Người bệnh gút có ăn được trứng không? – Metaherb

Trứng là một trong những thực phẩm giàu đạm, giàu dưỡng chất được nhiều người yêu thích. Vậy người bệnh gút có ăn được trứng không? Cùng Metaherb tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Mối quan hệ giữa chế độ dinh dưỡng và bệnh gút

Chế độ ăn có vai trò đặc biệt quan trọng với người bệnh gút

Ăn nhiều thực phẩm chứa nhân purin (thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật, uống rượu bia…) sẽ tiếp tay cho bệnh gút ngày một trầm trọng hơn và gây ra nhiều biến chứng khôn lường. Bởi đây chính là thủ phạm khiến nồng độ acid uric tăng cao, gây ra những cơn đau gút cấp.

Song kiêng khem quá mức trong việc ăn uống với bữa cơm chỉ có rau xanh, cà muối cũng không được vì chúng không được cung cấp đủ năng lượng để cơ thể người bệnh chống trọi lại với bệnh tật, do đó, nhiều người sẽ cảm thấy người lúc nào cũng mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống.

Chế độ ăn cho người bệnh gút
Chế độ ăn đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị bệnh gút

Như vậy có thể nói, trong điều trị gút, ăn quá mức cũng không được và “nhịn” quá cũng không song. Câu hỏi đặt ra là người mắc bệnh gút cần có chế độ ăn uống như thế nào để có đủ sức khỏe đối đầu lại với sự hung hãn của bệnh gút?

Rất đơn giản, người bệnh gút cần trang bị cho mình một lượng kiến thức về các loại thực phẩm để biết được đâu là thực phẩm nên ăn, đâu là thực phẩm cần tránh. Thực tế cho thấy, một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý với việc tăng cường ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước, vận động thường xuyên sẽ giúp đẩy nhanh việc điều trị gút, giúp người bệnh mau chóng khỏi bệnh hơn.

Nguyên tắc vàng về dinh dưỡng cho người bệnh gút

  • Những thực phẩm người bệnh gút cần tránh gồm: Nhóm thực phẩm có hàm lượng purin cao như hải sản, thịt đỏ, nội tạng, lạp xường, dầu cá, đồ nhiều dầu mỡ, các nước hầm xương thịt. Mỗi ngày, người mắc gút nên khống chế lượng protein hấp thụ từ thức ăn trong khoảng 1g/kg thể trọng cơ thể để tránh tăng lượng acid uric nội sinh.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần hạn chế hoặc kiêng tuyệt đối bia, rượu, đồ uống có ga, chứa chứa chất kích thích như cà phê, ca cao, trà đặc…

  • Những thực phẩm tốt cho người bệnh gút: Người bệnh gút nên bổ sung thêm các loại rau xanh, trái cây chín tự nhiên, ngũ cốc nguyên hạt (bánh mỳ, ngũ cốc, gạo, mì). Một số rau củ quả người bệnh gút nên sử dụng thường xuyên như dưa chuột, rau cần, bắp cải.

Thành phần dinh dưỡng có trong trứng

Trứng là thực phẩm có tỷ lệ các chất dinh dưỡng cân đối và tương quan với nhau. Trứng gồm hai thành phần là lòng đỏ và lòng trắng. Trong đó, lòng đỏ là nơi tập trung chủ yếu của các chất dinh dưỡng bao gồm 13,6% đạm, 29,8% béo và 1,6% khoáng chất.

Theo các nghiên cứu khoa học, chất đạm trong lòng trứng có chứa các acid amin hoàn thiện nhất. Trong khi đó, lòng trắng trứng chủ yếu là nước có 10,3% đạm và một lượng rất nhỏ chất khoáng. Chất đạm của trứng là nguồn cung cấp các acid amin cần thiết cho cơ thể đặc biệt là cho sự phát triển về cân nặng và chiều cao của trẻ.

Sử dụng trứng nhất là trứng gà vào buổi sáng không chỉ đảm bảo dinh dưỡng, năng lượng cho cơ thể mà còn giúp phòng ngừa nhiều bệnh như phòng bệnh về tim, về gan, chống ung thư, tốt cho trí nhớ, mắt, làm chậm tiến trình lão hóa và giảm mỡ máu.

Người bệnh gút có ăn trứng được không
Trứng là thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao

Người bệnh gút có ăn được trứng không?

Trứng gà

Đây là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe vậy bị bệnh gút có ăn trứng gà được không? Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, người bệnh gút hoàn toàn có thể ăn được trứng mà không gây ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.

Trước tiên, mặc dù trứng gà giàu chất đạm nhưng chất đạm của trứng chủ yếu thuộc loại đơn giản, dễ hòa tan và ít chứa nhân purin. Lượng purin trong trứng chỉ nằm ở mức độ vừa phải, có thể thu nạp vào cơ thể mà không gây nguy hiểm cho người bệnh.

Bên cạnh đó, trứng cũng rất giàu các axit béo omega 3 và các vitamin B như axit folic, choline, biotin… Các dưỡng chất này không chỉ giúp người bệnh hạn chế các bệnh về xương khớp mà còn nâng cao hệ miễn dịch và tốt cho tim mạch.

