Bà bầu có nên ăn ba ba không

Thịt ba ba – loại thuốc “kỳ diệu” cho sức khỏe

Theo phân tích của các chuyên gia ở Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cứ trong 100 g thịt ba ba, ngoài khoảng 80 g nước thì còn có các vitamin (B1, B2, A) và i-ốt. Ngoài ra, còn khoảng 16,5 g protid; 1 g lipid và 1,6 g carbohydrat 107 mg canxi; 1,4 mg chất sắt; 3,7 mg axit nicotinic.

Ngoài giá trị dinh dưỡng, thịt ba ba được Đông y ghi nhận là một vị thuốc quý có thể chữa được nhiều bệnh như hen suyễn, trị mồ hôi trộm, viêm thận mãn tính, kinh nguyệt không đều… Ngoài ra, thịt ba ba còn được làm thức ăn bổ dưỡng cho những người tạng nhiệt, nóng trong, chữa khí hư.

Đối với những người nam giới gầy yếu, hay hoa mắt, chóng mặt, lòng bàn tay và chân nóng, gò má đỏ, lưỡi đỏ… thì ăn thịt ba ba là điều hợp lý nhất. Không chỉ thịt, mai ba ba cũng là một phương thuốc “thần kỳ” trong việc chữa chứng cốt chưng nóng trong xương, sốt lao phổi.

Những lưu ý khi ăn thịt ba ba

Không ăn thịt ba ba với kinh giới, đào, trứng gà

Không nên ăn thịt ba ba với kinh giới, bởi vì chúng kết hợp có thể sinh các bệnh lở loét và ngứa bàn chân, vã mồ hôi trộm. Sau khi ăn thịt ba ba xong không nên ăn đào, bởi hợp chất có trong 2 loại thực phẩm này rất kỵ nhau, để bảo vệ sức khỏe cho bản thân bạn cần “tuyệt đối” không kết hợp chúng.

Thịt ba ba kỵ với trứng gà là do trong ba ba chứa nhiều hoạt chất sinh học, mà trứng gà lại chứa lượng đạm cao, nên hai thứ ăn chung sẽ dẫn đến chất đạm biến mất và làm giảm giá trị dinh dưỡng vốn có của nó.

Bà đẻ, phụ nữ mang thai và người đang ốm không nên ăn thịt ba ba

Thịt ba ba rất tốt cho sức khỏe người dùng, tuy nhiên vì thịt ba ba có tính hàn nên phụ nữ mang thai, bà đẻ và những người có thể chất hư hàn không nên ăn nhiều thịt ba ba. Để giữ cho sức khỏe được đảm bảo nhất, thì những người này không nên ăn thịt ba ba.

Thêm lưu ý nữa là những người chân tay lạnh hoặc đại tiện lỏng không nên ăn thịt ba ba. Người có tiền sử xuất huyết, dạ dày, đường ruột, rong kinh cũng không nên dùng món ăn đắt tiền này.

Không ăn thịt ba ba đã chết, ươn

Thịt ba ba rất có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên chỉ nên ăn thịt những con còn sống, khỏe mạnh. Bởi ba ba chết hoặc đã ươn, con người ăn phải thì nguy cơ bị ngộ độc là rất cao. Sở dĩ như vậy vì ba ba ăn xác động vật và các thức ăn thối rữa nên trong ruột có nhiều vi khuẩn gây bệnh sản sinh độc tố. Khi ba ba còn sống, vi khuẩn và độc tố của chúng bị đào thải ra ngoài theo đường tiêu hóa. Khi ba ba chết, vi khuẩn và độc tố trong ruột ba ba nảy nở rất mạnh và xâm nhập vào thịt ba ba.

Để tránh ngộ độc, các chuyên gia khuyến cáo chị em nội trợ không nên mua và chế biến thịt ba ba làm sẵn, ba ba đã chết và cả những con ốm yếu sắp chết.