Giá nước sinh hoạt hiện tại như thế nào? Có biến đổi gì so với thời gian trước hay không? Bảng giá nước sinh hoạt ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có gì khác nhau?
Cùng Sơn hà tìm hiểu chi tiết về các thông tin xoay quanh bảng giá nước sinh hoạt tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh 2023 trong nội dung thông tin dưới đây!
1. 1 khối nước bao nhiêu tiền vào năm 2023?
Trong những năm gần, giá nước sinh hoạt đã có sự điều chỉnh nhất định – tăng ở mức 300 – 400 đồng/lần/năm. Vậy 1 khối nước bao nhiêu tiền? Tùy theo đối tượng sử dụng, các đơn vị cung cấp nước sạch sẽ có mức giá đề xuất khác nhau. Hiện nay, một khối nước dao động từ 6.869 VNĐ cho đến 25.378 VNĐ.
Một khối nước bao nhiêu tiền dao động từ 6.869 – 25.378 VNĐ
Chi tiết về mức giá nước sinh hoạt năm 2023 như thế nào? Hãy cùng Sơn Hà theo dõi chi tiết trong nội dung phần bảng giá nước sinh hoạt dưới đây!
2. Bảng giá nước sinh hoạt 2023
Sau đây là bảng giá nước sinh hoạt từ năm 2019 – 2023 được cập nhật, mời bạn đọc theo dõi:
Bảng 1.1
Mức sử dụng nước Đơn giá (đồng/m3) Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
- Đến 4m3/người/tháng
Hộ dân cư 5.600 6.000 6.300 6.700
- Riêng hộ nghèo và hộ cận nghèo
5.300 5.600 6.000 6.300
- Từ 4m3 – 6m3/người/tháng
10.800 11.500 12.100 12.900
- Trên 6m3/người/tháng
12.100 12.800 13.600 14.400
Bảng 1.2
Mức sử dụng nước Đơn giá (đồng/m3) Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Cơ quan hành chính, sự nghiệp 10.900 11.600 12.300 13.000 Doanh nghiệp hoạt động sản xuất 10.200 10.800 11.400 12.100 Kinh doanh – Dịch vụ 17.900 19.000 20.100 21.300
Lưu ý: Bảng giá không bao gồm thuế giá trị gia tăng 5%
3. Một số quy định giá nước sinh hoạt tại Hà Nội
Tại Hà Nội, các gia đình, hộ dân được áp dụng mức giá theo 4 mức với nhu cầu sử dụng khác nhau. Cụ thể như sau:
- Mức sử dụng nước đầu tiên là 10m3 đầu tiền, 1m3 có giá là 5.973 đồng.
- Mức sử dụng nước thứ hai là từ 10m3 đến 20m3, 1m3 có giá là 7.052 đồng.
- Mức sử dụng nước thứ ba là từ 20m3 đến 30m3, 1m3 có giá là 8.669 đồng.
- Mức sử dụng nước cuối cùng là trên 30m3, 1m3 có giá là 15.929 đồng.
Đối với các hộ nghèo tại Hà Nội, nhà nước cũng có những ưu đãi riêng về giá 1m3/tháng để đáp ứng đầy đủ nhu cầu thiết yếu:
- Đối với 10m3 đầu tiên sử dụng: 3.600 đồng/m3.
- Đối với mức sử dụng từ 10m3 đến 20m3: 4.500 đồng/ m3.
- Mức sử dụng nước từ 20m3 đến 30m3: 5.600 đồng/ m3.
- Định mức sử dụng nước cuối cùng trên 30m3: 6.700 đồng/ m3.
Cuối cùng, các cơ quan hành chính, doanh nghiệp và các đơn vị sản xuất… tại Hà Nội có mức định giá 1 khối nước sinh hoạt theo tháng như sau:
- Với các cơ quan hành chính, giá 1m3/tháng là 9.955 đồng.
- Với các đơn vị dịch vụ công cộng, giá 1m3/tháng là 9.955 đồng.
- Với các đơn vị sản xuất, giá 1m3/tháng là 11.615 đồng.
- Đối với các đơn vị kinh doanh dịch vụ, giá 1m3/tháng là 22.068 đồng.
Lưu ý: Một số quy định giá nước sinh hoạt tại Hà Nội
- Mỗi hộ gia đình trong khu dân cư, khu chung cư sử dụng nước sạch trong sinh hoạt cần phải đăng ký sử dụng nước trong một hợp đồng sử dụng nước.
- Người nước ngoài ở nhà riêng, hộ gia đình cần phải có một đại diện hợp pháp để ký hợp đồng với bên công ty cung cấp nước sạch.
