Các bệnh về lưỡi ở trẻ em

Trẻ sơ sinh là những đối tượng có khả năng cao mắc các bệnh liên quan đến khoang miệng, cụ thể là bệnh về lưỡi. Các bệnh về lưỡi ở trẻ nhỏ thường gặp như viêm lưỡi bản đồ, lưỡi trắng,… thậm chí là ung thư lưỡi. Việc phát hiện và tìm ra phương pháp điều trị đúng cách để tránh bệnh biến chứng ngày càng nặng là vô cùng cần thiết. Vậy làm thế nào để xác định trẻ đang mắc bệnh gì? Căn nguyên và cách điều trị ra sao? Cùng tham khảo bài viết này để hiểu rõ hơn các bệnh về lưỡi ở trẻ nhỏ.

Các bệnh về lưỡi ở trẻ nhỏ đang là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm
Các bệnh về lưỡi ở trẻ nhỏ đang là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm

Khi ở trạng thái khỏe mạnh, lưỡi bé sẽ có hồng tươi, tuy nhiên, khi mắc các bệnh về lưỡi, bề mặt lưỡi của trẻ sẽ xuất hiện những mảng trắng, chấm trắng màu ngả tựa phô mai hoặc những nốt mụn đỏ, lưỡi rộp… Những đốm trắng này đôi khi chỉ là cặn sữa sau khi bú mẹ nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý như đốm lưỡi, tưa lưỡi, nặng hơn có thể là ung thư lưỡi…

Tùy vào từng tình trạng bệnh cụ thể mà các triệu chứng này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Để phân biệt được biểu hiện nào cảnh báo bệnh lý, phụ huynh nên chủ động trang bị những kiến thức cơ bản để phát hiện bệnh kịp thời. Từ đó, cho trẻ đi thăm khám và điều trị sớm trước khi bệnh bước vào giai đoạn biến chuyển nặng.

6 bệnh về lưỡi ở trẻ nhỏ bố mẹ cần CẢNH GIÁC

Có rất nhiều bệnh liên quan đến lưỡi ở trẻ, dưới đây tôi sẽ chỉ ra những bệnh lí phổ biến sau đây:

Viêm lưỡi bản đồ – Bệnh về lưỡi phổ biến ở trẻ nhỏ

Viêm lưỡi bản đồ hiện nay là một trong các bệnh về lưỡi của trẻ em khá phổ biến. Đây là hiện tượng viêm lưỡi lành tính. Trên bề mặt lưỡi sẽ xuất hiện những viền màu trắng có màu đỏ sậm và làm mất gai lưỡi. Sau đó, những vết nhỏ lan rộng ra tạo ra những đường ngoằn ngoèo, làm cho bề mặt của lưỡi có hình dạng tương tự bản đồ.

Nguyên nhân gây ra bệnh lí viêm lưỡi bản đồ ở trẻ nhỏ:

  • Yếu tố di truyền: Nếu bố mẹ hay anh chị em của bé bị thì có khả năng cao bé cũng sẽ mắc căn bệnh này.
  • Yếu tố thức ăn: Phomai là một trong những yếu tố gây bệnh nếu trong khẩu phần ăn của bé hàng ngày thường xuyên có loại thực phẩm đó.
  • Yếu tố bệnh nền: Nếu trẻ có bệnh nền hoặc tiểu sử bị vảy nến, thiếu máu, hen suyễn hoặc eczema, hệ miễn dịch suy yếu chưa kịp phục hồi cũng là nguyên nhân gây ra viêm lưỡi bản đồ.

Một số triệu chứng phổ biến của bệnh viêm lưỡi bản đồ:

  • Viền thương tổn thường có màu vàng tro hoặc trắng ngà, hơi gồ cao lên, có ranh giới rõ với phần niêm mạc lưỡi phía trong.
  • Thương tổn sẽ không có hình dạng nào nhất định và cũng không giống với bất cứ hình nào khác.
  • Lưỡi có phản ứng đặc biệt khó chịu với đồ ăn nóng và cay.
Viêm lưỡi bản đồ là một trong những bệnh về khoang miệng thường gặp ở trẻ em
Viêm lưỡi bản đồ là một trong những bệnh về khoang miệng thường gặp ở trẻ em

Viêm lưỡi bệnh lí – căn bệnh không hiếm gặp ở trẻ nhỏ

Đây là một trong các bệnh về lưỡi ở trẻ sơ sinh phổ biến. Viêm lưỡi là tình trạng lưỡi bị sưng và viêm. Tuy nhiên, điều này lại làm cho bề mặt lưỡi khá trơn và nhẵn.

Có 3 loại viêm lưỡi cơ bản:

  • Viêm lưỡi cấp tính: Hiện tượng này thường xuất hiện đột ngột, đặc biệt khi trẻ bị dị ứng. Nó thường kéo theo các triệu chứng nghiêm trọng khác.
  • Viêm lưỡi mãn tính: Đây là tình trạng viêm lưỡi liên tục tái phát. Tình trạng này cũng có thể cảnh báo một vài căn bệnh sức khỏe khác.
  • Viêm lưỡi Hunter: Trường hợp này xảy ra khi quá nhiều nhú lưỡi bị mất.Từ đó khiến cho lưỡi bị thay đổi về màu sắc và kết cấu. Bệnh nhân mắc phải căn bệnh này thường có bề mặt lưỡi khá bóng.

Một số nguyên nhân gây viêm lưỡi bệnh lí:

  • Phản ứng dị ứng: Có thể bé bị dị ứng với chất nào đó trong thức ăn hoặc thành phần thuốc. Những chất kích ứng này có thể ảnh hưởng xấu đến các u nhú và các mô cơ ở lưỡi.
  • Lượng sắt thấp: Lượng sắt trong máu thấp có thể khiến protein trong các tế bào hồng cầu giảm. Trên thực tế, loại protein này rất quan trọng đối với sức khỏe mô cơ của lưỡi.
  • Chấn thương miệng: Viêm lưỡi có thể xảy ra do vết bỏng do đồ ăn nóng hoặc vết xước do thiết bị nha khoa như niềng răng.

Biểu hiện cơ bản của viêm lưỡi: Lưỡi bị sưng, đau rát, bế mặt lưỡi có nhiều màu sắc khác nhau, gặp khó khăn khi nói chuyện và ăn uống.

Viêm lưỡi di trú – Hiện tượng thay “da” không đồng đều

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm lưỡi di trú là do cơ chế tự thay “da” của bề mặt lưỡi. Tuy nhiên, lớp trên cùng của phần da lưỡi lại không được thay thế đều. Có một số trường hợp phần da lưỡi bị bong tróc quá sớm gây ra những vùng đỏ trông như vết xước trên da và gây đau lưỡi. Bên cạnh đó, ở một số vùng khác, da chết của lưỡi đọng lại quá lâu và thường có màu trắng.

Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng làm tăng nguy cơ mắc viêm lưỡi di trú. Nếu người thân trong gia đình đã từng mắc bệnh này thì bé có khả năng cao cũng sẽ mắc bệnh.

Triệu chứng của bệnh viêm lưỡi di trú ở trẻ em:

  • Xuất hiện các mảng lưỡi đỏ và có hình dáng bất thường trên đầu hoặc phía trên bề mặt lưỡi
  • Các thương tổn thường xuyên biến đổi hình dạng, vị trí
  • Lưỡi của bé sẽ cảm thấy khó chịu, nóng rát khi tiếp xúc với các loại thức ăn có vị cay, mặn hoặc mang nhiều tính acid

Bệnh về lưỡi ở trẻ nhỏ: Loét lưỡi Apthae

Loét lưỡi apthae là hiện tượng xuất hiện các vết loét ở mặt lưỡi hay ở đầu lưỡi. Những vết loét này có thể khiến bệnh nhân đau và khó chịu, thậm chí còn ảnh hưởng đến chức năng nhai và phát âm ở trẻ.

Dựa theo kích thước, số lượng và thời gian loét, bệnh được phân chia thành 3 dạng:

  • Loét apthae nhỏ: số lượng một hoặc nhiều, kích thước nhỏ hơn 5mm, kéo dài trong khoảng từ 7 đến10 ngày sẽ lành và không để lại sẹo
  • Loét apthae lớn: số lượng nhiều hơn, kích thước từ 1 đến 3 cm, có thể kéo dài tới 6 tuần. Tuy nhiên, khi vết loét lành sẽ để lại sẹo
  • Loét dạng herpes: số lượng từ 10 đến 100, có kích thước từ 1 đến 3mm, vết loét khá nông và khoảng chừng dưới 7 ngày sẽ khỏi.

Nguyên nhân gây bệnh loét lưỡi Apthae ở trẻ em: Yếu tố di truyền và môi trường là hai căn nguyên cơ bản dẫn tới tình trạng này ở trẻ.

Triệu chứng của bệnh loét lưỡi Apthae ở trẻ em:

  • Xuất hiện nhiều vết loét ở trong má, vòm họng hoặc trên bề mặt lưỡi của trẻ
  • Vết loét thường có hình tròn, có màu trắng hoặc xám và viền sẽ có màu đỏ tươi.
  • Bệnh có thể kéo theo các triệu chứng: sốt, mệt mỏi, thậm chí nổi hạch viêm.

Lưỡi trắng – Một trong các bệnh về lưỡi ở trẻ nhỏ phổ biến hiện nay

Lưỡi trắng không còn là căn bệnh hiếm gặp hiện nay
Lưỡi trắng không còn là căn bệnh hiếm gặp hiện nay

Đây là một bệnh lí phổ biến trong các bệnh về lưỡi của trẻ em. Lưỡi trắng là tình trạng lưỡi không còn màu hồng tươi (khi cơ thể ở trạng thái khỏe mạnh). Thay vào đó là những mảng bám trắng phủ trên mặt lưỡi, có màu ngả như phô mai và có mùi khó chịu.

Nguyên nhân gây lưỡi trắng ở trẻ em

  • Do nấm miệng Candida: nấm candida hoạt động mạnh mẽ trong khoang miệng có thể gây ra viêm nhiễm và trắng lưỡi
  • Do vệ sinh không sạch sẽ: Không vệ sinh sạch sẽ lưỡi thường xuyên là nguyên nhân khiến cho những cặn thức ăn hay cặn sữa còn lại bám vào bề mặt lưỡi.
  • Do uống quá nhiều kháng sinh: Kháng sinh sẽ làm mất cân bằng hệ vi khuẩn trong khoang miệng, tạo điều kiện cho hại khuẩn lây lan và kết thành những mảng trắng.

Dấu hiệu nhận biết bé bị lưỡi trắng

  • Các mẹ có thể nhận biết thông qua biểu hiện lưỡi bé bị đóng trắng quá nhiều thành từng mảng
  • Bên cạnh đó, trẻ bị lưỡi trắng còn có một vài triệu chứng đi kèm như: khô, nứt khóe miệng, nóng rát trong khoang miệng…
  • Nếu tình trạng bệnh ở mức hơn, bé sẽ có biểu hiện quấy khóc, bú ít đi, sút cân

Có thể bạn quan tâm: Lưỡi trắng có mùi hôi: Nguyên nhân và cách điều trị HIỆU QUẢ

Ung thư lưỡi – Bệnh về lưỡi nguy hiểm ở trẻ nhỏ

Đây là căn bệnh về lưỡi khá hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Trong trường hợp bé bị ung thư lưỡi, có khả năng cao là ung thư tế bào vẩy. Bởi đây là loại ung thư thường gặp nhất ở vùng khoang miệng và lưỡi.

Triệu chứng của bệnh ung thư lưỡi dễ nhận thấy:

  • Vết loét xuất hiện lâu ngày, có màu trắng hay đỏ ở bờ bên của lưỡi và thường rất đau
  • Đôi khi chảy máu lưỡi không lý do
  • Gặp khó khăn như đau họng, đau lưỡi khi nhai và nuốt thức ăn

Nguyên nhân gây ung thư lưỡi ở trẻ em

  • Tiền sử gia đình, người thân có người bị ung thư lưỡi
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: ít hoa quả, rau xanh và những vitamin cần thiết cho cơ thể

Điều trị các bệnh về lưỡi ở trẻ nhỏ

Khi phát hiện những bất thường của trẻ, tốt nhất cha mẹ nên đưa con đi khám sớm. Những dấu hiệu về các bệnh lý tôi kể ở trên có thể phần nào giúp bố mẹ phát hiện vấn đề dễ dàng hơn. Tuy nhiên, tôi khuyên mọi người rằng không nên tự ý chẩn đoán rồi mua thuốc cho trẻ, tốt nhất nên thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa. Việc chữa trị cụ thể cần phải dựa vào mức độ và căn nguyên gây bệnh cụ thể, ví như: Sau đó, việc tìm ra phương pháp điều trị thích hợp cũng là điều vô cùng cần thiết. Bố mẹ có thể tham khảo một vài cách sau đây:

  • Trong trường hợp tình trạng bệnh vẫn đang ở mức độ nhẹ, bạn chỉ cần xây dựng lại chế độ ăn uống lành mạnh hơn cho bé, tránh để bé ăn thức ăn có hại cho sức khỏe như đồ ăn nhanh, đồ uống chứa cồn… Phụ huynh nên trang bị cho bé kem đánh răng chuyên dụng của trẻ, không chứa chất phụ gia và ít hương liệu
  • Đối với viêm lưỡi bản đồ: Nếu trẻ có biểu hiện đau ngứa khó chịu, bố mẹ có có thể dùng nước súc miệng chứa histamin và các loại thuốc bôi chống viêm tại chỗ. Ngoài ra, nên bổ sung thêm trái cây và rau xanh, tránh ăn đồ ăn khi còn nóng để bệnh nhanh khỏi.
  • Nếu tình trạng viêm lưỡi di trú ở trẻ kéo dài không dứt, phụ huynh có thể sử dụng Miconazole gel để giảm triệu chứng trong thời gian ngắn. Trong trường hợp bé vẫn cảm thấy khó chịu từ 7-10 ngày, bố mẹ nên đưa con đi gặp bác sĩ chuyên khoa để được nhận định chính xác.
  • Đối với bệnh loét lưỡi Apthaes: Bác sĩ có thể kê cho trẻ những loại nước súc miệng chứa steroid giúp giảm đau và kháng viêm. Hoặc dưới dạng thuốc bôi thì những sản phẩm chứa các hoạt chất chính là benzocaine, fluocinonide, hydrogen peroxide có thể giúp giảm đau và làm lành vết loét nhanh chóng. Thuốc uống chỉ nên sử dụng khi bệnh quá nặng và không đáp ứng với những phương pháp trên.
  • Đối với bệnh lưỡi trắng: Bố mẹ có thể lựa chọn rơ lưỡi bằng thuốc Tây hoặc điều trị tại nhà. Phụ huynh có thể chọn những sản phẩm chứa các hoạt chất dưới đây như Nystatin, Miconazol hoặc Fluconazol để ngăn chặn sự lây lan của các hại khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, sử dụng lá trà xanh, rau ngót hay lá hẹ trị lưỡi trắng ở trẻ cũng là những phương pháp được rất nhiều bà mẹ tin dùng.
  • Điều trị ung thư lưỡi: Trong trường hợp bé mắc bệnh ung thư lưỡi, cha mẹ nên liên hệ trực tiếp bác sĩ chuyên môn để được phát hiện và có phương pháp chữa trị càng sớm càng tốt.

Một số lưu ý để phòng ngừa các bệnh về lưỡi ở trẻ nhỏ

Để hạn chế tối đa những triệu chứng của bệnh cũng như ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe và cuộc sống của bé, bố mẹ nên lưu ý một vài điểm sau đây:

Xây dựng thực đơn "xanh" là cách phòng tránh các bệnh về lưỡi ở trẻ nhỏ hiệu quả
Xây dựng thực đơn “xanh” là cách phòng tránh các bệnh về lưỡi ở trẻ nhỏ hiệu quả
  • Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ: Bố mẹ nên tập thói quen cho trẻ vệ sinh răng miệng thường xuyên bằng bàn chải mềm và kem đánh răng chuyên dụng không chứa chất phụ gia. Đối với trẻ sơ sinh, phụ huynh cũng nên rơ lưỡi hàng ngày cho trẻ, đặc biệt trước và sau khi bú sữa.
  • Xây dựng chế độ ăn uống “xanh”: Bố mẹ nên bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày của con nhiều rau xanh và hoa quả để tăng cường vitamin và khoáng chất thiết yếu cho hệ miễn dịch và sự phát triển của con. Những thực phẩm này cũng giúp kích thích quá trình trao đổi chất, hỗ trợ loại bỏ hại khuẩn ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, phụ huynh nên hạn chế cho con cái ăn những đồ cay nóng và thức uống có ga hết mức có thể.
  • Vệ sinh đồ chơi của trẻ thường xuyên để tiêu diệt vi khuẩn, mầm bệnh, tránh để trẻ bị lây nhiễm nấm, hại khuẩn từ vật thể khi ngậm vào.
  • Khám sức khỏe định kì: Điều này có thể giúp bố mẹ phát hiện bệnh sớm nhất có thể, tránh để tình trạng bệnh nặng hơn và biến chứng nguy hiểm.

Bài viết trên đây tôi đã chỉ ra các bệnh về lưỡi ở trẻ nhỏ phổ biến. Có thể nhiều bậc phụ huynh xem nhẹ bệnh này, cho rằng nó chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, nặng lắm chỉ gây những triệu chứng khó chịu cho trẻ. Nhưng trên thực tế, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vì thế, bố mẹ nên chủ động trang bị đầy đủ kiến thức để tìm ra phương pháp điều trị càng sớm càng tốt.

Tôi hi vọng, những thông tin trên đây sẽ giúp phụ huynh có cái nhìn tổng quan và chính xác về các bệnh lưỡi ở trẻ nhỏ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình chăm sóc sức khỏe cho bé, mọi người có thể đặt câu hỏi ở blog của tôi hoặc liên hệ qua địa chỉ:

  • Hotline: 0984 650 816/ 0932 088186
  • Facebook: https://www.facebook.com/lydominhtuan
  • Hoặc đến trực tiếp địa chỉ nhà thuốc nơi tôi công tác (Số 37A, ngõ 97, Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, HN để được tư vấn và thăm khám MIỄN PHÍ.