Cá lăng đuôi đỏ là một trong số các giống cá đang được nuôi khá nhiều ở Việt Nam bởi thịt ngon, ngon và kích thước lớn. Kỹ thuật nuôi cá lăng đuôi đỏ khá đơn giản nhưng bạn cần nắm rõ được từng chi tiết về chuẩn bị ao, chọn giống, thả cá, cho cá ăn đến chăm sóc, như vậy mới giúp cá lớn nhanh và cho năng suất cao. Cùng tìm hiểu những kinh nghiệm chia sẻ dưới đây để hiểu rõ hơn về kỹ thuật này nhé!
Giới thiệu cá lăng đuôi đỏ
Cá lăng đuôi đỏ là cá thuộc dòng cá lăng và có đuôi đỏ, nó có một tên gọi khác là “cá lăng chiến”. Đây là một loại cá nước ngọt có nguồn gốc và xuất hiện nhiều tại khu vực Nam Á Ấn Độ và Myanmar. Hiện loài có này được nuôi và xuất hiện nhiều tại miền Nam Việt Nam. Cá lăng đuôi đỏ hiện nay có giá trị thành phẩm cao ( hiện thị trường giá 1 cân cá lăng đỏ có thể lên đến 500.000 VNĐ).
Thu nhập trăm triệu đồng nhờ nuôi cá lăng đỏ
Nếu như trước đây nuôi cá chỉ là nghề phụ với thu nhập bập bõm thì hiện nay việc nuôi cá, nhất là cá lăng đỏ đã gần như trở thành nghề chính đem tới thu nhập cao cho bà con. Thậm chí nhiều hộ đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm nhờ xuất khẩu cá này.
Theo nghiên cứu thì cá lăng có tới hơn 200 loại khác nhau, tuy nhiên ở Việt Nam phổ biến là cá lăng đỏ, hồng, vàng hay cá lăng hoa. Cá lăng đỏ là cá có đuôi màu đỏ, vây rất lớn, đặc biệt mỗi con cá lăng đỏ thành phẩm có thể dài 1,5 m và nặng hơn 30kg. Giá cá lăng đỏ cũng ở mức cao, dao động 120.000-170.000 đồng/kg, cá càng to càng nuôi lâu năm thì giá bán càng cao, nhờ đó mà đem lại hiệu quả kinh tế rất cao cho người nuôi.
Cá lăng đỏ cũng có giá trị dinh dưỡng rất cao, thịt cá mềm, thơm hơn, giàu dinh dưỡng hơn nên giá bán thường cao hơn các loại cá khác. Ngoài việc phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước thì hiện nay cá lăng đỏ nuôi chủ yếu xuất khẩu nên rất ổn định, không sợ vấn đề giá hay đầu ra. Đó là lý do vì sao nuôi cá lăng đuôi đỏ đang được nhân rộng hơn.
Tìm hiểu kỹ thuật nuôi cá lăng đuôi đỏ hiệu quả, năng suất cao
Mặc dù nuôi cá lăng đuôi đỏ không quá khó, nó có khả năng chống chịu được bệnh tật tốt nhưng vẫn có rủi ro tiềm ẩn. Chính vì vậy mà người nuôi cần phải nắm vững kỹ thuật này để đảm bảo cá phát triển, hạn chế rủi ro, nhất là với người nuôi cá số lượng lớn.
Chuẩn bị ao nuôi cá lăng đuôi đỏ
Cá lăng đuôi đỏ có thể được nuôi ở ao bùn hay ao lót bạt, lồng bè. Tùy vào khả năng kinh tế mà chọn hình thức phù hợp nhưng nuôi cá trong ao lót bạt vẫn được ưa chuộng hơn.
+ Với ao lót bạt: diện tích tối thiểu là từ 10 m2 trở lên, độ sâu trên 2m. Cần thiết kế mái che cho ao, đặt ao gần nơi chủ động cho việc cấp thoát nước. Đào ao theo kích thước có sẵn, đáy ao phải phẳng và nghiêng tầm 5% giúp thoát nước dễ. Sau đó dùng bạt HDPE để phủ đều ao, kín các bờ góc, cố định góc cạnh bằng cọc tre, không được để thấm nước.
Xem thêm : Giá bao lót hồ nuôi cá là bao nhiêu ?
+ Với ao bùn: diện tích cần từ 100m2 trở lên, sâu 1,5-2m. Lớp bùn dày tầm 1,5cm để cá chui rúc, thả bèo trên mặt ao (30%), lắp thêm hệ thống cấp thoát nước.
Ao chuẩn bị xong thì bạn bơm nước sạch vào ngâm tầm vài ngày là có thể thả cá được.
Lựa chọn cá lăng giống
Với kỹ thuật nuôi cá lăng đuôi đỏ thì bạn cần chú ý khâu chọn giống cho tốt bởi vì chọn được giống tốt sẽ giúp cá sinh trường tốt về sau. Nên chọn cá giống ở các trại uy tín, cá khỏe mạnh, không dị tật, cỡ đều nhau, nặng tầm 10-20g/con, dài 4-5cm là tốt nhất.
Mật độ thả cá lăng đuôi đỏ
Tùy theo từng hình thức nuôi mà có mật độ thả khác nhau. Ví dụ như:
+ Nếu như nuôi thâm canh, nuôi đơn cá lăng không thì mật độ: 8-10con/m2
+ Nuôi bán thâm canh: thả 4-5 con/m2, thả thêm cá khác nữa như cá rô phi
+ Nuôi trong ao lót bạt có thể thả 60-80con/m3
Thời điểm thích hợp để thả cá lăng đuôi đỏ là cuối tháng 3 và tầm đầu tháng 4.
Thức ăn cho cá lăng đuôi đỏ
Nhờ hàm răng chắc khỏe nên cá lăng đuôi đỏ có thể ăn được nhiều dạng thức ăn khác nhau như: thức ăn tự chế biến, thức ăn cám công nghiệp hay thức ăn tươi sống đều được.
Trong 3 tháng đầu thì bạn có thể cho cá ăn thức ăn tự chế biến như cá tươi nghiền bột lẫn cám gạo thành viên. Lượng thức ăn bằng 7-10% trọng lượng cá, mỗi ngày ăn 3 bữa. Riêng thức ăn tươi sống thì 1 tháng chỉ cần cho ăn 1-2 lần là được.
Chăm sóc, phòng bệnh cho cá lăng đuôi đỏ
Tầm 15-20 ngày thì bạn thay nước cho cá 1 lần, mỗi lần chỉ thay tầm 30% lượng nước cũ chứ không thay hoàn toàn nước. Đồng thời kết hợp khử trùng ao 1 tháng 1 lần.
Để tăng sức đề kháng cho cá thì bạn bổ sung thêm vitamin C trộn trong thức ăn cho cá.
Thu hoạch cá lăng đuôi đỏ
So với các giống cá khác thì thời gian nuôi cá lăng đuôi đỏ kéo dài hơn, sau 1,5-2 năm là thu hoạch được.
Lúc này cá có thể đạt 2-3kg/con. Nếu nuôi lâu hơn thì trọng lượng cá càng lớn, giá cao hơn, bạn có thể vợt con to để thu hoạch trước.
Nếu còn vấn đề gì thắc mắc về kỹ thuật nuôi cá lăng đuôi đỏ, hãy liên hệ trực tiếp qua hotline: 0989.999 219 (Call/Zalo) sẽ được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm : Phương pháp nuôi cá chình trong bể lót bạt
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!