Nắm kỹ hệ thống dấu câu và cách dùng dấu trong tiếng Việt chuẩn

Trong văn bản chúng ta sử dụng hằng ngày đôi khi cũng gặp những lỗi sai khá đơn giản. Chẳng hạn: chấm phẩy lẫn lộn, nhầm lẫn cách sử dụng dấu hỏi và ngã, và nhiều lỗi về cách đặt dấu câu thích hợp cho từng loại câu, tình huống cụ thể. Để biết cách viết dấu câu đúng, bạn hãy tìm hiểu kỹ các loại dấu và cách dùng nó để dạy cho các bé nhé.

Tiếng Việt có tổng cộng 11 dấu câu. (Ảnh: sưu tầm internet)

Các loại dấu và cách đặt dấu trong tiếng Việt

Tiếng Việt có tổng cộng 11 dấu câu, đồng nghĩa với việc nó sẽ đảm nhận những chức năng khác nhau. Muốn sử dụng dấu câu đúng, chúng ta phải biết rõ chức năng và nhiệm vụ của mỗi dấu câu. Dưới đây là tổng hợp những cách dùng 11 dấu câu sao cho chính xác nhất!

1. Dấu chấm

Dấu chấm dùng để kết thúc một câu, báo hiệu sự kết thúc của một đoạn văn. Ví dụ: Hôm nay trời mưa to.

2. Dấu chấm hỏi

Dấu chấm hỏi đứng ở cuối câu nghi vấn. Ví dụ: Khi nào chúng ta đi học?

3. Dấu ba chấm

Dấu ba chấm hay còn gọi là dấu chấm lửng được dùng khi người viết muốn liệt kê sự vật, sự việc. Ngoài ra, trong một đoạn hội thoại, dấu ba chấm còn thể hiện cảm xúc ngập ngừng của người nói, ví dụ: Tôi nghĩ là tôi… sẽ rời khỏi nơi đây. Dấu ba chấm còn được dùng để biểu hiện sự kéo dài của âm thanh.

4. Dấu hai chấm

Khi người viết dùng dấu hai chấm, ta ngầm hiểu đang báo hiệu cho việc liệt kê, ví dụ như: Một năm có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Dấu này còn dùng để báo hiệu nội dung lời nói của nhân vật trong đoạn hội thoại.

Tác dụng của dấu hai chấm. (Ảnh: sưu tầm internet)

5. Dấu chấm than

Dấu chấm than dùng để kết thúc câu cảm thán, ví dụ như: Thật tuyệt vời!

6. Dấu gạch ngang

Dấu gạch ngang được đặt đầu dòng trước những bộ phận liệt kê, trước lời đối thoại. Chúng còn dùng để đặt nối những tên địa danh, tổ chức có liên quan đến nhau và ngăn cách thành phần chú thích với thành phần khác trong câu

7. Dấu ngoặc đơn

Dấu ngoặc đơn có chức năng ngăn cách thành phần chú thích với các thành phần khác, giải thích ý nghĩa cho từ, chú thích nguồn gốc của dẫn liệu.

Xem thêm: Hiểu rõ về các dấu câu trong tiếng Việt và cách đọc dấu hỏi và dấu ngã sao cho đúng?

8. Dấu ngoặc kép

Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu tên tài liệu dẫn trong câu, trích dẫn lời nói được thuật lại theo lối trực tiếp. Trong một số trường hợp, dấu ngoặc kép sẽ thường đứng sau dấu hai chấm.

9. Dấu chấm phẩy

Dấu chấm phẩy có nhiều chức năng nhưng thường thấy nhất là: ngăn cách thành phần chính với thành phần phụ của câu, ngăn cách các vế trong câu ghép và liên kết các yếu tố đồng chức năng

10. Dấu ngoặc vuông

Dấu ngoặc vuông [ ] thường thấy trong các văn bản khoa học với chức năng chú thích. Cụ thể, một nghiên cứu khoa học muốn chú thích công trình khoa học của một tác giả, ta sẽ có: [5]. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB KHKT.