- Sinh viên, người lao động thuê nhà ở tại Hà Nội có thời gian thuê nhà từ 12 tháng trở nên thì cứ 4 người, được tính vào 1 hộ để áp dụng giá nước sinh hoạt.
- Trong một số trường hợp cung cấp nước sạch không thuộc hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh của Hà Nội thì ủy ban nhân dân sẽ phê duyệt đơn giá cụ thể trong từng trường hợp.
4. Giá nước sinh hoạt tại TP.HCM
Với các hộ dân ở Tphcm, giá nước sinh hoạt được tính theo định mức hộ đó tiêu thụ nhân với số khối nước đã sử dụng trên một tháng. Giá nước sinh hoạt Tphcm 2023 được tính cụ thể theo các mức sau:
- Với định mức 4m3/người/tháng, giá 1 khối nước sẽ là 6.700 đồng.
- Với định mức 4m3 – 6m3/người/tháng, giá 1 khối nước sẽ là 12.900 đồng.
- Với định mức trên 6m3/người/tháng, giá 1 khối nước sẽ là 14.400 đồng.
Ngoài ra, ở TP.HCM có chính sách giá tốt hơn cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo là 6.300 đồng/m3 đối với mức dưới 4m3/người/tháng. Từ các mức 4m3 – 6m3/người/tháng và trên 6 m³/người/tháng thì giá cũng tương tự như giá 1 khối nước/ tháng của các hộ dân cư.
Với các đoàn thể, cơ quan hành chính, mức giá của một khối nước sẽ cao hơn so với các gia đình – 13.000 đồng mỗi khối. Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất giá 1m3/ tháng là 12.100 đồng/m3. Các đơn vị kinh doanh, dịch vụ, mức giá của một khối nước sẽ là 21.300 đồng/m3.
Lưu ý: Một số quy định giá nước sinh hoạt tại TP.HCM
- Các đối tượng được áp dụng mức giá dành cho hộ dân cư bao gồm: hộ dân cư sử dụng nước trong mục đích sinh hoạt, khu lưu trú công nhân, ký túc xá, khu dân cư, chung cư, khu lưu trú của công nhân, cơ sở chữa bệnh, cơ sở cai nghiện,…
- Hộ nghèo và hộ cận nghèo có chứng nhận từ các cơ quan có thẩm quyền sẽ được áp dụng mức giá nước sạch riêng.
- Căn cứ vào sổ tạm trú, sổ thường trú, chúng ta sẽ xác định được định mức sử dụng nước sạch cụ thể. Trong đó, mỗi nhân khẩu sẽ chỉ được đăng dăn định mức tại một thuê bao đồng hồ nước.
- Nhiều gia đình sử dụng chung một đồng hồ nước thì tính định mức của các nhân khẩu sử dụng chung cho người đứng tên thuê bao đồng hồ nước.
- Sinh viên, người lao động thuê nhà ở thành phố Hồ Chí Minh có thời hạn thuê nhà trên 12 tháng, đã có giấy tạm trú và hợp đồng thuê nhà, có sự chứng nhận của các cơ quan có thẩm quyền thì sẽ được tính mức giá nước như các nhân khẩu thường trú.
5. Bật mí cách tính tiền nước sinh hoạt 2023
Để tính được tiền nước sinh hoạt gia đình, chúng ta cần phải cân nhắc vào các yếu tố: đối tượng, mục đích, nhu cầu sử dụng để áp dụng đúng mức giá đi kèm theo công thức tính lũy thừa.
Ví dụ: Nếu bạn là đối tượng thuộc hộ gia đình tại Hà Nội, sử dụng nước sạch trong mục đích sinh hoạt như nấu ăn, tắm giặt, ăn uống,… thì sẽ được áp dụng mức giá nước cho khách hàng cá nhân.
Nếu gia đình bạn sử dụng hết 35m3 nước trong một tháng, gia đình có 3 thành viên thì mức giá nước sẽ được tính như sau:
- Bậc 1 = giá nước sử dụng trong 10m3 nước đầu tiên (5.973 VNĐ/m3) x 10
- Bậc 2 = giá nước sinh hoạt từ 10m3 – 20m3 (7.052 VNĐ/m3) x 10
- Bậc 3 = giá sử dụng nước trên 20m3 – 30m3 (8.669 VNĐ/m3) x 10
- Bậc 4 = giá sử dụng nước trên 30m3 (15.929 VNĐ/m3) x 4
Do đó, tổng số tiền sử dụng nước của gia đình bạn sẽ là bậc 1 + bậc 2 + bậc 3 + bậc 4.
