Cá tầm: Tìm hiểu từ A đến Z – Farmvina Nông Nghiệp

Phân biệt cá tầm nuôi tại Trung Quốc và cá tầm nuôi ở Việt Nam

Nếu đều là nuôi giống cá tầm lai, thì không thể phân biệt được là cá tầm nuôi tại Trung Quốc và đâu là cá tầm nuôi tại Việt Nam.

Cá tầm nuôi tại Trung Quốc chủ yếu là giống cá tầm lai có giá rẻ, khoẻ và lớn nhanh, còn cá tầm nuôi tại Việt Nam chủ yếu là giống cá tầm Osetra của Nga. Cá tầm giống Nga có màu vàng óng đặc trưng ở phía bụng dưới, mũi dài nhưng hình tròn tù, không nhọn. Mình cá nhiều vây dạng gai, trải dài cả xương sống và hai bên hông cá.

Có mấy loại cá tầm?

  • Cá tầm Nga chủ yếu phân bố ở Caxpi, Hắc Hải và biển Azốp và những con sông chảy vào các biển này.
  • Cá tầm Xiberi chủ yếu ăn động vật đáy, trong đó phần nhiều là ấu trùng muỗi, ăn lượng lớn vụn hữu cơ, nhiều ở các sống lớn vùng Xibêri Nga, cũng có sống ở eo biển Bắc Băng Dương và thuỷ vực nước lợ. Một bộ phận thuỷ vực cá đực tính dục chín muồi phải đến 17-18 năm, cá cái là 19-20 năm.
  • Cá tầm tạp giao là sản phẩm của cá loài cá tầm khác nhau tiến hành tạp giao với nhau, có tính thích nghi môi trường mạnh, sinh trưởng nhanh.

Hiện trạng nuôi cá tầm tại Việt Nam

Hiện nay ở Việt Nam có 4 loài cá tầm đang được nuôi tại các trang trại nuôi thuỷ sản ở các khu vực miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên là cá tầm Siberi (Acipenser baerii), cá tầm beluga (Husohuso), cá tầm Nga (A. gueldenstaedtii) và cá tầm sterlet (A. ruthenus). Trong đó, đối tượng nuôi phổ biến nhất tại hầu hết các cơ sở nuôi là cá tầm Siberi.

Kỹ thuật nuôi cá tầm bạn cần nắm

Trong các loài cá tầm đang nuôi tại Việt Nam thì cá tầm beluga có tốc độ lớn nhanh nhất, năm đầu tiên đã có thể đạt 1,9-3,2kg, năm thứ hai là 4,7-6,9kg và năm thứ 3 là 7,0-10,2kg. Tuy nhiên loài cá này có tuổi thành thục rất muộn (10 – 15 năm).

Cá tầm Nga năm đầu tiên đạt 1,2 – 2,2kg, năm thứ hai đạt 2,4 – 3,8kg và năm thứ 3 đạt 4,0 – 6,5 kg. Loài này có chất lượng trứng đứng vào hàng đầu trong số các loài cá tầm nuôi, chỉ sau cá tầm beluga. Trong điều kiện nuôi trong ao cá tầm Nga cũng thành thục sớm (3 – 4 tuổi).

Cá tầm Siberi có tốc độ lớn như cá tầm Nga hoặc nhanh hơn đôi chút; giá trị của thịt và trứng cá không khác lắm, nhưng thành thục muộn hơn khoảng 1 – 2 năm so với cá tầm Nga. Cá tầm sterlet có tốc độ tăng trưởng chậm và có kích cỡ nhỏ hơn so với 3 loài cá trên.

