Có thể bạn quan tâm: Nhiễm trùng da ở trẻ nhỏ: nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Mách mẹ cách chữa bấm lỗ tai bị mưng mủ cho bé
Bấm lỗ tai bị sưng mủ phải làm sao, xỏ lỗ tai cho trẻ sơ sinh bị mưng mủ hay bấm lỗ tai bị chảy mủ phải làm sao là băn khoăn rất thường gặp. Khi vết bấm lỗ tai bị sưng đau, mưng mủ, trẻ sẽ xuất hiện các dấu hiệu như sưng tấy, nổi đỏ, có mủ xung quanh. Nếu bị phản ứng với bông tai kim loại, bạn sẽ thấy trẻ bấm lỗ tai bị mưng mủ có các dấu hiệu như khô da, nứt nẻ, sưng tấy và ngứa.
Vậy, bấm lỗ tai bị sưng mủ phải làm sao? Cách chữa bấm lỗ tai bị mưng mủ là gì? Cách chữa bấm lỗ tai bị mưng mủ tại nhà cho bé là bạn nên vệ sinh vị trí nhiễm trùng bằng nước và xà phòng 2 lần/ngày trong vòng 7 – 10 ngày. Nếu các triệu chứng bấm lỗ tai bị sưng hay bấm lỗ tai bị chảy mủ trở nên nặng hơn trong 2 ngày thì bạn nên đưa trẻ đi khám.
Xỏ khuyên tai bị sưng mủ phải làm sao? Với những trường hợp bấm lỗ tai bị sưng, bấm lỗ tai bị chảy mủ hay xỏ lỗ tai bị mưng mủ nặng hơn, trẻ có thể được điều trị bằng kháng sinh trong vòng 4 – 5 ngày. Nếu trẻ có các triệu chứng dị ứng kim loại, cách chữa bấm lỗ tai bị mưng mủ tại nhà duy nhất là tháo bỏ khuyên tai. Nếu bấm lỗ tai bị mủ, bạn phải chờ lỗ xỏ lành lại và chờ 6 tháng mới đeo bông tai bằng chất liệu an toàn cho con. Như vậy là bạn đã biết được bé bấm lỗ tai bị mưng mủ phải làm sao.
>>> Bạn có thể xem thêm: Bật mí cách đeo bông tai không bị dị ứng, đau ngứa để bạn tự tin tỏa sáng
Bấm lỗ tai cho bé mấy ngày tháo ra được?
Khi nào bấm lỗ tai cho bé tháo ra được? Không có câu trả lời chính xác cho các câu hỏi như bấm lỗ tai mấy ngày tháo ra được hay bấm lỗ tai bao lâu thì tháo vì điều này sẽ tùy thuộc vào da và thể trạng của từng bé.
Để đảm bảo vết bấm lành hẳn, thì đối với câu hỏi bấm lỗ tai mấy ngày tháo ra được, mẹ có thể tháo sau 3 đến 6 tuần sau khi bấm. Đừng vì nôn nóng mà lấy bông tai hoặc sợi chỉ xỏ ra khỏi tai quá sớm bởi như vậy có thể khiến lỗ tai bị bít lại. Ngoài ra, với những bé có cơ địa dễ bị dị ứng thì có thể bị nhiễm trùng khiến vết bấm lỗ tai bị sưng đau.
Sau khi bấm lỗ tai cho bé mẹ có thể thông xỏ lỗ tay bằng cách trượt đi trượt lại sợi chỉ hoặc bông tai. Sau khi tháo ra, bạn có thể thay bằng bông tai vàng hay bạch kim. Nên nhớ phải cho bé đeo liên tục trong 6 tháng để hình thành lỗ xỏ vĩnh viễn.
Cách giảm đau khi bấm lỗ tai cho bé
Cách giảm đau khi bắn lỗ tai cho bé là gì? Tại nơi bấm lỗ tai cho bé, người thực hiện sẽ dùng thuốc gây tê chứa lidocaine ngoài da lên dái tai trẻ hoặc bôi một lớp kem lên dái tai trước khi bấm lỗ tai từ 30 – 60 phút. Một cách bấm lỗ tai không đau thường được các chuyên gia khuyên là chườm đá từ 15 – 30 phút trước khi bắn lỗ tai cho bé có thể làm tê liệt các thụ thể đau ở tai. Bạn nên bọc cục đá trong cái khăn mỏng để chườm cho bé thay vì để đá trực tiếp lên da.
Dù áp dụng những biện pháp giảm đau trên, bạn cũng không thể giúp con hết đau hoàn toàn. Do đó, bạn nên cho trẻ biết về cảm giác đau như kim chích khi bấm lỗ tai. Ngoài ra, quá trình bấm lỗ tai cũng xảy ra rất nhanh nên bạn hãy khuyến khích con hít thở đều để giảm cảm giác đau.
Nên lựa chọn khuyên tai được làm từ kim loại nào?
Sau khi bấm lỗ tai cho bé, bạn nên cho trẻ đeo loại khuyên tai nào? Khi chọn bông tai cho bé sơ sinh và trẻ nhỏ, bạn nên chọn khuyên tai làm bằng thép không rỉ vì kim loại này không mạ niken hay bất cứ hợp kim nào có thể gây ra dị ứng. Dị ứng niken và coban rất thường xảy ra. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo nên tránh các khuyên tai chứa các kim loại này. Một số trẻ có thể quá nhạy cảm với vàng trắng vì nó cũng chứa cả niken.
Bên cạnh việc đeo khuyên tai bằng thép không rỉ, một lựa chọn an toàn khác khi chọn khuyên tai cho bé sơ sinh là dùng bạch kim, titan hay vàng 14K. Điểm mấu chốt là bạn nên tìm hiểu về loại bông tai được làm bằng kim loại nào phù hợp với con và nghe theo hướng dẫn của bác sĩ để việc thực hiện trở nên an toàn và không gây đau hay chảy máu cho trẻ.
Trẻ có cần tránh hoạt động thể thao sau khi bấm lỗ tai không?
Một vài chuyên gia cho rằng điều này là không cần thiết, một số khác lại khuyên trẻ nên cẩn thận hơn, đặc biệt là trong 2 tuần đầu sau khi bấm lỗ tai. Bạn có thể không cho trẻ đi bơi, vì trong nước biển hay hồ bơi có nhiều vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng. Những môn thể thao cần đội mũ bảo hộ cũng nên tránh vì có thể tác động đến vị trí bấm lỗ tai.
Nếu trẻ cần tham gia hoạt động thể chất trong 6 tháng đầu sau khi bấm, bạn có thể dùng băng gạc che bông tai lại để bảo vệ. Tốt nhất, trước khi bấm lỗ tai cho trẻ, bạn nên hỏi huấn luyện viên thể thao của trẻ về điều này để biết có thể ảnh hưởng đến việc tập luyện không nhé.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!