Cách tính tiền nước sinh hoạt dựa vào đối tượng, mục đích, nhu cầu sử dụng
Lưu ý:
- Mức giá trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng 5% và phí bảo vệ môi trường với nước thải sinh hoạt 10%. Như vậy, khi tính toán hóa đơn tiền nước thì chúng ta phải cộng thêm 15% tổng giá trị hóa đơn.
- Mỗi gia đình sử dụng nước trong mục đích sinh hoạt thì cần đăng ký riêng một hợp đồng sử dụng nước.
6. Cách tiết kiệm nước sinh hoạt
Để bảo vệ môi trường, tiết kiệm nguồn tài nguyên nước và giảm hóa đơn tiền nước gia đình, bạn đọc có thể tham khảo thêm các cách sau để tiết kiệm nước sinh hoạt:
6.1. Sử dụng các thiết bị tiết kiệm nước cho gia đình
Một trong những cách để tiết kiệm nước sinh hoạt lâu dài và bền vững nhất đó chính là sử dụng các thiết bị tiết kiệm nước sinh hoạt. Trong đó, bạn có thể lựa chọn vòi hoa sen để tắm, sử dụng vòi nước rửa chén tạo bọt thay vì các vòi nước thông thường để kiểm soát lượng nước, bồn cầu tiết kiệm nước, máy giặt lồng ngang tiết kiệm nước.
=> Tham khảo: Top 3 vòi rửa bát tiện ích, bán chạy hiện nay:
[Products:264]
[Products:939]
[Products:940]
6.2. Tái sử dụng nước
Tái sử dụng nước cũng sẽ giúp gia đình bạn tiết kiệm nước vô cùng hiệu quả.Nhiều người cho rằng, việc sử dụng máy lọc nước sẽ gây lãng phí nước do trong quá trình lọc, máy sẽ thải ra một lượng nước nhất định. Tuy nhiên nguồn nước thải của máy lọc nước đã được lọc qua hệ thống lọc thô nên chất lượng nước sẽ tốt hơn nguồn nước đầu vào. Chính vì vậy bạn có thể dùng nước thải từ máy lọc nước để rửa xe cộ, nhà cửa; dùng nước rửa rau, thực phẩm để xả nước bồn cầu hoặc tưới cây,…
Để hiểu rõ hơn về máy lọc nước, bạn có thể tham khảo tại: https://karofivietnam.com.vn/
6.3. Xây dựng thói quen sử dụng tiết kiệm cho bản thân và gia đình
Bản thân mỗi người chúng ta cần phải hình thành và xây dựng ý thức về việc tiết kiệm nước để mỗi hành động hàng ngày đều hướng tới việc tiết kiệm tài nguyên.
Ví dụ: tắt khi không sử dụng, đóng chặt vòi nước sau khi sử dụng nước, sử dụng cốc khi đánh răng thay vì xả nước liên tục, không xả nước liên tục tới khi nước nóng, hạn chế rửa bát dưới vòi nước chảy,…
Đồng thời, chúng ta cũng cần nhắc nhở trẻ nhỏ để chúng có thể sử dụng nước đúng cách, không đùa nghịch dưới vòi nước gây lãng phí nước.
6.4. Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị chứa đựng, sử dụng nước trong nhà
Kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị trong gia đình thường xuyên cũng giúp cho bạn có thể khắc phục được những lỗi hỏng hóc, rò rỉ nước trong quá trình sử dụng. Từ đó, tối ưu được lượng nước sử dụng trong tháng.
Đồng thời, khi lựa chọn các đồ dùng dự trữ nước trong gia đình thì cũng cần tìm các sản phẩm có chất lượng tốt để hạn chế rò rỉ nước – bồn nước Sơn Hà.
Bồn nước Sơn Hà an toàn, tiết kiệm nước sinh hoạt hiệu quả
=> Tham khảo: Top 3 bồn nước Sơn Hà tiện ích, trữ nước hiệu quả, tiết kiệm, sử dụng nhiều hiện nay:
[Products:593]
[Products:557]
[Products:675]
Ngoài những cách tiết kiệm nước được nêu trên thì bạn còn cách nào hay hơn không? Chia sẻ với chúng tôi để cùng tiết kiệm tài nguyên nước nhé!
Trên đây là những chia sẻ về giá nước sinh hoạt năm 2023 từ Sơn Hà. Hy vọng những thông tin chia sẻ từ Sơn Hà đã giúp bạn đọc có thêm thông tin cần thiết trong cuộc sống hàng ngày.
Cảm ơn bạn đọc đã dành thời gian cho góc chia sẻ của Sơn Hà!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!