Kinh doanh cá tầm: Câu chuyện khởi nghiệp

Loài cá tầm Siberi có mặt tại Việt Nam sớm nhất, từ năm 2005 do Viện nghiên cưu nuôi trồng thuỷ sản 1 nhập về tư Liên bang Nga và được ấp nở và ương giống thành công. Đối tượng này đã được nuôi thử nghiệm ở nhiều địa điểm khác nhau ở Việt Nam như Sa Pa (Lào Cai), Na Hang (Tuyên Quang), hồ chưa Thác Bà (Yên Bái), Đà Lạt (Lâm Đồng), hồ Đa Mi (Bình Thuận)… với các phương thức nuôi lồng, nuôi bể và nuôi nước chảy cho thấy khả năng thích nghi rất cao.

Năm 2007, Công ty cổ phần Hà Quang đã kết hợp với các chuyên gia Nga tiền hành thử nghiệm ấp nở trứng cá, nuôi cá tầm Siberi, Nga, sterlet tại hồ Tuyền Lâm (Đà Lạt, Lâm Đông) và đã thành công. Tháng 11/2007, công ty này đã chuyển giao cho Công ty TNHH cá Tầm Việt Nam tại Đà Lạt. Năm 2008, Công ty TNHH Cá Tầm Việt Nam đã áp dụng kỹ thuật nuôi cá 4 loại cá tầm là cá tầm sterlet, Nga, beluga và cá tầm Siberi trên hồ thuỷ điện Đa Mi (Bình Thuận).

Thánh 7/2008, nhiệt độ nước tại hồ này ở mức 30,5 độ C, nhưng hơn 20.000 con cá tầm Siberi, Nga, sterlet vẫn sống khoẻ mạnh, ăn tốt, tăng trọng đạt yêu cầu. Ước tính sản lượng cá tầm của Công ty Cá Tầm Việt Nam năm 2009 khoảng 300 tần và dự kiên đạt 800 – 1000 tần vào năm 2010. Công ty còn có định hướng ngoài việc nuôi và XK cá tầm còn nuôi cá tầm để lấy trứng (chế biến món trứng cá muối caviar) xuất khẩu trứng cá tầm sang các nước Nhật, Mỹ, Nga…

nuôi cá tầm

Hình thức nuôi cá tầm tại Việt Nam

Hình thức nuôi cá tầm tại Việt Nam hiện nay khá đa dạng, đó là nuôi trong bể, ao và nuôi ao nước chảy sử dụng nước từ các suối lạnh, và nuôi lồng trên hồ chứa. Do phần lớn cá tầm được nuôi ở điều kiện nhiệt độ 16 – 28 độ C nên tốc độ sinh trưởng của cá nhanh hơn từ 1,5 – 2,0 lần so với cá nuôi tại các nước ôn đới; hệ số thức ăn thấp hơn, thời gian nuôi thương phẩm ngắn, phí nhân công thấp. Từ những lợi thế này, sản phẩm cá tầm nuôi tại Việt Nam có ưu thế cạnh tranh về giá so với sản phẩm sản xuất tại các nước ôn đới.

Nuôi bể xi măng.

Bể nuôi cá diện tích 100 – 400 mét vuông là được, độ sâu 0,6 ~ 1,5m, áp dụng nửa nước chảy hoặc phối hợp máy tăng oxy, yêu cầu lượng oxy hoà tan khoảng 6mg/lít, nhiệt độ nước 18-25 độ C. Cá giống có chiều dài 25cm, nuôi 50 con/mét vuông, chiều dài 16~25cm, thả nuôi 30 con/mét vuông, chiều dài 20-28cm, thả nuôi 15 con/ mét vuông, chia chọn theo thời gian thích hợp, số lần cho ăn có thể giảm đến 4-6 lần/ ngày, đường kính hạt thức ăn cũng có thể không ngừng tăng lên, nhưng không được vượt quá ½ khoảng rộng miệng cá tầm.

Nuôi lồng lưới.

Cá tầm có thể nuôi lồng be trong hồ chưa nước, áp dụng lồng 2 tầng. Cá giống 15cm có thể thả 20 con/ mét vuông, tỷ lệ cho ăn có thể tham khảo hồ nước chảy xi măng.

Nuôi ao.

