Bé 6 tháng biết làm gì

  • Bé thường thích chạm và cảm nhận các kết cấu khác nhau. Con sẽ thích chạm vào thức ăn, đồ chơi, nước và nhiều đồ vật khác để cảm nhận chúng.
  • Tầm nhìn của bé phát triển tốt hơn nên con có thể bị thu hút bởi các vật thể lớn hơn, sáng hơn và có ấn tượng hơn.
  • Bé sẽ cảm thấy được an ủi bằng cách bạn chạm, vỗ về bé và nói với bé bằng âm điệu nhẹ nhàng.
  • Bé sẽ cầm đồ vật hoặc đồ chơi bằng cả hai tay, thử và đưa nó về phía miệng.

6. Các mốc phát triển xã hội và cảm xúc

trẻ 6 tháng tuổi

Dưới đây là một số mốc phát triển xã hội và cảm xúc mà trẻ 6 tháng tuổi sẽ đạt được:

  • Nhận biết những người thân quen: Bé sẽ nhận ra và cũng có thể cảm thấy thoải mái trong vòng tay của những người thân quen hoặc người mà bé được gặp một cách thường xuyên. Mặt khác, bé có thể quấy khóc, bứt rứt… khi phải tiếp xúc với những người lạ.
  • Thích chơi: Em bé của bạn sẽ thể hiện sự thích thú và cũng sẽ thích chơi với bố mẹ, anh chị em hoặc người chăm sóc bé.
  • Biểu hiện đa dạng: Ở gian đoạn này, bé sẽ phát triển nhiều biểu cảm khác nhau. Bạn có thể nhận thấy bé biết làm những vẻ mặt khác nhau để biểu thị con đang đói, buồn ngủ, khó chịu hoặc bị đau.
  • Đáp lại cảm xúc: Bạn sẽ thấy bé phản ứng với những người quen thuộc. Bé có thể làm vẻ mặt vui/buồn theo các tình huống khác nhau.

Khi nào lo lắng?

Mỗi bé là một cá thể riêng nên con sẽ phát triển theo một kênh riêng, có thể sớm hơn hoặc muộn hơn so với các bé khác. Tuy nhiên, nếu bé có một trong các dấu hiệu sau, bạn nên chú ý:

  • Bé không thể ngồi ngay cả khi được hỗ trợ: Với trẻ 6 tháng tuổi, cơ lưng của con đã phát triển tương đối khỏe mạnh nên con có thể ngồi mà ko cần hỗ trợ. Nếu bé của bạn không thể ngồi ngay cả khi có sự hỗ trợ, điều này có thể là dấu hiệu cảnh báo con đang chậm phát triển thể chất.
  • Bé không tạo ra âm thanh hoặc phản ứng với âm thanh: Ở độ tuổi này, trẻ chưa biết nói chuyện nhưng con biết tạo ra âm thanh và cũng phản ứng với âm thanh. Nếu bé không tạo ra âm thanh và phản ứng với âm thanh, đây có thể là dấu hiệu con có một số vấn đề với dây thanh âm hoặc có vấn đề về thính giác.
  • Bé không nhận ra gương mặt quen thuộc: Nếu bé không nhận ra người quen, điều này có nghĩa là có thể có một số vấn đề trong tầm nhìn hoặc sự phát triển nhận thức.
  • Bé không vận động hoặc các kỹ năng vận động kém: Khi được 6 tháng tuổi, hầu hết các bé đều thích chơi với đồ chơi, người thân quen. Nếu con bạn không vận động hoặc tỏ ra không thích chơi… có thể bé đang rơi vào tình trạng chậm phát triển.

Bí quyết giúp trẻ 6 tháng tuổi đạt được các mốc phát triển quan trọng

trẻ 6 tháng tuổi

Là cha mẹ, bạn có thể hỗ trợ nhằm kích thích sự tăng trưởng và phát triển của bé bằng cách làm theo một số mẹo đơn giản:

  • Cho trẻ nằm sấp: Điều quan trọng là hãy cho bé nằm sấp trong khoảng 10 – 15 phút mỗi ngày. Điều này giúp tăng cường và làm săn chắc cơ bắp của bé và làm cho bé nhanh nhẹn hơn. Nhưng lưu ý là trong khi bé nằm sấp, bạn phải luôn để mắt đến con.
  • Thu hút bé vào cuộc trò chuyện và dành thời gian chơi với con: Bằng cách nói chuyện và chơi với bé, bạn đang kích thích kỹ năng lắng nghe của bé.
  • Hoạt động ngoài trời và đọc sách: Đưa bé đi dạo quanh khu phố, công viên… nhằm giúp kích thích thị lực của bé. Bạn cũng có thể đọc và cho bé xem những cuốn sách đầy màu sắc dành cho trẻ.
  • Tương tác xã hội: Điều rất quan trọng là bé cần gặp và nhìn thấy nhiều người khác nhau, nhiều gương mặt mới. Điều này sẽ giúp bé phát triển các kỹ năng giao tiếp và xã hội tốt hơn.

Nhiều em bé có thể đạt được tất cả các mốc quan trọng nêu trên trước khi con tròn 6 tháng tuổi. Do đó, bạn nên quan sát bé để có thể phát hiện ra bất kỳ sự chậm trễ nào của trẻ. Nếu con có vấn đề gì làm cho bạn lo lắng, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ nhi khoa để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời.

Lan Quan / HELLO BACSI