Bugi xe máy là gì? Cấu tạo, vị trí đặt và cách kiểm tra hư hỏng

Khi bugi hỏng, xe máy thường xuất hiện những tình trạng như: khó nổ máy, mùi khét phát ra khi vận hành xe, khói xanh từ pô xe,… Tìm hiểu cấu tạo, tác dụng và cách kiểm tra bugi xe máy khi bị hỏng giúp người điều khiển phương tiện dễ dàng khắc phục các sự cố trong trường hợp cần thiết.

1. Bugi xe máy là gì

Bugi xe máy là bộ phận cung cấp tia hồ quang điện để đốt cháy hỗn hợp khí (gồm nhiên liệu – không khí) đã được nén ở áp suất cao. Tia lửa điện của bugi phải đủ mạnh và phát điện đúng lúc để đốt cháy nhiên liệu triệt để, giúp động cơ hoạt động. Ngoài ra, nhờ vào bugi mà người dùng có thể kiểm tra các lỗi hỏng liên quan tới động cơ xe máy.

Image removed.
Bugi xe máy có kích thước nhỏ nhưng là bộ phận quan trọng trong hệ thống đánh lửa của xe máy (Nguồn: Sưu tầm)

2. Cấu tạo của bugi xe máy

Thông thường bugi xe máy được cấu tạo từ 3 bộ phận chính là: điện cực, vỏ cách điện và dung tích khoảng trống.

Điện cực bugi

Điện cực (còn có tên gọi khác là điện cực trung tâm, điện cực dương) là nơi tia lửa điện được tạo ra. Chính vì thế, các nhà sản xuất bugi thường sử dụng các vật liệu cơ học có độ bền cao, khả năng chống ăn mòn tốt để giúp tia lửa điện hoạt động tốt trong nhiều điều kiện khắc nghiệt. Trong đó, lõi điện cực được làm từ đồng, phần đầu cực (nơi phóng tia lửa điện) được làm từ hợp kim niken, crom hoặc mangan.

Vỏ cách điện bugi

Bộ phận vỏ cách điện bugi được làm từ oxit nhôm, đảm bảo dòng điện cao áp không bị rò rỉ ra bên ngoài. Đồng thời, vỏ cách điện phải đạt yêu cầu về độ bền cơ học, khả năng chịu nhiệt và áp suất nén.

Ngoài ra, các nhà sản xuất bugi còn tạo ra các nếp nhăn sóng trên thân vỏ cách điện ở phía đầu tiếp xúc với bugi. Từ đó, ngăn ngừa trường hợp phóng điện cao áp từ bộ phận đầu bugi xuống phần kim loại.

Dung tích khoảng trống

Dung tích khoảng trống thực chất là khoảng không gian giữa hai điện cực. Nếu khoảng không càng lớn thì khả năng tản nhiệt càng kém và ngược lại. Cho nên bugi được chia thành hai loại chính là: bugi nóng và bugi lạnh.

– Bugi nóng: Khả năng tản nhiệt chậm và bị nóng nhanh chóng. Bugi nóng được ứng dụng cho các loại động cơ có tỉ số nén và tốc độ động cơ thấp. Ngoài ra, dòng bugi này cũng được sử dụng cho các loại xe chạy quãng đường ngắn hoặc có tải nhẹ.

– Bugi lạnh: Khả năng tản nhiệt nhanh và dễ làm nguội. Bugi lạnh sử dụng cho các loại động cơ có tỉ số nén và tốc độ động cơ cao đặc biệt là các dòng xe chạy với tốc độ lớn, quãng đường dài và có tải nặng.

3. Bugi xe máy có tác dụng gì

Tác dụng chính của bugi xe máy là tạo tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp không khí – xăng ở trong động cơ từ chế hòa khí được nạp vào buồng đốt. Tuy nhiên, tác dụng quan trọng nhất của bugi vẫn là phát tia lửa điện giữa hai điện cực (bao gồm cực trung tâm và cực bên nối mát).

Hỗn hợp không khí – xăng cháy nổ ở trong buồng đốt làm nhiệt độ tăng đột ngột lên tới 2.500 độ C cùng áp suất nén 50kg/cm2. Do đó, bugi xe máy là bộ phận luôn phải hoạt động trong mọi điều kiện khắc nghiệt. Chính vì vậy mà cấu tạo của bugi cần có độ bền cơ học cao, khả năng chịu nhiệt và áp suất tốt để tia lửa điện luôn ổn định và mạnh nhất.

4. Bugi xe máy nằm ở đâu

Thông thường bugi xe máy được thiết kế nằm ở vị trí gầm xe, giữa 2 yếm trước xe máy. Đây là vị trí dễ tìm kiếm đối với xe số và khó tìm đối với xe tay ga. Cho nên, đối với các dòng xe tay ga, người dùng cần phải tháo yếm xe thì mới tìm được bugi.