Nói chung thả nuôi cá giống trên 100g/con (thân dài 30cm) , mỗi mẫu có thể thả nuôi 2000 con, mật độ nuôi lớn là 500con/mẫu. Cho thức ăn có thể áp dụng phương pháp định điểm, hàng ngày quản lý phải chú ý đảm bảo oxy hoà tan và dự phòng ký sinh trùng.

Phương thức nuôi cá tầm lồng ghép hai tầng.

Đối với lồng lưới nuôi cá tầm, mỗi mết vuông lồng lưới trong thả nuôi 12 con cá tầm tạp giao mỗi cọn 0,75kg; dưới hành lang của lồng lưới cá tầm (rộng trên dưới 0,5m) và không gian thuỷ vực kéo dài của phần đáy lồng lưới ( giản cách trong ngoài lồng trên dưới 2m), nuôi ghép cá mè hoa không cho ăn (350g/con) 9 con/mét vuông, và cá trắm cỏ (1200g/con) 10 con/ mét vuông.

Sản xuất giống và nuôi cá tầm.

Bể nuôi.

Không cần quá lớn, nói chung bể xi măng hoặc bể kính đều được. hồi kính tròn đường kính 2m, độ sâu 50cm. Tầng trên dùng ống tiêu hoặc ống tròn cung cấp nước, trung tâm hồ xả nước, nước chảy đều, lượng nước trao đổi 10-20 lít/phút. Bể xi măng tròn hoặc vuông, diện tích 3-5 mét vuông đều được, dùng đầu hoa sen cung cấp nước, trung tâm hồ xả nước, bề mặt đáy bể và vách bể trơn không rò rỉ nước. Trước khi sử dụng bể nuôi phải dùng nước muối 2%-4% hoặc dụng potassium permanganate 30g/mét khối rửa hồ tiêu độc.

YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG NƯỚC ĐỐI VỚI CÁ TẦM GIỐNG

Cá cáiCá đựcLoại kích thích tố*SSRSurfagon*GnRHSSPOvopelGnRHLiều lượng (mg)5 – 720,111 viên0,01Thời gian hiệu ứng (giờ)24 – 4026 – 3818 – 22Ghi chú*Tiêm 2 lần, lần đâu tiêm 10% liều lượngTiêm 1 lần

TTTên chỉ tiêuĐơn vịTiêu chuẩn1Nhiệt độ:- Đối với ấu trùng- Đối với các cỡ cá lớn hơn0C0C

18 – 22

20 – 24

2Màu sắcđộ

nm

< 30

< 540

3Mùi vịKhông mùi4Độ trongm>1,55Chất huyền phùg/m3< 10,06pHĐơn vị7,0 – 8,07Ô xit cacbonic (CO2)g/m3108Sulfua hydro (H2S)09Amonia tự do (NH3)g/m30,0510Tiêu hoa oxy theo KMnO4g O2/m3< 1011Tiêu hoa oxy theo Bichromag O2/m3< 1012BOD5g O2/m3< 2,513BODpoli< 3,514Amonia – iong N/m30,515Nitrit – iong N/m3< 0,0216Nitrat – iong N/m3< 1,017Phosphat – iong P/m3< 0,318Sắt tổng sốg/m3< 0,119Tổng số vi sinh vậttriệu tb/ml< 1,020Tổng số khuẩn hoại sinh1000 tb/ml< 3,021Oxy hoà tanmg/l7 – 8

Quy trình nuôi cá tầm.

– Trong quá trình nuôi, cần chú ý đến việc đảm bảo nguồn nước, không để xảy ra ô nhiễm. Bởi loài cá này sống rất sạch. Nếu nước bị ô nhiễm hay nguồn thức ăn không đảm bảo thì cá sẽ bị bệnh nhiễm khuẩn vùng miệng, rôi chết.

