Cấu tạo của mắt cá
Vị trí của cơ quan thị giác là mắt thường nằm ở hai bên đầu của cá. Chức năng để nhìn, tham gia vào việc giữ thăng bằng cho cơ thể cá. Góp phần tạo nên màu sắc của cá. Hình dạng cấu tạo của Mắt của cá thường gồm có 4 phần chính: Màng cứng: Là lớp ngoài cùng của mắt. Phía trước hình thành giác mạc trong suốt và phẳng để tránh va chạm lúc cá bơi lội. Ở cá sụn màng cứng bằng sụn. Ở cá xương màng cứng bằng tổ chức sợi.
Màng mạch: Là lớp nằm sát bên trong màng cứng. Gồm nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố. Màng mạch kéo dài ra phía trước hình thành mống mắt ở giữa có đồng tử. Võng mô: Là bộ phận sinh ra cảm giác, nằm ở phần trong cùng của mắt. Võng mô do nhiều tế bào thị giác hình thành; Có hai loại tế bào thị giác: Tế bào thị giác hình que: Cảm nhận cường độ ánh sáng nhanh hoặc chậm. Tế bào hình chóp nón: Cảm nhận màu sắc ánh sáng. Thủy tinh thể: Hình cầu, trong suốt. Giữa giác mạc, võng mô và thủy tinh thể chứa đầy dịch thủy tinh thể trong suốt dạng keo có nhiệm vụ cố định vị trí thủy tinh thể. Ánh sáng xuyên qua thủy tinh thể để đến võng mô. Ngoài ra mắt cá còn có cơ treo, cơ kéo, mấu lưỡi liềm. Cá không có tuyến lệ.
Cá thường có hai mắt nằm ở phần đầu của cá. Vị trí hình dạng và chức năng của mắt cũng thay đổi theo tập tính sống của từng loài cá. Cá sống tầng mặt thì mắt thường to và nằm ở hai bên nửa trên của đầu, chẳng hạn như mắt cá trích, cá mè, cá he. Cá sống chui rúc hoặc sống ở tầng đáy thì mắt thường kém phát triển hoặc thoái hóa, bù lại phát triển các giác quan khác, chẳng hạn như Lươn, cá trê, cá lưỡi mèo.
Cá ngủ như thế nào?
Clip nguồn youtube
Cá không có mi mắt và chúng không cần nhắm mắt dù sống ở dưới nước, và đất, bụi không thể chui vào mắt chúng được. Mặc dù vậy, cá vẫn ngủ. Một số loài cá ngủ vào ban ngày và chỉ thức dậy vào ban đêm, một số loài khác thì ngủ đêm và thức ngày giống như con người.
Rất dễ để chúng ta biết khi nào thì cá đang ngủ. Đó là khi chúng nằm im không cựa quậy, và thường là nằm dưới đáy hoặc gần mặt nước. Chúng phản ứng rất chậm với những gì xảy ra xung quanh chúng và có khi chẳng có phản ứng gì. Nhìn vào mang cá, bạn sẽ thấy chúng thở rất chậm.
Thông thường khi một con cá đang “ngủ “, có bốn đặc điểm được quan sát thấy: không hoạt động trong một thời gian dài; ở trong một tư thế nghỉ (như cái đuôi rũ xuống); một thói quen (như nghỉ ngơi tại cùng một thời điểm, và theo cách thức tương tự, mỗi ngày); và giảm độ nhạy cảm với môi trường của nó (khó bị đánh thức).
Cá cũng giống như nhiều loài động vật khác đều ngủ nhưng điểm khác là khi ngủ không nhắm mắt, bởi vậy nên nhiều người nhầm tưởng. Đặc điểm của cá khi ngủ là dừng bơi và nó đứng im nhưng nghe có tiếng động thì nó rất nhạy để phát hiện và lẩn tránh.
Cá da trơn ngủ như thế nào?
Nếu bạn có một chiếc bể cá ở nhà, bạn có thể quan sát thấy khi đêm xuống và bạn tắt đèn đi thì cá ít hoạt động hơn. Nếu bạn bật đèn lên vào giữa đêm, bạn sẽ thấy lũ cá hầu như không hoạt động gì.
Cũng như con người, cá có một chiếc đồng hồ trong cơ thể báo cho chúng biết khi nào thì làm gì như là giờ ăn, giờ ngủ chẳng hạn. Vì thế, kể cả bạn có bật đèn sáng suốt cả đêm thì chúng cũng vẫn ngủ.
Một số nhà khoa học đã nghiên cứu về giấc ngủ của cá sống trong những hang động không hề có ánh sáng. Họ nhận thấy ngay cả những loài cá này cũng có những thời gian gần như không hoạt động gì như thể chúng đang ngủ vậy. Tất nhiên là ở những nơi luôn luôn tối tăm này thì không có lúc mặt trời mọc hay mặt trời lặn để đánh dấu ngày hay đêm, vì thế nhịp sống của những loài cá này thường là khác so với những loài cá sống ở nơi có ánh sáng.
Một số loài cá, như là cá thu và một số loài cá mập, phải bơi liên tục không ngừng nghỉ thì chúng mới có thể thở được. Vì thế rất có thể mỗi khi ngủ là chỉ có một nửa bộ não của chúng nghỉ ngơi mà thôi, giống như cá heo vậy.
Cá mó thì tạo ra một lớp màng nhầy bọc lấy cơ thể vào ban đêm. Lớp màng này là một cái túi ngủ dày dặn bảo vệ chúng khỏi bị các loài kí sinh tấn công trong lúc chúng đang ngủ.
Cá cũng có thể ngủ mơ giống người
Có người từng hỏi không biết cá có mơ trong khi ngủ không. Cho đến nay, chúng ta chưa có câu trả lời chính xác nhưng trong một số đoạn video quay bạch tuộc lúc đang ngủ thì chúng đổi màu. Đây có thể là một biểu hiện cho thấy chúng đang mơ về việc chạy trốn khỏi một loài động vật ăn thịt hoặc bí mật rình con mồi của chúng, giống như hoạt động của chúng lúc thức.
Dù bạn có tin hay không thì các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu về giấc ngủ của cá để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về giấc ngủ của con người. Phần lớn các nghiên cứu này sử dụng cá ngựa và nhằm mục đích tìm hiểu tác động của việc thiếu ngủ, chứng mất ngủ và chu trình giấc ngủ.
Cá cũng biết ngáp, ho, thậm chí còn ợ hơi. Nhưng chúng không bị ngạt. Theo nhà sinh vật biển đã nghỉ hưu Steve Webster tại Monterey Bay, khóc là một phản xạ xúc cảm chỉ có ở động vật có vú có bộ não lớn. Cũng theo ông, con người “có ý thức, có thể hồi tưởng những chuyện đã qua trong quá khứ, dự tính cho tương lai, và kết hợp rất nhiều hành vi nhận thức phức tạp khác”.“Cá không có vỏ não – thứ khiến chúng ta trở nên khác biệt – nên tôi nghi ngờ thông tin cá có thể khóc”, Webster nói với LiveScience. “Chắc chắn chúng không thể rơi nước mắt vì mắt của chúng luôn luôn ở trong một môi trường toàn nước.”
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!