5. Bugi xe máy giá bao nhiêu

Hiện nay tùy vào từng thương hiệu và dòng sản phẩm cho mỗi loại xe máy mà mức giá bugi xe máy dao động từ 50.000 VNĐ đến vài trăm nghìn VNĐ.

6. Cách kiểm tra bugi xe máy bị hỏng

Xe nhả nhiều khói đen

Khi người dùng phát hiện pô xả nhiều khói đen, cần kiểm tra bugi ngay lập tức và nếu bugi có màu đen, bị khô thì chứng tỏ bugi đã bị lỗi. Tỷ lệ nhiên liệu nhiều hơn so với tỷ lệ không khí ở trong buồng đốt hoặc bộ phận bướm gió bị kẹt là nguyên nhân gây ra hiện tượng xe nhả nhiều khói đen. Người dùng có thể khắc phục sự cố này bằng việc thay bugi mới và điều chỉnh lại tỷ lệ nhiên liệu và gió ở trong buồng đốt.

Xe khó nổ hoặc có mùi khét khi vận hành

Khi không khởi động được xe máy nhưng có khói màu xanh nhả ra ở pô xe, người dùng nên kiểm tra bugi nhanh chóng. Đây là dấu hiệu cho thấy dầu đã lọt vào trong xi lanh và bị đốt, tạo thành muội bám ở bugi cản trở quá trình đánh lửa và khiến bugi hỏng.

Chủ phương tiện có thể xử lý bằng cách kiểm tra bộ phận xéc măng và van để hạn chế tình trạng dầu lọt vào trong xi lanh.

Bugi có màu trắng

Trong một số trường hợp, bugi bị hỏng thường có màu trắng. Nguyên nhân là do hệ thống làm mát động cơ bị hỏng, động cơ nóng gây ảnh hưởng đến bugi. Để hạn chế sự cố này, người sử dụng cần kiểm tra và sửa chữa bộ phận làm mát.

Bugi bị mòn cực tâm

Bugi có các khoảng nhiệt không phù hợp, thời gian đánh lửa sớm hoặc không đủ lượng dầu bôi trơn,… là nguyên nhân khiến sẽ bugi bị mòn cực tâm. Người dùng cần thay bugi mới và kiểm tra bộ phận chế hòa khí, dầu trong động cơ cũng như bộ phận làm mát để tránh tình trạng này xảy ra.

Xe hay chết máy, khởi động có mùi khét

Hiện tượng khởi động xe có mùi khét hoặc chết máy thường xuất phát từ nguyên nhân khoảng đánh lửa của bugi quá lớn. Bugi sử dụng trong một thời gian dài không được kiểm tra và thay mới sẽ làm khoảng cách đánh lửa dài ra, khiến động cơ yếu dần vì phải cung cấp quá nhiều điện cho quá trình đánh lửa. Cách xử lý sự cố này là thay mới bugi.

Bugi xe máy là bộ phận không thể thiếu trong hệ thống đánh lửa của các loại xe máy hiện nay. Tuy nhiên việc sửa chữa và kiểm tra các lỗi hỏng hóc của bugi vốn không đơn giản và khó xử lý tại nhà, người dùng phải mang đến trung tâm bảo hành, cơ sở sửa chữa.

7. Xe máy điện có bugi không?

Người dùng có thể lựa chọn các dòng xe máy điện thay thế cho các loại xe máy sử dụng động cơ đốt trong. Hiện nay, các dòng xe máy điện VinFast không sử dụng bugi, vì vậy trong quá trình sử dụng khách hàng không cần tốn kém chi phí thay bugi như xe máy chạy bằng động cơ xăng.

Ngoài ra, xe máy điện VinFast sở hữu nhiều tính năng vượt trội như hệ thống kết nối thông minh SCU (Smart Control Unit) tích hợp eSIM giúp người dùng dễ dàng theo dõi và kiểm soát tình trạng hiện tại của xe qua ứng dụng trên điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng. Đồng thời, tính năng này cũng hỗ trợ giám sát hành trình và chống trộm xe hiệu quả.

Image removed.
Xe máy điện VinFast Impes tích hợp eSIM và kết nối với điện thoại thông minh thông qua ứng dụng E-scooter

Khách hàng quan tâm có thể đặt mua xe và trả góp xe máy điện VinFast qua website hoặc gọi điện đến số hotline 1900 23 23 89 để được hướng dẫn chi tiết.

* Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.

>> Xem thêm:

  • Tìm hiểu về hệ thống đánh lửa điện tử trên ô tô
  • Xe máy đề khó nổ: Nguyên nhân do đâu và cách xử lý