Đừng bỏ lỡ Top bị sỏi thận có nên ăn trứng [Đầy Đủ Nhất 2023]

Vấn đề lựa chọn thực phẩm cho người bị sỏi thận vô cùng quan trọng. Theo đó, nhiều người thắc mắc bị sỏi thận có nên ăn trứng không? Bởi mặc dù là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng trong một số trường hợp bạn phải thận trọng khi sử dụng nó.

Bệnh sỏi thận

Bệnh sỏi thận là gì?

Sỏi thận là sự cô đọng các chất muối và khoáng hình thành bên trong thận, xảy ra khi nước tiểu lắng cặn, khiến các khoáng chất kết dính lại với nhau. Bệnh sỏi thận do nhiều nguyên nhân gây ra và có thể thấy trong đường tiểu từ thận đến niệu quản và ở bàng quang.

Hầu hết các loại sỏi thận đều thoát ra ngoài một cách tự nhiên và khiến người bệnh cảm thấy rất đau đớn. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, sỏi thận sẽ không để lại bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào cả.

Triệu chứng sỏi thận

Sỏi thận thường không gây ra bất kỳ dấu hiệu nào nếu không bị mắc ở đâu đó trong đường tiết niệu hoặc có thể trôi thuận lợi qua hệ bài niệu. Tuy nhiên, ngược lại sỏi thận có thể khiến người bệnh:

  • Đau dữ dội vùng hông và lưng, vị trí phía dưới xương sườn: cảm giác đau đớn quanh thận (ở phần giữa lưng) và cơn đau có thể lan tỏa đến phần bụng dưới hoặc bắp đùi.
  • Thường xuyên buồn tiểu và/ hoặc đau buốt khi đi tiểu: Đau rát khi tiểu tiện xảy ra khi sỏi thận di chuyển qua niệu quản đến bàng quang. Khi ấy, sỏi thận kích thích bàng quang và gây cảm giác đau rát cho người bệnh.
  • Nước tiểu có màu hồng, đỏ hoặc nâu: sỏi thận gây trầy xước mô, máu có thể trộn lẫn với nước tiểu. Nếu nước tiểu có màu đỏ, hồng hoặc nâu thì bạn nên đi đến bác sĩ để khám ngay.
  • Nước tiểu đục hoặc có mùi hôi.
  • Buồn nôn và nôn mửa: Niệu quản bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ và ngăn không cho nước tiểu di chuyển đến bàng quang. Sự tắc nghẽn này có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và làm bạn buồn nôn và ói mửa.
  • Sốt và ớn lạnh: Bạn đã bị nhiễm trùng vì sỏi thận có thể là nơi vi khuẩn dễ dàng phát triển.

Các loại sỏi thận

Sỏi thận có mấy loại? Dựa trên nguyên nhân hình thành có thể chia sỏi thận thành 4 loại, bao gồm:

  • Sỏi canxi: Loại sỏi này chiếm đến 80% trường hợp mắc bệnh, thường là canxi oxalate có tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm như một số loại rau quả, hạt, sô-cô-la, vitamin D liều cao có thể làm tăng nguy cơ mắc loại sỏi này.
  • Sỏi struvite: là loại sỏi nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Sỏi axit uric: xảy ra ở những người không uống đủ nước, nhiều mồ hôi và người có chế độ ăn nhiều protein.
  • Sỏi Cysteine: Hình thành ở người mắc chứng rối loạn di truyền.

Sỏi thận có nên ăn trứng?

Người bị sỏi thận có nên ăn trứng hay không

Sỏi thận có nên ăn trứng hay không phụ thuộc vào loại sỏi mà người bệnh mắc phải. Theo đó, nếu bạn bị sỏi thận acid uric thì nên hạn chế tiêu thụ trứng. Nguyên nhân là do khi ăn quá nhiều trứng sẽ làm tăng lượng acid uric trong cơ thể, khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn hoặc tăng nguy cơ hình thành sỏi mới. Ngoài ra, trứng là thực phẩm giàu protein mà nếu ăn quá nhiều protein cũng làm giảm citrate – một chất có trong nước tiểu giúp ngăn ngừa sỏi hình thành.

Người bị sỏi thận lưu ý gì khi ăn trứng

Các chuyên gia y tế khẳng định rằng khẩu phần trứng trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày có thể là yếu tố góp phần hình thành sỏi thận nhưng không xác định được chắc chắn nó là nguyên nhân duy nhất gây bệnh.

Một quả trứng gà lớn có thể chứa đến 186 mg cholesterol. Do vậy, người bệnh sỏi thận cần ăn trứng ở mức vừa phải. Ngoài ra, không phải trứng gây sỏi thận mà là nguồn protein dưới mọi hình thức có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận. Vì vậy, cần xem xét các nguồn cung cấp protein khác mà bạn có thể nạp vào trong ngày.

Người bị sỏi thận muốn ăn trứng cần duy trì các yếu tố khác sao cho chế độ ăn hợp lí bao gồm: tăng lượng chất lỏng, giảm lượng muối, tăng cường bổ sung chất xơ và trái cây. Mỗi loại sỏi thận có thể yêu cầu một kế hoạch ăn uống khác nhau.

Sỏi thận nên ăn gì?

  • Nước: Giúp pha loãng các hóa chất trong sỏi, tránh lắng cặn trong thận hoặc bào mòn sỏi và đẩy ra ngoài. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo người bị sỏi thận nên uống ít nhất 12 ly nước mỗi ngày.
  • Trái cây họ cam, quýt: Các loại trái cây như cam, quýt, chanh, bưởi… rất giàu citrate tự nhiên, chất này có tác dụng ngăn chặn sỏi hình thành bằng cách liên kết với canxi.
  • Thực phẩm chứa nhiều canxi: Nếu lượng canxi trong cơ thể quá thấp, mức oxalat có thể tăng lên. Người bị sỏi thận nên bổ sung thêm canxi tự nhiên từ thực phẩm (sữa, sữa chua, phô mai, đậu phụ, hải sản, rau xanh đậm…) và vitamin D. Tuy nhiên, nên lưu ý tránh bổ sung canxi dược phẩm, vì chúng có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận.

Sỏi thận là một bệnh dễ tái phát nhưng nếu bạn thực hiện ăn uống hợp lý và khoa học thì có thể ngăn ngừa sỏi thận mới hình thành. Do đó, luôn nhớ quan tâm đến chế độ ăn uống hàng ngày của bản thân nếu không may mắc bệnh bạn nhé.

Hường