Hiện nay số lượng người sử dụng xe tải ngày càng nhiều, trong quá trình sử dụng người lái không chỉ phải quan tâm đến cách hoạt động của xe mà còn phải đảm bảo rằng chiếc xe của mình đang làm việc ổn định và an toàn. Để giúp tài xế có thể dễ dàng hơn trong các hoàn cảnh nguy hiểm, nhà sản xuất đã trang bị một loạt các đèn cảnh báo trên Taplo xe tải nhằm giúp các tài xế nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục. Vậy mỗi đèn cảnh báo trên Taplo có ý nghĩa gì và nó sử dụng trong trường hợp nào, cùng đọc bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về vấn đề này nha.
>>> Có thể bạn quan tâm giá của các dòng xe tải Isuzu để chuẩn bị cho kế hoạch mua xe tải sắp tới.
Đèn cảnh báo trên Taplo xe tải là gì?
Hiện nay trên Taplo xe tải có tới 64 loại đèn cảnh báo, mỗi đèn sẽ có một nhiệm vụ khác nhau. Trong đó chỉ có 12 đèn thường được các nhà sản xuất sử dụng ở các mẫu xe. Theo kinh nghiệm của các tài xế, đèn cảnh báo được phát minh ra để:
- Đèn báo taplo giúp tài xế biết được tình trạng của xe và có những khắc phục kịp thời, tránh tình trạng xe hư hỏng khi đang di chuyển trên đường.
- Cảnh báo người lái mỗi khi xe gặp trục trặc, sự cố, để nhanh chóng tìm ra cách giải quyết vấn đề.
Trong từng trường hợp khác nhau đèn cảnh bảo sẽ hiện lên khác nhau. Vì vậy người lái xe cần biết các loại đèn này để quá trình di chuyển xe được an toàn, thuận lợi hơn.
Ý nghĩa các biểu tượng đèn cảnh báo trên Taplo xe tải
Các loại đèn cảnh báo trên Taplo xe tải được chia làm 3 loại chính là: đèn báo có màu xanh, màu đỏ và màu vàng. Tùy vào từng trường hợp mà vấn đề xảy ra mà tài xế biết đâu là đèn báo lỗi ô tô, đâu là các báo hiệu trên ô tô thông thường. Nhờ vậy mà rất nhiều tài xế có thể tránh được các nguy hiểm trong gang tấc. Ý nghĩa của 3 loại đèn báo trên Taplo xe tải:
- Các loại đèn báo có màu xanh: Như màu của đèn báo giao thông, màu xanh chỉ sự an toàn, cho phép phương tiện được di chuyển nhanh. Đèn báo màu xanh được thiết kế trên bảng điều khiển nhằm nhắc nhở người dùng về tình trạng hoạt động của từng thiết bị trên xe như: điều hòa đang bật, các tín hiệu đèn vẫn bật,… Nói chung bạn có thể hiểu đèn xanh là đèn an toàn.
- Các loại đèn báo màu vàng: Đèn báo màu vàng được xuất hiện rất nhiều trong bảng điều khiển. Đèn vàng có nhiệm vụ cảnh báo các sự cố đã hoặc sắp xảy ra, người lái cần chú ý. Nó có thể cảnh báo động cơ khí thải có vấn đề, dầu côn xe đang ở mức áp suất thấp, biểu tượng sấy kính ô tô,… Nhìn chung những vấn đề mà đèn vàng cảnh báo mức độ nguy hiểm không cao, chủ yếu nhắc nhở tài xế cần lưu tâm bảo trì các thiết bị hơn.
- Đèn báo có màu đỏ: Đây là đèn báo mức độ nguy hiểm ở mức cao nhất, được xếp vào các ký hiệu cảnh báo nguy hiểm hoặc cực kỳ nguy hiểm. Khi xuất hiện đèn báo màu đỏ, tài xế nên biết là phải lập tức sửa chữa, tìm cách khắc phục. Trường hợp chưa kịp, hay không có chuyên môn để sửa chữa thì cần xuống xe, tắt máy và gọi ngay cho đội cứu hộ để được khắc phục kịp thời.
Ngoài các loại đèn báo có màu xanh, vàng và đỏ thì đôi khi trên bảng Taplo còn xuất hiện loại đèn báo thông tin hoặc hỗ trợ đỗ xe có màu trắng. Như đèn xanh thì đèn trắng là đèn không mang yếu tố nguy hiểm.
Nguyên nhân xuất hiện đèn báo Taplo trên xe tải
Nguyên nhân dẫn đến các đèn báo hiệu trên Taplo xe tải báo sáng có rất nhiều. Thông thường là do quá trình sửa chữa xe, cụ thể là khi sửa chữa và lắp lại các cảm biến nhưng tài xế quên không xóa đèn. Về lâu dài nếu không xóa đèn thì cảm biến sẽ hoạt động không đúng quy tắc.
Ngoài ra đèn báo còn xuất hiện khi một bộ phận nào đó đang gặp vấn đề và cần sửa chữa. Đây là cảnh báo cho bạn là xe hiện đã đến lúc cần kiểm tra và thay thế để giảm thiểu các rủi ro không mong muốn xảy ra.
Các đèn báo lỗi trên xe tải xuất hiện thì cần làm gì?
Trong thời gian sử dụng xe tải chắc hẳn ai cũng đã từng 1 lần gặp đèn báo trên bảng Taplo sáng lên. Người ta sẽ tùy vào màu sắc của đèn để nhận biết mức độ nguy hiểm.
- Nếu xuất hiện đèn báo màu đỏ thì cần lập tức tắt máy kiểm tra, vì có thể lỗi này sẽ gây ra nguy hiểm cho tài xế.
- Đèn báo xanh dương, xanh lá là đèn an toàn, hệ thống vẫn đang hoạt động bình thường.
- Nếu xuất hiện đèn báo màu vàng, cam thì bạn nên tìm tới các trung tâm sửa chữa để kiểm tra.
Khi xuất hiện các đèn báo, tài xế cần phải giữ tâm trạng bình tĩnh, bởi đây cũng chỉ là cảnh báo, không phải nguy hiểm xảy ra ngay tức khắc. Tuy nhiên nếu xuất hiện bạn nên kiểm tra và sửa chữa sớm để tránh về lâu về dài rủi ro lớn hơn và mức phí sửa chữa cũng cao hơn.
Kết luận
Bài viết trên đây là các thông tin về đèn báo trên Taplo xe tải được tổng hợp và chia sẻ tới các bạn. Mong rằng sau khi đọc bài viết các tài xế có thể có thêm kiến thức về xe tải. Đừng quên theo dõi chúng tôi để nhận thông báo về bài viết xe ô tô nha.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!