Mệt mỏi, giảm khả năng làm việc, ăn kém, gầy sút, sốt nhẹ về chiều tối (37.5 độ – 38 độ C) kèm theo ra mồ hôi về ban đêm, da xanh, hay khạc đờm, ho ra máu,… là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh lao phổi. Vậy bên cạnh việc cần đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám, bạn cần bổ sung những gì trong bữa ăn hàng ngày để điều trị bệnh hiệu quả? Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Kẽm
Người mắc lao nên chọn thực phẩm giàu kẽm
Do cơ chế hoạt động của các loại thuốc điều trị lao gây nên tình trạng thiếu hụt kẽm ở người bệnh khiến người bệnh chán ăn, suy giảm hệ miễn dịch. Vì thế người mắc lao nên chọn thực phẩm giàu kẽm như: sò, hến, con hàu, cùi dừa già, đậu tương, đậu Hà Lan, củ cải, lòng đỏ trứng gà,…
Vitamin A, E, C
Đây là những chất quan trọng giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ niêm mạc, giúp da khỏe mạnh, tránh nguy cơ bị nhiễm khuẩn nhưng người bị bệnh lao lại rất dễ bị thiếu hụt. Để bổ sung các loại vitamin này người bệnh có thể uống bổ sung ở dạng dược phẩm theo chỉ định của bác sĩ hay chọn thực phẩm giàu các vitamin như: rau tươi có màu xanh đậm, quả chín có màu vàng đỏ như cam, xoài, đu đủ, cà chua, cà rốt chứa nhiều vitamin A, C; thịt đỏ như thịt lợn nạc, thịt bò, cá biển…
Sắt
Nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt ở người bệnh lao rất cao, đó là lý do người bệnh nên bổ sung các thực phẩm chứa sắt
Nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt ở người bệnh lao rất cao dẫn đến dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, tim mạch… Người bệnh cần ăn những thực phẩm giàu sắt như: mộc nhĩ, nấm hương, đậu nành, lòng đỏ trứng, thịt bò, thịt nạc, gan…
Vitamin K, B6
Do người bệnh hấp thu kém, dễ gặp rối loạn tiêu hóa do đó khả năng tổng hợp vitamin K giảm, gây trở ngại quá trình đông máu. Các vitamin này có nhiều trong các thực phẩm như: gan, các loại rau màu xanh đậm. Khi dùng thuốc điều trị lao người bệnh thường phải dùng kéo dài (vài tháng) theo phác đồ chống lao, các thuốc này sẽ làm giảm khả năng hấp thụ vitamin B6 dễ dẫn đến viêm dây thần kinh ngoại biên, giảm miễn dịch vì thế ngoài uống vitamin B6 dạng dược phẩm bổ sung, người bệnh nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin này như: thịt lợn nạc, thịt gà, đậu, đỗ các loại, khoai tây, súp lơ, ngũ cốc nguyên hạt…
Do người bệnh hấp thu kém, dễ gặp rối loạn tiêu hóa do đó khả năng tổng hợp vitamin K giảm, gây trở ngại quá trình đông máu nên cần bổ sung vitamin K
Cần đa dạng món ăn
Do thể trạng yếu và tác dụng phụ của thuốc vì thế người bệnh dễ trở nên chán ăn, đòi hỏi phải thực đơn cần đa dạng món ăn. Nên chọn những món người bệnh thích nhưng phải thường xuyên thay đổi để tạo sự kích thích. Bên cạnh đó bạn cũng nên chia nhỏ bữa ăn hằng ngày để người bệnh hấp thu tốt và đầy đủ hơn các chất dinh dưỡng cần thiết.
Lưu ý: Người bệnh tuyệt đối không được dùng các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá vì những chất này làm giảm tác dụng điều trị và tăng tác dụng phụ của thuốc.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương – Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!