Bàn thờ Thần Tài gồm những gì? Bài trí như thế nào?

Bàn thờ Ông Địa được đặt tại các công ty và gia đình làm ăn kinh doanh để cầu tài lộc và may mắn. Song, bàn thờ Thần Tài gồm những gì và cách bài trí ra sao lại là vấn đề khiến nhiều người không khỏi băn khoăn. Trong bài viết này, chuyên gia của Tâm Việt sẽ giúp bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích nhất về vấn đề này.

Bàn Thờ Thần Tài gồm những gì?

Khi lập bàn thờ Thần Tài – Ông Địa, ngoài vị trí và hướng đặt, gia chủ cũng cần chuẩn bị chu toàn những vật phẩm thờ cúng cần thiết. Cụ thể như sau:

Tượng Thần Tài – Ông Địa

bàn thờ thần tài gồm những gì
Tượng Thần Tài – Ông Địa là những vật phẩm không thể thiếu trên bàn thờ

Đây là vật phẩm quan trọng nhất, cũng là lời giải đầu tiên cho thắc mắc bàn thờ Thần Tài gồm những gì.

Trong văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, Thần Tài và Thổ Địa là hai vị thần đảm nhiệm việc trông coi tiền bạc và đất đai. Do đó, việc thờ chung cả hai vị thần trên một bàn thờ sẽ phát huy được hết những vượng khí tốt đẹp mà hai ông mang lại.

Gia chủ nên lựa chọn tượng Thần Tài – Ông Địa bằng gốm sứ, tuyệt đối không bị trầy xước nứt vỡ. Bên cạnh đó, cũng nên lưu ý đến nét mặt hài hòa, cân đối.

Thần Phát

Thần Phát (Thần Tiền) hay tức là Triệu Công Minh. Đây là một vị quan văn võ lương thiện, hiền từ. Sau nhiều năm làm quan trong triều đình, ông lui về tu đạo, phụ trách việc trừ tà cứu bệnh. Trong dân gian, những người bị oan ức thường tìm đến ông để được giúp đỡ.

Ngày nay, những người làm ăn buôn bán thỉnh tượng Thần Phát về để thờ cúng với mong muốn buôn may bán đắt, làm ăn phát đạt. Thông thường, gia chủ bài trí bàn thờ Thần Tài 3 ông sẽ thờ cả Thần Tài, Ông Địa và Thần Phát.

Phật Di Lặc

Thông thường, Phật Di Lặc được đặt trên bàn thờ Thần Tài với mục đích chính là cai quản các vị thần. Ngoài ra, đây cũng là vị Phật mang đến may mắn, hạnh phúc.

Hiện nay, các mẫu bàn thờ Thần Tài hiện đại được thiết kế mái bằng giúp cho gia chủ có thể dễ dàng đặt tượng Phật Di Lặc bên trên. Điều này vừa tiết kiệm diện tích, vừa gia tăng hiệu quả thẩm mỹ chô không gian thờ cúng.

Cách đặt Ông Địa Thần Tài đúng vị trí
Bàn thờ Thần Tái mái bằng kèm tượng Phật Di Lặc

Tỳ Hưu

Bàn thờ Thần Tài gồm những gì? Trong truyền thuyết, Tỳ Hưu là linh vật linh thiêng được dân gian kính trọng. Do đó, tượng Tỳ Hưu được lựa chọn để thờ phụng với mục đích chiêu tài hút lộc, trừ tà bắt ma.

Thiềm Thừ

Theo truyền thuyết, Cóc Thiềm Thừ là linh vật 3 chân được Lưu Hải Tiên Ông thuần phục. Do đó, để hối lỗi và chuộc lại những sai lầm xưa, Thiềm Thừ đã ban phát tiền bạc cho người nghèo. Do đó, đây được xem là linh vật chiêu tài, mang ý nghĩa của sự đủ đầy, sung túc.

thiềm thừ
Bàn thờ Thần Tài gồm những gì? – Thiềm Thừ (Cóc ngậm tiền) mang tài lộc về cho gia chủ

Bát nhang

Khi sắp xếp bàn thờ Ông Địa – Thần Tài chắc chắn không thể bỏ qua bát nhang. Cách đặt bàn thờ Ông Địa chuẩn sẽ là: bát nhang phải được đặt cố định, nhãn nguyệt hướng ra ngoài và tuyệt đối không được phép xê dịch tùy ý.

Hũ gạo, hũ muối, hũ nước

Việc đặt 3 hũ gạo, muối và nước đầy trên bàn thờ Thần Tài tượng trưng cho cuộc sống đủ đầy, ấm no. Mỗi năm chỉ cần thay một lần duy vào cuối năm. Không được thiếu đi 3 hũ này trên bàn thờ vì có thể ảnh hưởng không tốt tới công việc kinh doanh, buôn bán.

Lọ hoa và mâm bồng

Một số loại hoa thường được dùng để chưng bàn thờ là hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền,… Quan trọng nhất là bình hoa phải tươi, không sử dụng hoa đã héo úa.

Mâm bồng phải được xếp ngũ quả và có thể cúng hằng ngày. Đặc biệt lưu tâm vào những ngày như vía Thần Tài, mùng 1, ngày rằm.

