Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán

Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán là gì? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty Luật ACC để biết thông tin cụ thể về các thắc mắc trên.

image 118
Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán

1. Uỷ ban chứng khoán Nhà nước

Uỷ ban chứng khoán Nhà nước được thành lập theo Nghị định số 75/CP ngày 28/1/1996 của Chính phủ. Đây là cơ quan trực thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán quản lý việc cấp phép, đăng ký phát hành và kinh doanh chứng khoán, tổ chức công tác thanh tra, giám sát các hoạt động giao dịch, mua bán chứng khoán,… để đảm bảo thị trường hoạt động ổn định, công bằng và minh bạch.

Bộ máy làm việc của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước gồm có:

  • Vụ phát triển thị trường
  • Vụ quản lý phát hành chứng khoán
  • Vụ quản lý kinh doanh chứng khoán
  • Vụ quan hệ quốc tế
  • Vụ tổ chức cán bộ và đào tạo
  • Thanh tra
  • Văn phòng

2. Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM

Theo Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Trung tâm giao dịch chứng khoán. Quyết định 128/1988/QĐ-UBCK5 ngày 1/8/1998 của Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán Nhà nước thì Trung tâm giao dịch chứng khoán là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Uỷ ban chứng khoán Nhà nước có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng.

Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM thực hiện các chức năng: tổ chức, quản lý điều hành việc mua bán chứng khoán; quản lý điều hành hệ thống giao dịch chứng khoán và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ việc mua bán chứng khoán, dịch vụ lưu ký chứng khoán; đăng ký chứng khoán, thanh toán bù trừ đối với các giao dịch chứng khoán; công bố thông tin về hoạt động giao dịch chứng khoán; kiểm tra giám sát các hoạt động giao dịch chứng khoán và một số nhiệm vụ khác.

Tổ chức của Trung tâm giao dịch chứng khoán gồm có Ban giám đốc điều hành và 8 phòng chức năng:

  • Phòng Quản lý giao dịch
  • Phòng Đăng ký – Lưu ký – Thanh toán bù trừ
  • phòng Quản lý Niêm yết
  • Phòng Giám sát thị trường
  • Phòng Công bố thông tin
  • Phòng Công nghệ tin học
  • Phòng Quản lý thành viên
  • Phòng Hành chính – Nhân sự

3. Các công ty chứng khoán

Theo Quyết định số 04/1998/QĐ-UBCK3 ngày 13/10/1998 của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, các công ty chứng khoán được thành lập dưới hình thức pháp lý là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm nhiệm hữu hạn. Đó là những tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, có vốn riêng và hạch toán kinh tế độc lập.

Tuỳ theo vốn điều lệ và đăng ký kinh doanh mà một công ty có thể thực hiện một hoặc một số nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán: môi giới chứng khoán, tự doanh, quản lý danh mục đầu tư, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư và lưu ký chứng khoán.

4. Các tổ chức phát hành chứng khoán

Theo các văn bản pháp lý hiện hành, các tổ chức được phép phát hành chứng khoán ở Việt Nam bao gồm:

  • Chính phủ: phát hành tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc và trái phiếu đầu tư.
  • Chính quyền địa phương: phát hành trái phiếu để tài trợ cho các dự án và các nhu cầu chi tiêu của chính quyền địa phương.
  • Các công ty cổ phần (bao gồm cả doanh nghiệp cổ phần hóa và công ty cổ phần mới thành lập): phát hành cổ phiếu (cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi biểu quyết, cổ phiếu ưu đãi cổ tức và cổ phiếu ưu đãi hoàn lại) và trái phiếu doanh nghiệp.
  • Các doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn: phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
  • Các quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ: phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư.

Tuy nhiên, trên thực tế tham gia phát hành chứng khoán trong thời gian qua chủ yếu là Chính phủ, các Ngân hàng thương mại quốc doanh, một số doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước khi tiến hành cổ phần hóa. Các chủ thể còn lại (ngoài chứng khoán phát hành lần đầu khi thành lập công ty, nếu có), hầu như chưa triển khai phát hành chứng khoán.

5. Các nhà đầu tư chứng khoán

Theo các văn bản pháp luật hiện hành, các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam bao gồm: cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức, các quỹ đầu tư, các doanh nghiệp, các công ty bảo hiểm… Tuy nhiên, tuỳ theo đặc điểm của mỗi loại thị trường mà mức độ tham gia của các nhà đầu tư có khác nhau.

Trên thị trường đấu thầu tín phiếu và trái phiếu kho bạc, các nhà đầu tư chủ yếu là các ngân hàng thương mại quốc doanh và một số tổ chức Bảo hiểm quen thuộc. Các thành viên khác như ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam… hầu như không tham gia, hoặc tham gia đặt thầu với lãi suất cao nên rất ít khi trúng thầu.

Trên thị trường bán lẻ trái phiếu qua hệ thống kho bạc nhà nước, hệ thống ngân hàng thương mại, Trung tâm giao dịch chứng khoán. Các nhà đầu tư tham gia thị trường thường là nhà đầu tư cá thể và chủ yếu là nhà đầu tư trong nước.

Thời gian gần đây đã bắt đầu xuất hiện một số nhà đầu tư nước ngoài (Anh, Trung Quốc, Công ty Bảo hiểm Prudential). Trên thị trường tự do, ngoài các nhà đầu tư cá nhân trong nước cũng đã xuất hiện những nhà đầu tư cá nhân nước ngoài.

6. Các tổ chức phụ trợ khác

Ngoài các thành viên nêu trên, tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam còn có các tổ chức phụ trợ khác như: các tổ chức lưu ký, thanh toán bù trừ, các tổ chức kiểm toán…

Thành viên lưu ký của Trung tâm giao dịch chứng khoán bao gồm các công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại đủ điều kiện được Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép hoạt động lưu ký chứng khoán. Hiện nay, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam được chọn là ngân hàng chỉ định thanh toán.

7. Những câu hỏi thường gặp

7.1 Chủ thể nào được phát hành chứng khoán?

Chủ thể phát hành là người cung cấp các chứng khoán – hàng hóa của thị trường chứng khoán. Các chủ thể phát hành bao gồm: Chính phủ, các doanh nghiệp và một số tổ chức khác như: các Quỹ đầu tư; tổ chức tài chính trung gian…

7.2 Các tổ chức phụ trợ nào tham gia vào thị trường chứng khoán?

Các tổ chức phụ trợ khác tham gia vào thị trường chứng khoán như: các tổ chức lưu ký; thanh toán bù trừ, các tổ chức kiểm toán…

7.3 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán không?

Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán uy tín, trọn gói cho khách hàng.

7.4 Chi phí dịch vụ tư vấn về Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán của công ty Luật ACC là bao nhiêu?

Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán mà chúng tôi cung cấp đến cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty luật ACC để được hỗ trợ:

Hotline: 1900.3330Zalo: 0846967979Gmail: [email protected]: accgroup.vn

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc ✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình ✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn ✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật ✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác ✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin