Lý giải tên gọi của món bún này, người ta cho rằng xuất xứ là từ món gỏi cuốn, gồm bánh tráng, bún, thịt ba rọi (ba chỉ) thái sợi, rau sống, rau thơm, tép… cuốn thành từng cuốn rồi chấm với nước chấm là tương hột xay sền sệt.
Sau đó, người dân đã biến tấu bằng cách cho tất cả các nguyên liệu của món gỏi cuốn vào tô, có thêm nước dùng, cho ít tương xay vào trộn đều rồi thưởng thức. Khi ăn có thêm nước chấm là tương xay để chấm các món như thịt, tép… làm cho món ăn đậm đà hơn.
Ông Huỳnh Văn Hòa (người dân ở Mỹ Xuyên) chia sẻ: “Từ món gỏi cuốn, người ta cho vào tô, rồi chan nước vào, dùng đũa và (ăn) như ăn cơm. Sau nữa, lại biến tấu chan thêm nước dùng nấu từ xương và me có vị hơi chua, ngọt và béo để tạo thành món bún nước, từ đó có tên gọi là “bún gỏi và”, nhưng theo cách phát âm của người Nam Bộ, chữ “và” được đọc thành “dà”, riết rồi quen gọi “bún gỏi dà” thành tên cho đến nay”.
Một chủ quán bún ở phường 1 (TP Sóc Trăng) cho biết, nguyên liệu để làm món bún gỏi dà, gồm: Nước dùng, bún, rau xà lách, rau thơm, giá, bún, đậu phộng (lạc) rang giã dập, tương xay, dừa khô nạo, nước me, mắm nêm, ngò gai, thịt heo ba rọi và tép bạc.
Trong đó, nước lèo được đánh giá là khâu quyết định chất lượng của món bún. Điểm độc đáo của món này là nước dùng và tương xay được chế biến rất đặc biệt, theo bí quyết riêng của mỗi đầu bếp và tùy vào cách chế biến nước dùng, tương xay mà cho ra nét riêng của món ăn được xem là linh hồn của món ăn, quyết định sự thành công của món ăn.
Theo một chủ quán bún, nước dùng thường được nấu bằng xương heo và thịt heo để cho ra vị ngọt tự nhiên, thêm vào chút me cho có vị chua nhẹ. Có thể có nhiều loại nước dùng khác nhau (tùy vào mỗi người nấu) như có loại nước dùng trong, không có mùi thịt, xương; có loại nước dùng đục và giữ nguyên xương, thịt khi nấu.
Đó là cách phối hợp tạo nên tô nước dùng đạt tới mức độ hài hòa, thỏa mãn vị giác thanh, ngọt, chua, cay, béo của thịt ba rọi, tép đất, tỏi phi, chanh, ớt bằm, nước mắm cốt, quyện với hương thơm thoang thoảng của đậu phộng rang, tương xay. Rau ăn kèm với bún thường là giá, xà lách, rau thơm để người ăn không ngán.
Tô bún nhìn thật hấp dẫn với màu trắng của thịt, màu đỏ của tép, màu xanh của rau, màu nâu của tương và màu đỏ của ớt, mùi thơm của mắm hòa quyện với mùi hương thoang thoảng của me, ngò gai làm cho món bún gỏi dà không thể lẫn với bất kỳ món ăn nào khác.
Vì vậy, khách về Sóc Trăng muốn thưởng thức món bún gỏi dà bởi nó là món ăn dân dã, không đến nỗi đắt (khoảng từ 30.000 đồng -35.000 đồng/tô). Những ngày đông se lạnh này mà thưởng thức bún gỏi dà thì thật tuyệt, ấm áp vô cùng.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!