Như vậy, câu trả lời cho thắc mắc người bệnh gút có ăn được trứng gà không chính là có. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể ăn trứng vịt, trứng cút… Tuy nhiên chỉ nên ăn ở mức độ cho phép, không nên thường xuyên sử dụng hoặc dùng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến bệnh.

Trứng gà
Người bệnh gút có thể ăn trứng gà

Trứng vịt lộn

Trứng vịt lộn là loại trứng đặc biệt giàu dưỡng chất vậy người bệnh gút có nên ăn trứng vịt lộn không? Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trong trứng vịt lộn có chứa tới 60 chất dinh dưỡng bao gồm protein, lipid, canxi, sắt, gluxit, cholesterol… Thế nhưng trứng vịt lộn lại không phải là thực phẩm mà người bệnh gút có thể sử dụng.

Trứng vịt lộn là trứng đã thành hình con non nên hàm lượng protein và cholesterol cao hơn rất nhiều so với các loại trứng thông thường. Khi người bệnh sử dụng, chúng sẽ làm gia tăng sự tổng hợp acid uric đồng thời làm giảm khả năng bài tiết của thận. Điều này khiến chứng sưng viêm ở người bệnh trở nên cực kỳ nghiêm trọng. Do đó, nếu bạn mắc bệnh gút hoặc gặp phải tình trạng acid uric trong máu cao thì nhất định phải tránh xa trứng vịt lộn.

Người bệnh gút ăn trứng được không
Người bị bệnh gút không nên ăn trứng vịt lộn

Cách chế biến trứng tốt nhất cho người bệnh gút

Trứng được coi là sự lựa chọn tuyệt vời thay thế cho nguồn đạm và dưỡng chất cần thiết từ thịt cá. Người bệnh có thể chế biến trứng thành nhiều món ăn khác nhau nhưng cách tốt nhất, phù hợp nhất với người bệnh là luộc trứng.

Trứng luộc không chỉ giữ được tối đa các dưỡng chất tốt mà còn ít chất béo, không làm tăng lượng axit uric trong máu. Việc chế biến trứng bằng cách chiên, ốp la thường chứa nhiều chất béo và các cholesterol xấu cao gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh.

Người bệnh gút có thể sử dụng 1 quả trứng trong 1 – 2 ngày, mỗi tuần chỉ sử dụng tốt đa 3 – 4 quả trứng để cung cấp đủ lượng đạm cần thiết cho cơ thể. Đối với trứng gà, loại trứng tốt nhất nên sử dụng là trứng gà ta hay gà thả vườn.

Người bệnh gút có ăn được trứng không
Nên hạn chế chế biến trứng bằng dầu mỡ

Một số lưu ý khi người bệnh gút sử dụng trứng

Gút xảy ra do rối loạn chuyển hóa axit uric có trong các thực phẩm giàu đạm chứa nhân purin gây sưng viêm ở các ngón tay, bàn chân, mắt cá… Do đó, để cải thiện tình trạng bệnh thì việc kiểm soát hàm lượng purin nạp vào cơ thể là cần thiết. Khi bổ sung trứng vào bữa ăn bạn cần chú ý những vấn đề sau:

  • Khi đã ăn trứng thì tuyệt đối không sử dụng các thực phẩm giàu đạm như thịt, cá trong cùng ngày.
  • Kiêng ăn các thực phẩm quá nhiều chất béo, các loại đồ muối chua mặn. Đồng thời kết hợp sử dụng các loại rau củ tươi xanh nhất là rau có màu xanh thẫm để tăng đào thải axit uric.
  • Không sử dụng các rau củ tăng trưởng nhanh như măng tây, măng tre, giá đỗ, bạc hà, nấm.
  • Hạn chế sử dụng hải sản, thịt đỏ, nội tạng động vật, không dùng rượu bia, nước ngọt, thuốc lá…

Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống thì việc kết hợp sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị gout cũng là phương pháp đang được nhiều người lựa chọn. Với thành phần thảo dược tự nhiên như: hy thiêm, thổ phục linh, lá sen, vỏ đậu xanh, tía tô, tì giải,… Gut Metaherb mang đến công dụng hỗ trợ đào thải axit uric, giảm sưng viêm và tốt cho người bệnh gout. Sản phẩm đang được nhiều người lựa chọn sử dụng và đánh giá cao.

Tóm lại, nếu bạn đang băn khoăn không biết bệnh gút có ăn trứng được không thì câu trả lời chính là có. Những loại trứng có thể ăn là trứng gà, trứng vịt, trứng cút nhưng tuyệt đối không thể sử dụng trứng vịt lộn. Nếu còn thắc mắc, vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết, các dược sĩ của Metaherb sẽ phản hồi một cách sớm nhất.

Có thể bạn quan tâm

  • Người bệnh gút có dùng cao hổ cốt được không?
  • Bệnh gút có ăn được mực không?
  • Người bệnh gút có ăn được rong biển không?