Tân An 2
Vị trí: Tỉnh Lộ 8 – P.tân An – TP. Buôn Ma Thuột
Quy mô: 56,25 ha
8. Cụm công nghiệp Ea H’Leo
Vị trí: Huyện Ea H’leo – Tỉnh ĐăkLăk
Quy mô: 50 ha
Lời kết
Khi danh sách các khu công nghiệp Đắk Lắk ngày càng phát triển mạnh, cơ sở hạ tầng cũng được đầu tư nâng cấp. Điều này là bước chuyển mình mạnh mẽ về tiềm năng phát triển thị trường bất động sản Đắk Lắk nói chung, Buôn Ma Thuột nói riêng. Thị trường bất động sản khu công nghiệp Đắk Lắk được đánh giá là mảnh đất “màu mỡ” cho các nhà đầu tư, hứa hẹn sẽ tăng giá đột phá trong tương lai.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!