Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Của Chi Nhánh Ngân Hàng Agribank

Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Của Chi Nhánh Ngân Hàng Agribank là nội dung tiếp theo mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn sinh viên, học viên ngành tài chính ngân hàng, đang có nhu cầu tìm kiếm tài liệu cho bài khóa luận tốt nghiệp của mình, bài viết dưới đây sẽ cho các bạn hiểu thêm về bộ máy quản lý, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban của chi nhánh Ngân hàng Agribank. Bên cạnh việc cung cấp cho các bạn những đề tài và nội dung quan trọng thì chúng tôi còn mang đến cho các bạn dịch vụ viết khóa luận tốt nghiệp uy tín nhất, hiệu quả nhất, giá thành thấp nhất, hãy điện cho chúng tôi Zalo : 0934573149 để được tư vấn.

1.Bộ máy quản lý của Chi Nhánh Ngân Hàng Agribank

Cơ cấu quản lý của ngân hàng được tổ chức theo cơ chế trực tuyến tham mưu. Thông qua cơ cấu này Giám đốc có thể trực tiếp chỉ đạo các bộ phận và nhận được sự tham mưu của các phòng ban, từ đó đề ra những quyết định một cách đúng đắn và kịp thời. Cơ cấu này đảm bảo được chế độ một thủ trưởng, tăng cường trách nhiệm cá nhân, phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả công việc của người dưới quyền mình. Nó góp phần khắc phục tính quan liêu chồng chéo trong việc ra mệnh lệnh và thực hiện mệnh lệnh.

Bộ máy quản lý của Chi Nhánh Ngân Hàng Agribank
Bộ máy quản lý của Chi Nhánh Ngân Hàng Agribank

XEM THÊM : Luận Văn Chất Lượng Tín Dụng Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng

2.Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

Ban lãnh đạo: gồm có 1 giám đốc và 2 phó giám đốc:

+ Giám đốc: là người điều hành và chịu trách nhiệm về mọi mặt đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng; tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, kế hoạch của ngành và của đơn vị.

+ Phó Giám đốc kinh doanh: là người tham mưu và giúp Giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh, hoạch định và thực hiện những chiến lược kinh doanh của đơn vị; kiểm tra đôn đốc, giám sát hoạt động của phòng kinh doanh.

+ Phó Giám đốc kế toán – ngân quỹ: là người giúp Giám đốc điều hành hoạt động của phòng kế toán – ngân quỹ và phòng hành chính nhân sự.

Giám định viên: Thực hiện nhiệm vụ giám sát, kiểm tra và kiểm soát toàn bộ các hoạt động nghiệp vụ trong nội bộ chi nhánh.

Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, hướng dẫn thẩm tra, thẩm định trước khi cho vay; theo dõi tình hình sử dụng vốn của khách hàng, thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn; thực hiện các loại báo cáo theo quy định.

– Phòng kế toán – ngân quỹ:

+ Bộ phận kế toán: tổ chức quản lý hệ thống sổ sách và chứng từ kế toán theo chế độ; trực tiếp giao dịch với khách hàng, làm chức năng thanh toán, dịch vụ cho khách hàng; theo dõi công việc thu nợ gốc và lãi, hạch toán các nghiệp vụ phát sinh qua ngân hàng và thực hiện các dịch vụ của ngân hàng…

+ Bộ phận ngân quỹ: Thực hiện nghiệp vụ thu, chi và bảo quản tiền mặt, đảm bảo an toàn kho quỹ; thực hiện việc điều chuyển tiền mặt qua Ngân hàng Nhà nước.

Phòng kế toán – ngân quỹ là bộ phận kiểm soát bằng tiền các hoạt động kinh tế, sự kiểm soát tại đây liên quan đến các hoạt động của ngân hàng. Đồng thời số liệu cung cấp của phòng kế toán – ngân quỹ còn mang tính pháp lý, do đó đòi hỏi sự kiểm soát chặt chẽ. Hoạt động kiểm soát của phòng kế toán – ngân quỹ được bao quát cho toàn bộ hoạt động tài chính trong ngân hàng và thường xuyên, liên tục theo từng nghiệp vụ của ngân hàng. Thông qua cơ chế chính sách về quản lý tài chính, các hoạt động kinh tế trong ngân hàng đều được kiểm soát. Một nghiệp vụ kinh tế xảy ra không tuân thủ các chính sách về tài chính của ngân hàng và cơ chế quản lý chung được quy định bởi pháp luật thì nghiệp vụ đó được xem là trái nguyên tắc tài chính và người thực hiện phải chịu trách nhiệm về những hậu quả do sai phạm đó gây ra.

Phòng kế toán – ngân quỹ được chia làm các phần hành khác nhau và mỗi kế toán đảm nhận một phần hành. Nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi kế toán viên không chỉ dừng lại ở việc ghi và tổng hợp số liệu chính xác mà còn là những kiểm soát viên, kiểm soát các hoạt động liên quan đến phần hành của mình, đồng thời giúp cho kế toán trưởng kiểm soát chung hoạt động tài chính của toàn ngân hàng. Mỗi phần hành có những yêu cầu riêng, cách thức và thủ tục kiểm soát riêng để kiểm soát tốt các nghiệp vụ có liên quan đến phần hành đó. Do đặc tính của khoản mục vốn bằng tiền nên cần phải có sự kiểm soát chặt chẽ, đầy đủ và chính xác hơn.

– Phòng hành chính nhân sự: Tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đề xuất tuyển dụng lao động và thực hiện các chính sách liên quan đến người lao động theo chế độ quy định. Quản lý và cung cấp các loại mẫu biểu, giấy tờ, ấn chỉ, văn phòng phẩm và các công việc hành chính của đơn vị.

Trên đây là Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Của Chi Nhánh Ngân Hàng Agribank hy vọng sẽ cung cấp thêm những kiến thức có ích cho các bạn trong quá trình hoàn thiện bài khóa luận của mình. Nếu các bạn vẫn còn gặp khó khăn về đề tài hay triển khai nội dung cho bài làm, thì hãy liên hệ ngay với luanvantot.com để được hỗ trợ và cung cấp dịch vụ viết khóa luận tốt nghiệp, báo cáo tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ.