Các nguồn booking khách sạn mà bạn cần biết

Các nguồn booking khách sạn mà bạn cần biết

Hiện nay có không ít kênh đặt phòng khách sạn mà khách hàng có thể lựa chọn, chính vì vậy bạn không biết có tất cả bao nhiêu nguồn booking khách sạn.

Dựa vào tính chất của các loại hình đặt phòng, chúng ta có thể phân loại nguồn booking của khách sạn thành 2 loại, đó là: booking trực tiếp và booking gián tiếp.

Trong mỗi nguồn booking sẽ bao gồm nhiều kênh đặt phòng, bạn có thể tham khảo cụ thể trong các bài viết về kênh đặt phòng của Hotel Link.

Booking trực tiếp

Booking trực tiếp là nguồn booking quan trọng đối với tất cả các khách sạn và là nguồn mà hầu hết khách sạn đều hướng đến để tăng trưởng.

Với hình thức booking trực tiếp, khách hàng có thể đặt phòng trực tiếp thông qua website của khách sạn, qua các kênh social media của khách sạn, gọi điện hoặc gửi email.

Đặt phòng qua website khách sạn

Website không chỉ là nơi cung cấp thông tin về dịch vụ của khách sạn mà còn là nơi khách hàng có thể đặt phòng trực tiếp.

Hiện nay hầu hết khách sạn đều xây dựng cho mình một hệ thống đặt phòng đơn giản, dễ thao tác ngay trên website để thu hút khách hàng đặt phòng trực tiếp.

Đặt phòng qua kênh social media của khách sạn

Chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của các kênh social media hiện nay.

Những kênh này không chỉ là nơi giúp khách sạn quảng cáo các dịch vụ của mình, tương tác thường xuyên với người theo dõi mà còn là công cụ giúp khách sạn thu về lượng đặt phòng ổn định nếu có chiến lược quảng bá phù hợp.

Gọi điện đặt phòng trực tiếp

Gọi điện đặt phòng có lẽ chính là cách đặt phòng truyền thống vẫn được nhiều khách, đặc biệt là khách quen hoặc khách lớn tuổi dùng vì tính nhanh chóng và tiện lợi nhất.

Khách hàng muốn đặt phòng chỉ cần tìm số điện thoại đặt phòng của khách sạn và sau đó trao đổi một vài thông tin để có thể đặt được phòng.

Ngoài 3 cách trên, khách hàng còn có thể đặt phòng bằng cách gửi email đặt phòng cho khách sạn.

Booking gián tiếp

Những kênh đặt phòng gián tiếp hiện nay khá đa dạng và được nhiều khách hàng ưa chuộng.

Ưu điểm của các kênh đặt phòng gián tiếp chính là giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn, khách hàng có thể tự so sánh về mức giá, dịch vụ, khuyến mãi,…từ đó có thể chọn ra khách sạn phù hợp.

Dưới đây là một vài kênh đặt phòng gián tiếp phổ biến.

Kênh OTA

OTA là từ viết tắt của Online Travel Agency, đây là một kênh bán phòng phổ biến và quen thuộc với những ai đang kinh doanh dịch vụ lưu trú.

Một số kênh OTA đang thu hút nhiều người dùng trong thời gian gần đây là: Agoda, Traveloka, Booking, Expedia, Abay,…

Với mỗi đơn đặt phòng qua kênh OTA, khách sạn sẽ phải trả phần trăm hoa hồng cho kênh bán phòng theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Kênh TA

TA chính là viết tắt của Travel Agency, có nghĩa là đại lý du lịch. Những đại lý du lịch này thường tổ chức các tour du lịch với số lượng khách lớn và ổn định.

Thông thường các đại lý du lịch sẽ kiêm luôn nhiệm vụ đặt phòng cho khách hàng, chính vì vậy kênh TA sẽ mang lại lượng khách hàng ổn định cho khách sạn.

Nguồn khách từ kênh TA thường chiếm từ 50 – 60% lượng khách đặt phòng của khách sạn, chính vì vậy hầu hết các khách sạn hiện nay đều rất chú trọng phát triển kênh đặt phòng gián tiếp này.

Kênh GDS

GDS là viết tắt của Global Distribution System, đây là hệ thống phân phối phòng khách sạn trên toàn cầu, còn gọi là phương thức bán phòng Business to business (B2B).

Kênh GDS hoạt động trên nguyên tắc, các khách sạn sẽ ký kết hợp đồng với GDS, sau đó cung cấp thông tin về khách sạn, về thông tin đặt phòng, sau đó các công ty du lịch sẽ lấy thông tin từ hệ thống của GDS và bán lại cho khách du lịch của mình.

Khách sạn sẽ có nhiều nguồn khách hàng thông qua kênh GDS.

Kênh Metasearch

Kênh Metasearch sẽ cung cấp cho khách hàng thông tin về khách sạn, khi khách hàng click đặt phòng, kênh này sẽ hướng khách hàng về trang đặt phòng trực tiếp của khách sạn hoặc kênh OTA mà khách sạn đã đăng ký.

Một số kênh Metasearch nổi tiếng hiện nay là: Kayak, wego, trivago, skyscanner, Google hotel search…