– Thức ăn cho cá không đòi hỏi quá cầu kỳ hay kỹ thuật cao, cá Tầm ăn các loại trùn quế, trùn hương, các loại cá nhỏ, tôm, tép. Ngoài ra, cho cá ăn thêm cám công nghiệp. Cá tầm chỉ thích ăn đêm nên người nuôi phải cho cá ăn vào 19 giờ đêm đến 4 giờ sáng. Khi cá 1 kg thì cần cho ăn 4 lần/ ngày, cá trên 1kg cho ăn 2 lần/ ngày, nhưng lượng cám nhiều hơn. Mỗi lồng nuôi, có diện tích 25mét vuông và luôn giữ độ nước sâu là 5m.

YÊU CẦU CHO ĂN VÀ ĐƯỜNG KÍNH HẠT THỨC ĂN CỦA CÁ GIỐNG CÁ TẦM

Quy cách (g/con)0,2 – 11 – 33 – 1010 – 30Trên 30Tỉ lệ cho ăn ngày (%)15 – 1010766 – 4Số lần cho ăn ngày10 – 88 – 6544Đường kính hạt thức ăn (mm)0,6 – 11 – 1,51,5 – 2,53 – 3,54,5

Cá tầm sợ ánh sáng rõ, cho nên phía trên hồ nuôi phải che ánh sáng mặt trời chiếu vào hồ. Khi độ dài cả con đạt 3,5 – 4cm phải kịp thời tách hồ để nuôi để giảm mật độ nuôi (bảng 18).

MẬT ĐỘ THAM KHẢO NUÔI CÁ GIỐNG CÁ TẦM

Quy cách thả nuôi (g/con)0,2 – 11 – 33 – 55 – 1010 – 30Trên 30Mật độ con/mét vuôngHồ nước chảy1000600400200120100Hồ nước tĩnh150120100706030

Cá tầm môi thìa có những đặc điểm nào?

Cá tầm môi thìa chủ yếu phân bố ở sông Missisipi, hồ Misigân, hồ Yili của nước Mỹ. Là loài cá ăn thức ăn lọc, chủ yếu ăn sinh vật phù du, loài chi giác thi thoảng cũng ăn côn trùng thuỷ sinh nhỏ.

Nhiệt độ thích nghi phạm vi rộng.

Cá tầm môi thìa có tính thích nghi nhiệt độ phạm vi rộng, nhiệt độ nước từ 0-37 độ C đều có thể sống bình thường, độ pH thích nghi là 6,5~8, yêu cầu lượng oxy hoà tan trong nước trên 5mg/lít, có thể sống lâu năm trong ao hồ, hồ chứa nước và sông ngòi nước ngọt. Trong điều kiện nuôi nhân công, cá tầm môi thìa hoàn toàn có thể qua đông, mùa đông thời tiết tốt là có thể ăn thức ăn gia công phối hợp.

Tuổi chín muồi tính dục của cá đực 9~10 tuổi, cá cái là 8~10 tuổi. Trong điều kiện nuôi nhân công có thể sớm trước 1~2 năm, khác với loài cá khác, cá tầm môi thìa là loại hình đẻ trứng kiển gián cách.

Dễ đánh bắt.

Cá tầm môi dài không giỏi nhảy, tính tình ôn hoà, là loài cá sống ở tầng giữa, tầng trên. Trong ao nuôi, một lần giăng lưới tỉ lệ đánh bắt có thể đạt 90% ao nhỏ một lần thả lưới hầu như có thê bắt toàn bộ. Trong thuỷ vực lớn và vừa, áp dụng phương pháp đánh bắt chắn, đuổi, đâm, có thể đánh bắt phần lớn cá tầm môi thìa.

Giá trị dinh dưỡng, kinh tế cao.