Với mục đích xây dựng nền tảng tiếng Việt vững chắc cho trẻ, hỗ trợ tốt cho việc học trên lớp, Early Start đã phát triển ứng dụng VMonkey – Học tiếng Việt theo Chương trình GDPT Mới cho trẻ Mầm non và Tiểu học. Qua những bài học, truyện tranh tương tác và sách nói, trẻ không chỉ mở rộng vốn từ vựng, tăng khả năng đọc hiểu mà còn hiểu rõ hơn nhiều quy tắc, cách dùng dấu trong tiếng Việt.

>>> VMonkey có gì thú vị? KHÁM PHÁ NGAY!

Những lỗi sai phổ biến của người Việt trong cách dùng dấu câu trong tiếng Việt

Dấu câu có tác dụng phân cách các bộ phận trong câu, làm sáng tỏ ý của người viết, thống nhất cách hiểu văn bản viết. Khi viết văn bản, bao giờ người viết cũng cần phải sử dụng dấu câu để làm sáng tỏ ý cần trình bày. Vì ban đầu mới tiếp cận, nên không ít trẻ chưa nắm kỹ cách dùng dấu câu trong tiếng Việt và mắc phải các lỗi về dấu câu sau đây:

Những lỗi sai khi dùng dấu câu. (Ảnh: sưu tầm internet)

1. Lỗi không dùng dấu câu

Đó là khi trẻ không dùng dấu câu ở những chỗ cần thiết. Chủ yếu là lỗi không sử dụng dấu chấm kết thúc câu và dấu phẩy để ngăn cách các thành phần câu. Việc không sử dụng dấu câu gây khó khăn cho người đọc, dẫn đến không thể nhanh chóng nắm bắt được nội dung cần truyền đạt, thậm chí có thể không xác định được ý hoặc hiểu sai ý mà tác giả muốn truyền đạt.

2. Lỗi dùng dấu chấm tùy tiện

Dùng sai dấu chấm cũng là một trong những lỗi thường gặp lúc dạy bé cách đặt dấu câu trong tiếng Việt. Trẻ hay dùng dấu chấm tùy tiện, ngắt đôi câu một cách vô lý khiến ý tứ bị ngắt quãng, câu từ bị cụt. Ví dụ: Chiếc cặp này rất to. Hình chữ nhật.

3. Lỗi dùng dấu phẩy tùy tiện

Ở lỗi này, trẻ không nắm chắc chức năng của dấu phẩy mà dùng một cách vô lý khiến câu cú bị ngắt. Thậm chí có một số trường hợp, vì đặt dấu phẩy sai chỗ mà câu từ bị hiểu sai ý hoàn toàn. Ví dụ: Quê hương em có rất nhiều, đồng lúa rộng mênh mông.

4. Dùng lẫn lộn các dấu câu

Một vài trường hợp người lớn còn không rõ hoặc quên, nhầm lẫn cách sử dụng dấu câu trong tiếng Việt. Nên lỗi xảy ra ở trẻ chắc cũng là thường tình.

Lỗi này xảy ra khi trẻ không nắm chắc chức năng của mỗi dấu câu dẫn đến việc sử dụng sai dấu câu khiến câu bị sai nghĩa. Ví dụ: Họ chưa hiểu rõ cái gì là ưu điểm, cái gì là hạn chế trong cách học của họ?” cần thay dấu chấm hỏi thành dấu chấm vì câu trên không phải là câu hỏi mà là câu tường thuật.

Như vậy, để biết cách dùng dấu trong tiếng Việt đúng thì phải nắm chắc chức năng của từng dấu câu. Mỗi dấu câu đảm nhận một vị trí riêng biệt, việc sử dụng sai có thể khiến người đọc vô tình hiểu sai ý. Truy cập vào Monkey để đón xem nhiều bài viết chia sẻ thông tin hữu ích về giáo dục nhé!