Đó là trường hợp của một cụ bà 78 tuổi và con trai 46 tuổi ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Hai mẹ con ăn rết sống và phải nhập viện trong tình trạng đau đầu, buồn ngủ, suy giảm nhận thức không rõ nguyên nhân.
Ký sinh trùng giun lươn xuất hiện trong não của hai bệnh nhân ăn rết sống.
Các bác sỹ của bệnh viện Châu Giang đã khám và xét nghiệm, nhưng các chỉ số sức khỏe cho thấy bình thường. Khi kết quả xét nghiệm loại trừ các nguyên nhân do virus hoặc vi khuẩn, các bác sỹ đã tiến hành xét nghiệm dịch não tủy của bệnh nhân và phát hiện sự tăng bạch cầu ái toan, một loạt tế bào bạch cầu kháng thể của ký sinh trùng. Sau khi biết được bệnh nhân đã ăn rết sống vì nghe đồn tốt cho sức khỏe, các bác sĩ đã cho họ uống albendazole, loại thuốc được sử dụng rộng rãi trong nhiễm giun ký sinh. Hai mẹ con đã may mắn hồi phục sau ba tuần điều trị. Đây cũng là ca bệnh đầu tiên ở Trung Quốc mà bệnh nhân ăn rết sống có nguy cơ tử vong. Bởi lẽ, giun lươn là một loại giun nhỏ, sống ký sinh trong rết có thể sống trên người và gây bệnh viêm màng não, đặc biệt là bạch cầu ái toan tăng cao trong dịch não tủy. Từ đó, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu. Họ vừa có công trình nghiên cứu này đăng trên tạp chí y khoa nổi tiếng của Mỹ American Journal of Tropical Medicine and Hygiene ngày 30/7.
Bà Lỗ Linh Lợi, một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu của nhóm tại Khoa thần kinh tại bệnh viện Châu Giang cho biết: ” Chúng tôi thực sự chưa bao giờ nghe đến việc ăn rết sống, nhưng tình cờ được biết đến hai bệnh nhân ăn rết sống khiến họ phải đi bệnh viện thay vì có lợi cho sức khỏe như những lời đồn đại”.
Tạp chí này cho biết, một nhóm các nhà nghiên cứu Trung Quốc sau đó đã xác định rằng, chính con rết là vật chủ của ký sinh trùng kể trên sau khi tiến hành các phân tích trên xác con rết. Con rết được sử dụng rộng rãi trong Đông y của Trung Quốc dưới dạng phơi khô và dạng bột thì an toàn vì nó không mang theo ký sinh trùng.
Đây là lần đầu tiên ký sinh trùng giun lươn này được phát hiện trong con rết. Thông thường, nó hay sống ký sinh ở các loài ốc sên hoặc các loài nhuyễn thể.
Các nhà nghiên cứu cho biết, nếu nhiễm nhẹ, ký sinh trùng này sẽ tự đào thải ra ngoài. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, giun lươn có thể chui vào não và tủy sống gây nên bệnh viêm màng não và một số ít trường hợp có thể gây liệt và tử vong.
Để thực hiện nghiên cứu này, bà Lỗ và nhóm của mình đã ra chợ ở Quảng Đông mua 20 con rết về xét nghiệm. Họ đã phát hiện 7 con trong số đó nhiễm giun lươn. Các nhà nghiên cứu cho biết, trung bình, cứ mỗi con rết phát hiện có tới 56 ấu trùng giun giai đoạn 3.
Tuy nhiên, trong một thí nghiệm tiếp theo, tất cả 20 con rết này đều bị chết sau khi bị nhiễm ký sinh trùng giun lươn trong phòng thí nghiệm. Điều này cho thấy, loài ký sinh trùng này có thể còn nguy hiểm hơn đối với vật chủ tạm thời hơn là một vật chủ trung gian.
Tính đến nay, có tới hơn 2.800 trường hợp viêm màng não tăng bạch cầu ái toan do ký sinh trùng này được báo cáo từ 30 quốc gia trên thế giới.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!