Thịt cá tầm môi thìa tươi ngon, phần môi chứa nhiều collagen, dinh dưỡng phong phú, da cá có thể làm thành da thuộc tốt. Cá tầm môi dài có tuổi thọ dài năm, có tác dụng tư âm tráng dương, cường thân kiện thể, ích não sáng mắt và thanh nhiệt giải độc. Trứng cá tầm môi dài có thể làm thành tương cá, có giá cao trên thị trường quốc tế, mỗi 1kg có thể đạt trên 250USD. Tư thế bơi của cá tầm môi dài rất đặc biệt, còn có giá trị thưởng thức ngoạn mục.

cá tầm

Phương thức nuôi cá giống cá tầm môi thìa.

Nuôi cá tầm môi thìa giống chủ yếu có hai phương pháp: nuôi trong ao nhỏ (lồng thuỷ tộc, lưới treo, hồ xi măng nhỏ) và nuôi hồ cá thông thường.

Nuôi ao nhỏ, phải đảm bảo khi cá bột mở miệng phải có thức ăn vừa miệng, vừa mở miệng là phải kịp thời cho ăn lòng đỏ trứng; khi cá bơi ngang bằng, bắt đầu cho ăn động vật phù du nhỏ dưới 60 mắt, mật độ thả nuôi mỗi mét khối nước không vượt quá 4.500 con. Theo đà cá lớn dần, kịp thời điều chỉnh mật độ thưa dần, cho ăn động vật phù du 60 mắt và 40 mắt, 15 ngày có thể nuôi thành cá có độ dài 3,5~4,5cm.

Khi cá bột dài đến 6cm, bắt đầu thuần cho ăn thức ăn nhân công. Thức ăn nhân công làm dạng nổi là tốt. Giai đoạn cá con cho ăn thức ăn nhân công tốt hơn thức ăn thiên nhiên. Thức ăn mỡ nhiều hiệu quả tương đối tốt. Trong quá trình nuôi phải đảm bảo đủ dinh dưỡng, oxy hoà tan và đủ không gian, ngăn cản cá bột cắn đuôi nhau.

Khi lượng cho ăn mỗi ngày bằng 170% tổng trọng lượng thân cá, tốc độ sinh trưởng của nó nhanh nhất. Thời gian nuôi cá giống, nhiệt độ nước phải khống chế ở 17-24 độ C. Nuôi cá ao nhỏ tiện cho khống chế và quản lý chất nước, tỉ lệ sống tương đối cao. Trong nước phần nhiểu áp dụng phương pháp này.

Mấu chốt là phải nắm vững thời gian bỏ phân, số lượng bỏ phân, điều chỉnh mật độ nuôi hợp lý. Hiện nay kỹ thuật nuôi cá chưa thành thạo, tỉ lệ cá sống lớn tương đối thấp nên ít sử dụng vào sản xuất.

Cá tầm chủ yếu có những bệnh gì? Phòng trị như thế nào?

Các bạn quan tâm đến bệnh nuôi thuỷ sản có thể tham khảo tại ĐÂY.

Hội chứng bại huyết do vi khuẩn (bệnh bại huyết do vi khuẩn).

* Nguyên nhân. Bệnh này là do khuẩn đơn bào mụn nước gây ra.

* Triệu chứng. Cá bị bệnh thân màu bạc, phần bụng sưng phình to, phần gốc xương xung huyết, vây xung huyết, hậu môn sưng đỏ, thường có niêm dịch màu đỏ máu hoặc màu vàng chảy ra, mang màu nhạt. Số ít cá bị bệnh lặn xuống khó khăn, cá chết đa số nằm ngửa hoặc nằm nghiêng, có bộ phận trôi nổi trên mặt nước. Có bụng nước màu đỏ nhạt, ga sưng to có màu vàng đất, có ổ hoại tử, cuối ruột và khúc xoắn ốc xuất huyết phát viêm, có nhiều chất nhờn dạng bọt, tế bào gan có bọt rỗng biến tính, chứng viêm mãn tính.

* Phòng trị.

– Dự phòng: định kỳ dùng chlorine dioxide và thuốc tiêu độc nước và trong thức ăn định kỳ cho thêm thuốc kháng khuẩn cùng một số chất phụ gia nâng cao sức kháng bệnh như vitamin C, vitamin E.