Khay đựng 5 ly nước

Đây là vật phẩm thờ cúng giải đáp cho thắc mắc bàn thờ Thần Tài gồm những gì. 5 ly nước phải được xếp theo hình chữ Thập, tượng trưng cho 5 phương trong ngũ hành. Từ đó, mang đến nhiều điều tốt lành cho gia chủ.

Bàn thờ Thần Tài gồm những ông nào?

Cách bố trí bàn thờ Ông Địa
Đặt bàn thờ Ông Địa – Thần Tài chuẩn phong thủy

Ngày nay, bàn thờ Ông Địa – Thần Tài không chỉ thờ 2 vị thần này mà nhiều gia đình còn lựa chọn bàn thờ Thần Tài 3 ông để thờ phụng. Trong đó:

  • Ông Thần Tài: Vẻ mặt phúc hậu, tươi vui, râu tóc bạc phơ, tay cầm đĩnh vàng. Trong tín ngưỡng Việt Nam và các nước phương Đông, vị thần này sẽ mang lại tiền tài, trợ giúp gia chủ buôn may bán đắt.
  • Ông Thổ Địa: Nét mặt tươi vui, bụng phệ, ăn mặc xuề xòa cởi mở. Đây là vị thần cai quản đất đai, trạch thổ, phù hộ cho công việc luôn thuận lợi, suôn sẻ.
  • Ông Thần Phát: Hay còn gọi là thần Tiền đảm nhiệm công việc trông coi nhà cửa với nét mặt tươi vui, râu dài đậm màu đen, bê trên tay thỏi vàng lớn.

Xem thêm:

>>> Bàn thờ Thần Tài có 4 ông, 3 ông là những ai?

Cách sắp xếp ông Thần Tài – Thổ Địa và Thần Tiền cần phải đúng theo nguyên tắc phong thủy. Để không phải phạm điều cấm kỵ trong bài trí, mọi việc đều thuận buồm xuôi gió.

Cách bố trí bàn thờ Ông Địa – Thần Tài chuẩn phong thủy

Đặt Ông Địa Thần Tài bên nào cho đúng? Đặt ông Thần Tài bên trái hay bên phải?

Để cầu tài lộc, may mắn, bên cạnh việc sắm sửa đủ đầy những vật phẩm cần thiết thì cách bài trí bàn thờ Thần Tài cũng cần được xem trọng.

Cách bày ban Thần Tài
Bàn thờ Thần Tài gồm những gì? – Hướng dẫn chi tiết cách bày ban Thần Tài

Cách bày ban Thần Tài – Ông Địa ngoài đáp ứng yếu tố thẩm mỹ ra thì còn phải đúng phong thủy. Cụ thể:

  • Cách đặt Ông Địa Thần Tài đúng vị trí chuẩn sẽ là phía bên trái (hướng nhìn từ ngoài vào). Ông Địa bên phải, Thần Tài bên trái và Thần Phát ở giữa (đối với bàn thờ 3 ông).
  • Hũ gạo, hũ muối và hũ nước đặt ở chính giữa bài vị, nằm giữa Thần Tài và Ông Địa.
  • Bát hương phải được đặt chính giữa bàn thờ, trước và ở giữa chân Thần Tài – Ông Địa. Lưu ý, không được để bát hương bị che khuất bởi mái bàn thờ.
  • Tiếp đến là 5 chén nước xếp thành hình chữ Thập, sau đó là bát nước rắc cánh hoa.
  • Lọ hoa đặt bên phải, mâm bồng và Thiềm Thừ đặt bên trái. Cóc ngậm tiền nhìn từ ngoài vào, buổi sáng cho mặt Cóc nhìn ra cửa chính, buổi tối hướng về mặt ông Thần Tài.

Lưu ý trong cách bài trí bàn thờ Ông Địa – Thần Tài

Bàn thờ Thần Tài gồm những gì? Khi sắp xếp và bài trí bàn thờ, gia chủ cũng cần lưu ý:

  • Trước khi đặt vật phẩm lên bàn thờ cần rửa sạch tượng Thần Tài – Thổ Địa bằng nước sạch nấu với lá bưởi để xua đuổi tà khí, tránh những điều không may mắn.
  • Cần phải giữ cho bàn thờ cũng như tượng các vị thần luôn sạch sẽ. Bình hoa cũng như hoa quả phải tươi mới, không được sử dụng hoa và trái cây héo.
  • Vào ngày 10 và 14 âm lịch và ngày cuối tháng nên tiến hành lau dọn bằng nước hoa lài hoặc hoa bưởi.
  • Dùng khăn sạch và nước ấm để lau dọn bàn thờ, tuyệt đối không được xê dịch bát hương.

Hy vọng những chia sẻ đến từ chuyên gia của Tâm Việt sẽ giúp bạn đọc nắm rõ bàn thờ Thần Tài gồm những gì và cách để ông Thần Tài – Thổ Địa chuẩn phong thủy. Để từ đó, không gian thờ phụng luôn trang nghiêm, ấm cúng, công việc kinh doanh buôn bán thuận lợi hơn.