- Trang chủ »
- Làm Đẹp »
- Giảm cân »
- Khoai mì bao nhiêu calo? Ăn khoai mì có béo không?
/>
1. Khoai mì có bao nhiêu calo?
Khoai mì hay còn gọi là sắn (miền Bắc), một loại lương thực phổ biến ở nước ta, có thể chế biến bằng cách luộc, nướng, hấp, làm bánh,… khá ngon miệng nên rất được ưa chuộng. Nhiều người thường băn khoăn khi ăn khoai mì vì không biết loại củ này có gây tăng cân không. Vậy khoai mì có bao nhiêu calo?
1.1. 100g khoai mì có bao nhiêu calo?
Theo các chuyên gia, muốn biết hàm lượng dinh dưỡng có trong khoai mì trước tiên nên tìm hiểu 100g củ khoai mì bao nhiêu calo. Theo đó, thành phần chủ yếu trong khoai mì là carbohydrate, những chất còn lại như vitamin B1, B2, canxi, chất xơ,… Theo thông tin từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, 100g có khoảng 112 calo – một chỉ số khá thấp khó dẫn đến tăng cân. Tuy nhiên, nếu chế biến khoai mì thành những món ăn khác nhau thì hàm lượng calo này sẽ có sự thay đổi nhất định.
>>> Xem thêm: 1 miếng khoai lang chiên bao nhiêu Calo
1.2. Bánh khoai mì chiên bao nhiêu calo?
Bánh khoai mì chiên được rất nhiều bạn trẻ yêu thích bởi sự thơm ngon, đậm vị và rất dễ mua khi đi trên đường. Để làm bánh cần có các nguyên liệu như khoai mì, bột chiên, dầu,… rất dễ gây béo. Theo các số liệu thống kê thì một chiếc bánh khoai mì chiên khoảng 200g có chứa 417 calo, do quá trình chế biến ngập trong dầu nên chỉ số này tăng lên khá cao.
1.3. Bánh khoai mì nướng có bao nhiêu calo?
Trung bình trong một cái bánh khoai mì nướng chứa khoảng 392 calo, thấp hơn so với chỉ số dinh dưỡng của bánh khoai mì chiên. Như vậy, đều có nguyên liệu là khoai mì nhưng ở mỗi loại bánh, cách chế biến khác nhau sẽ cho ra các chỉ số calo khác nhau. Với những phân tích trên, có lẽ sẽ khiến nhiều người thắc mắc liệu ăn khoai mì có béo không, do đó các chuyên gia đã giải đáp thêm thông tin bên dưới.
2. Ăn khoai mì có béo không?
Nếu đã biết khoai mì có bao nhiêu calo chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc này. Nhiều người lầm tưởng rằng khoai mì chứa nhiều tinh bột nên sẽ dễ tăng cân khi ăn, tuy nhiên sự thật không giống như bạn nghĩ. Trên thực tế, 80% củ khoai mì là nước, lượng tinh bột chỉ chiếm 2% và các khoáng chất khác có lợi cho sức khỏe.
Theo ý kiến của các chuyên gia, nếu bạn ăn khoai mì đúng cách, đủ liều lượng có thể giúp giảm cân hiệu quả nhờ vào thành phần chất xơ cao. Chất này khi được tiêu hóa trong dạ dày sẽ tạo cảm giác no lâu, cắt cơn thèm ăn trong ngày cho người muốn giảm cân. Ngoài ra chất xơ còn giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu, ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể ăn khoai mì mà không phải lo sợ tăng cân.
3. Ăn khoai mì có tác dụng gì?
Giờ đây khi đã biết rõ khoai mì có bao nhiêu calo bạn sẽ càng bất ngờ hơn khi nhận ra những tác dụng tuyệt vời của nó đối với sức khỏe.
3.1. Cung cấp nguồn năng lượng dồi dào
Theo nhiều nghiên cứu, hàm lượng carbohydrate có trong khoai mì sẽ giúp cơ thể chúng ta cải thiện chức năng não bộ đáng kể. Khoai mì có lợi cho hệ thần kinh, giảm nguy cơ mắc các bệnh về huyết áp cũng như cơ xương khớp. Ngoài ra, thành phần các chất protein đồi dào trong khoai mì còn giúp duy trì sức khỏe cơ bắp, nuôi dưỡng cơ phát triển nhanh chóng, săn chắc.
3.2. Hỗ trợ điều trị tiêu chảy
Với khả năng chống oxy hóa cao từ phần rễ củ, khoai mì sẽ giúp cải thiện chứng tiêu chảy hiệu quả. Bên cạnh đó, nếu bạn duy trì uống nước khoai mì thường xuyên sẽ loại bỏ những vi khuẩn có hại trong đường ruột, hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày, hạn chế tiêu chảy xảy ra.
>>> Xem thêm: 1 củ khoai tây bao nhiêu calo
3.3. Ngăn ngừa chứng đau nửa đầu
Với những người thường có triệu chứng đau nửa đầu thì khoai mì là một bài thuốc hữu hiệu dành cho họ. Nhờ hợp chất vitamin B2 và riboflavin trong khoai mì giúp hỗ trợ giảm các cơn đau đầu hiệu quả. Bạn hãy thử chế biến nước ép từ củ hoặc lá khoai mì, sau một thời gian sẽ nhận thấy kết quả vượt xa mong đợi. Không chỉ vậy, vitamin A trong khoai mì giúp bảo vệ, ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến đôi mắt như giảm thị lực, lão hóa mắt,…
Tuy nhiên, không nên lạm dụng khoai mì vì có thể khiến bạn ngộ độc cấp tính, do hợp chất cyanogenic glucosides gây ra. Chính vì thế, hãy ăn khoai mì đúng cách với lượng vừa đủ để hạn chế tối đa tác dụng phụ của nó.
4. Mẹo ăn khoai mì giảm cân
Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn có chế độ ăn giảm cân hiệu quả mà không cần phải suy nghĩ quá nhiều về khoai mì có bao nhiêu calo.
- Chỉ nên ăn khoai mì 1 lần vào mỗi bữa phụ hoặc bữa sáng.
- Nên ăn khoai mì luộc, hấp, nướng để hạn chế tối đa lượng calo nạp vào cơ thể.
- Bạn có thể thay thế cơm bằng khoai mì để giảm lượng calo nhưng không được ăn thay bữa chính.
- Không được ăn khoai mì vào bữa tối hoặc lúc quá đói.
- Không ăn chè khoai mì hoặc các món chế biến có nhiều đường, sữa.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!