– Trị liệu: mỗi mét khối nước dùng chlorine dioxide 0,3g, cho nước hoà tan xả khắp ao; mỗi 1kg thức ăn cho thêm nhân trần 3g, bản lăn căn 2g, ngư tinh thảo (dấp cá) 2g, xuyên tâm liên 2g, đại hoàng 2g, sắc nước làm thành thức ăn uống, dùng liền 10 ngày.

Bệnh viêm ruột do vi khuẩn.

*Nguyên nhân: Bệnh này là do khuẩn đơn bào dạng điểm gây ra.

* Triệu chứng: Thời ký đầu phát bệnh, bề ngoài cá bị bệnh không có triệu chứng rõ ràng. Cá bị bệnh bơi chậm, ăn giảm. Hậu môn sưng, ấn nhẹ bụng có niêm dịch màu vàng chảy ra.

* Phòng trị:

– Dự phòng: đảm bảo chất nước trong sạch, thức ăn tươi mới, hợp khẩu vị, định kỳ cho ăn thức ăn thuốc, như trong mỗi 10kg thức ăn cho nước tỏi 2g.

– Trị liệu: Áp dụng phương pháp dùng ngoài kết hợp uống trong. Mỗi mét khối nước dùng Terramycin 2-6g, cho nước pha loãng xả xuống ao; mỗi kg cá mỗi ngày dùng 0,02-0,04g nước tỏi trộn vào thức ăn cho cá ăn, cho ăn liên tục 5-6 ngày.

Bệnh trùng bánh xe (trichodina)

* Nguyên nhân. Bệnh này là do trùng bánh xe ký sinh gây ra.

* Triệu chứng. Bề ngoài cá bị bệnh không có ánh lên, cá rất gầy, bơi chậm, đường ruột không có thức ăn, kiểm tra dưới kính hiển vi phát hiện có lượng lớn ký sinh trùng bám ngoài da và trên mang, tia mang màu đỏ sẫm, niêm dịch tương đối nhiều.

* Phòng trị. Dùng glutaraldehyde diệt trùng bánh xe ký sinh trên thân và mang cá, không được dùng cupric sulfate. Dùng nước muối 5% ngâm trên dưới 1 giờ, chuyển sang nuôi ở hồ nước chảy, bệnh tình có thể chuyển biến tốt mà khỏi.

Bệnh chấm đốm trắng.

* Nguyên nhân. Bệnh này là do có nhiều trùng đốm trắng (white-spot disease) ký sinh gây ra. Phần nhiều phát sinh ở cá giống nuôi ở hồ xi măng nước tĩnh, dưới điều kiện nhiệt độ nước 20-25 độ C, dễ bộc phá bệnh này.

* Triệu chứng. Cá bị bệnh ngày càng gầy, năng lực bơi giảm mạnh, và nôn nao bất an, ăn giảm. Quan sát bằng mắt thường, bề ngoài cá bị bệnh có rất nhiều đốm trắng, nghiêm trọng nhất là ở tia mang và mang, soi kính hiển vi phát hiện có nhiều trùng đốm trắng bám ngoài thân và mang.

* Phòng trị. Trong quá trình nuôi, phải đảm bảo lượng nước chảy nhất định. Khi phát bệnh nâng cao nhiệt độ nước đến 30 độ C tiến hành khống chế, hiệu quả tương đối tốt. Dùng dung dịch formalin 50ml/mét khối ngâm 30-60 phút, liên tục 3 ngày; dùng nước muối 3,5% cho thêm dung dịch magnesium sulfate 1,5% ngâm 15 phút; mỗi mét khối nước dùng 0,38g bột ớt cho thêm 0,15g nước gừng trộn lẫn sau khi nâu sôi, xả xuống ao.

Bệnh bọt khí.

* Nguyên nhân. Do hàm lượng nitơ hoặc oxy trong nước quá bão hoà (khi độ bão hoà của khí nitơ đạt tren 125% thì sẽ phát sinh bệnh bọt khí do khí nitơ gây ra; khi độ bão hoà của khí nitơ trên 130%, chỉ trong thời gian ngắn sẽ gây ra nguy hại chí mạng), bọt khí nhỏ, rồi lại hội tụ lại bọt khí lớn, từ đó làm tắc nghẽn huyết quản nhỏ li ti, tạo thành hiện tượng sưng phun làm nguồn nước, dễ làm cho nước quá báo hoà khí nitơ mà sinh ra bệnh này.

* Triệu chứng. Cá bị bệnh bơi chậm, nổi lên trên hoặc phân bố ở tầng giữa tầng trên chỗ nước chảy chậm. Cá bệnh nặng bụng trương to rõ rệt, khó chìm xuống, chỗ hai bên mép trước miệng có rất nhiều bọt khí xếp thành hàng hình dây, trong ruột có niêm dịch màu vàng và bọt khí, sợi mang hoàn chỉnh, màu trắng, niêm dịch giữa sợi mang tương đối nhiều, có rất nhiều bọt khí nhỏ.

* Phòng trị. Phương pháp chủ yếu trước hết là phải cải thiện chất nước, giải quyết khí nitơ hoặc khí oxy quá bão hoà trong nguồn nước, sau đó dùng thuốc uống trong tiếp tục điều trị, giảm bớt thời gian nguồn nước nổi bọt khí, ngăn chặn khí quá bão hoà trong nguồn nước. Thời kỳ chuyển thức ăn, phải trùm lưới vào đầu vòi bổ sung khí, để tránh cá tầm hớp nhầm bọt khí. Khi phát hiện, xả muối ăn xuống ao, làm cho nồng độ nước muối trong ao là 0,5%. Bắt cá bị bệnh chuyển sang ao nước nhiệt độ tương đối thấp đã được xử lý, tăng tốc độ nước chảy lơn hơn, tăng lượng hoạt động của cá. Làm cho cá thông qua tuần hoàn cơ thể, nhanh chóng thải bọt khí ra ngoài cơ thể, dùng kim chọc vào bụng cá xả bọt khí ra, hiệu quả cũng khá tốt.

Bệnh não tính gan (hepatic encephapathy).

* Nguyên nhân. Có báo cáo cho rằng cá con của cá tầm Sử Thị, cá tầm Nga do thức ăn và chất phụ gia có độc mà bị bệnh não có tính gan, cá con bị bệnh của cá tầm Sử Thị màu của thân cá và bề ngoài bình thường. Trường kỳ cho ăn ô nhiễm nghiêm trọng, trong thân cá tích tụ lượng lớn giun nước có chất độc, hoặc trường kỳ dùng loại thuốc phòng bệnh nào đó cũng có thể mắc bệnh này. Bệnh não do gan chủ yếu phát sinh ở giai đoạn chuyển ăn của cá tầm có độ dài 15-20cm

* Triệu chứng. Thời kỳ đầu phát bệnh cá nhảy, bơi lung tung và hành vi rất hưng phấn, chúng bơi tản đàn hoặc bơi riêng lẻ, ăn giảm; thời kỳ cuối hôn mê, trạng thái mê ngủ, ngưng ăn, cho đến chết.

* Phòng trị. Tăng cường quản lý chất nước, bảo đảm chất nước tốt. Áp dụng phương pháp cho ăn chính xác, cho ăn hợp lý loại giun nước nuôi nhân công, giảm và tránh chất thuốc phụ gia trong thức ăn. Trong thức ăn cho thêm lactu acid có tác dụng trị liệu bệnh não do gan của cá tầm Sử Thị.

Chế biến món ngon từ cá Tầm

Cá Tầm mang nhiều giá trị dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe con người. Vì vậy, chúng được chế biến ra rất nhiều các món ăn ngon. Tuy nhiên, khi nhắc tới cá Tầm, phần lớn chúng ta đều nghĩ tới 3 món ăn nổi tiếng và rất phổ biến dưới đây.

Cá Tầm om chuối đậu

Bóp muối và làm sạch cá với giấm, sau đó cắt cá thành từng miếng nhỏ cỡ quân cờ. Thịt cá mang đi ướp cùng bột canh, mẻ, mắm tôm, nghệ, hạt tiêu và để 5 phút cho ngấm. Chuối xanh gọt vỏ, cắt nhỏ và ngâm với nước cho bớt nhựa.

Đun 2 lít nước trên bếp, đồng thời cho vào nồi bột nghệ, bộ canh và chuối đã cắt nhỏ đun trong 1 phút rồi vớt ra cho ráo nước. Sau đó, dùng một nồi khác đun trên bếp, cho dầu ăn và phi thơm tỏi rồi đổ chuối đã ráo nước vào xào cho tới khi chuối xe lại thì đổ thêm khoảng 1.5 lít nước vào.

Đậy vung om cho tới khi chuối mềm ra thì bắc thêm một nồi nữa lên bếp và tiếp tục phi thơm tỏi, cho thịt ba chỉ đã thái vào áp chảo để thịt xe lại rồi cho cá Tầm vào xào cùng thêm 5 phút. Để ý nồi đun chuối đã chín mềm chưa rồi cho đậu phụ cắt nhỏ, thịt và cá Tầm đã xào vào om chung một nồi và nêm gia vị cho vừa miệng. Khi gần tắt bếp, bạn cho hành lá, tía tô, lá lốt vào nồi rồi đun thêm một chút nữa là xong.

Lẩu cá Tầm

Dùng bột mì xát đều thân cá để loại bỏ nhớt rồi rửa thật sạch với nước. Bỏ hết các phần mang, ruột và vây cá cho sạch sẽ. Cá cắt thành từng khoanh vừa trên đĩa để nhúng lẩu khi ăn. Phần đầu và đuôi sẽ dùng để nấu nước lẩu thêm ngọt hơn.

Nước lẩu đun cho tới ngọt, cho thêm gia vị sao cho vừa ăn. Khi chuẩn bị ăn có thể cho thêm hành tây để tăng mùi thơm của nước dùng. Bên cạnh đó, phi thơm tỏi rồi cho đầu cá và đuôi cá cùng gia vị vào đảo đều sau đó đổ vào nồi nước lẩu ban đầu. Trong nồi nước lẩu cần bổ sung cà chua bổ cau, hành tây chẻ núi, chanh, cần tàu để đạt mùi thơm.

lẩu cá tầm

Khi đun nước dùng chỉ nên bật lửa nhỏ vì lửa to sẽ làm cá bị tanh, gia vị không kịp ngấm. Sau cùng, bạn có thể pha nước chấm tùy theo sở thích của mình, thường sẽ là nước mắm chanh tỏi ớt.

Cá Tầm rang muối

Cá Tầm sau khi mua về chạt đầu và phần đuôi để riêng. Bạn để thân cá vào một nồi sành hoặc vật dụng gì có thể chịu được nhiệt. Đổ muối vào và xoa đều lên toàn bộ mình cá rồi phủ lá chuối lên trên.

Bây giờ, bắc nồi lên bếp và đun từ 20 đến 50 phút cho cá chín. Cá được ướp muối sẽ có chín rất khô và thịt cá có màu vàng ruộm, da cá giòn tan nhưng thịt cá bên trong vẫn dai mềm và đậm vị. Bạn chỉ việc cắt nhỏ, bày lên đĩa và thưởng thức. Cá Tầm rang muối rất thích hợp nếu ăn với cơm nóng, bạn cũng có thể chấm với nước mắm chua ngọt hoặc nước chấm tương hột.

Câu Hỏi Thường Gặp