Cà pháo dùng để muối là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người trong những ngày hè nóng nực. Đôi khi, nếu quá khó ăn, mẹ bầu chỉ cần ăn bát canh cua cùng vài lát cà pháo muối là cũng đủ cho một bữa ăn. Với vị chua chua của cà pháo muối rất kích thích và dễ gây thèm ăn. Tuy nhiên, bà bầu có ăn được cà pháo muối không thì vẫn luôn là câu hỏi mà nhiều mẹ bầu thắc mắc.
Bà bầu ăn cà pháo được không? (Ảnh minh họa)
Bà bầu ăn cà pháo được không?
Cà pháo là loại quả chứa rất nhiều chất dinh dưỡng khác nhau như sắt, protein, kali, magie, kẽm… Bên cạnh đó, quả cà còn chứa rất nhiều loại vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C… Theo Đông y, cà pháo có tính hàn, vị ngọt mang công dụng tiêu viêm, tán huyết, chỉ thống, nhuận tràng, ho lao…
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cà pháo có chứa hàm lượng solanin độc cao gấp khoảng 5-10 lần so với giới hạn an toàn, đặc biệt là những quả cà pháo còn sống. Vì thế, đôi khi việc ăn cà pháo có thể gây nguy cơ bị ngộ độc cho mẹ bầu.
Ngộ độc solanine chủ yếu được biểu hiện trên hệ thần kinh và hệ tiêu hóa với những triệu chứng như nôn, tiêu chảy, buồn nôn, đau đầu, rối loạn nhịp tim, chóng mặt… Trong các trường hợp nặng hơn còn có thể gây vàng da, ảo giác, hôn mê, tê liệt thần kinh, thậm chí là tử vong. Những biểu hiện ngộ độc thường sẽ xuất hiện sau khoảng 8-12 giờ kể từ khi ăn cà có chứa solanin.
Bà bầu có ăn được cà pháo muối không? (Ảnh minh họa)
Vì vậy, để trả lời cho câu hỏi bà bầu có được ăn cà pháo không hoặc bầu có được ăn cà pháo mắm tôm không thì nếu các mẹ bầu muốn ăn có thể ăn khoảng 1-2 quả/ bữa và không nên ăn cà pháo liên tục. Đặc biệt, không nên ăn loại cà muối chưa chín kỹ hoặc muối quá chua do có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi, gây ngộ độc cho mẹ.
Bà bầu ăn cà pháo nấu được không?
Khi nấu cà pháo lên có thể sẽ giảm được hàm lượng solanin có trong cà. Vì thế, mẹ bầu có thể ăn cà pháo nấu nếu như không thích cà pháo muối. Trong quá trình nấu, cần phải nấu cà chín kỹ, không nên ăn cà chưa chín kỹ, làm tăng nguy cơ bị ngộ độc. Ngoài ra, dù là cà pháo muối hay cà pháo nấu, mẹ bầu cũng chỉ nên ăn với hàm lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều.
Bầu có được ăn cà pháo mắm tôm không? (Ảnh minh họa)
Lưu ý khi bà bầu ăn cà pháo
Để đảm bảo sự an toàn trong suốt thai kỳ, khi ăn cà muối mẹ bầu cần phải lưu ý những vấn đề sau:
– Mẹ bầu không nên ăn cà muối xổi, chỉ ăn cà đã muối chín do cà có tính hàn, dễ khiến cơ thể nhiễm lạnh và bị ho.
– Mẹ bầu không nên ăn cà pháo muối vào buổi tối vì có thể làm chướng bụng, đầy hơi, dẫn đến khó ngủ, ngủ không đủ giấc. Bên cạnh đó, cũng không nên ăn quá nhiều cà muối trong 1 bữa vì có thể gây rối loạn tiêu hóa.
– Khi ăn cà pháo muối nếu cảm thấy có vị đắng thì nên bỏ ngay do vị đắng là độc tố của quả cà, cà càng đắng thì độc tố càng cao.
– Theo kinh nghiệm dân gian, mẹ bầu nên ăn cà pháo muối bỏ hạt vì hạt cà muối được cho là tác nhân chính gây nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!