Trong các loại bánh kẹo, sữa bột, xúc xích ăn sẵn,…gói chống ẩm là sản phẩm không thể thiếu. Trên các gói hút ẩm này thường có dòng chữ “do not eat” nghĩa là không được ăn. Tuy nhiên, vì không để ý mà nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ đã lỡ ăn phải các hạt hút ẩm bên trong gói. Vậy ăn phải hạt chống ẩm có sao không? Cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời qua nội dung bài viết dưới đây nhé.
Gói chống ẩm là gì?
Gói chống ẩm là gì?
Gói chống ẩm hay gói hút ẩm, chất chống ẩm, bột hút ẩm, thuốc chống ẩm, hạt hút ẩm hay bột chống ẩm là các gói được đóng dưới dạng túi làm từ các chất liệu như túi nilon, giấy lụa hoặc cotton.
Ngày nay, các gói chống ẩm được sản xuất để đặt kèm các sản phẩm da, bánh kẹo, xúc xích hun khói, đồ điện tử, các loại vitamin dạng viên và thậm chí là được dùng trong các bảo tàng, thư viện để bảo quản sách, tài liệu giấy, giúp chống gỉ, ăn mòn, xỉn màu, chống nấm mốc cho các hiện vật,…
Thành phần của gói chống ẩm
Thành phần chính trong các gói chống ẩm là silica gel hay gel axit silixic có dạng mặt cầu trong suốt với nhiều loại màu sắc và kích thước khác nhau. Nó có công thức hóa học là SiO2.nH2O (n<2), được sản xuất từ natri othosilicat (Na2SiO4) hoặc Silic TetraClorua (SiCl4).
Hạt silica gel trong gói hút ẩm
Silica gel chính là cát nhân tạo tồn tại ở dạng hạt cứng, xốp với vô số những khoảng trống nhỏ li ti trong hạt chứa nước để hút ẩm nên nó có thể hấp thụ được lượng nước lên tới khoảng 1/3 trọng lượng của nó mà không cần trải qua bất kỳ phản ứng hóa học cũng như thay đổi hình dạng nào. Kể cả khi đã bão hòa, các hạt slilica gel vẫn ở trạng thái khô ráo nếu bạn chạm vào và chúng có thể thể được tái sử dụng sau khi làm nóng ở nhiệt độ 121 độ C trong vòng 2 giờ. Nhờ đó mà silica gel trở nên vô cùng hữu ích trong việc kiểm soát hơi nước và độ ẩm.
Trong chiến tranh, silica gel được sử dụng để bảo quản thuốc, thiết bị quân sự và vật tư khỏi độ ẩm của không khí.
Ăn phải gói hút ẩm có sao không?
Ăn phải gói hút ẩm có sao không?
Theo Trung tâm Poison Illinois của Hoa Kỳ, thành phần silica gel trong gói chống ẩm có ít có tính độc hại. Tuy nhiên, vì có đặc tính hút ẩm mạnh nên khi ăn phải silica gel, nó sẽ hấp thụ tất cả độ ẩm trong miệng của bạn bao gồm độ ẩm của nướu, lưỡi và răng dẫn đến nhiều khó chịu. Lúc này, dù bạn có uống bao nhiêu nước thì cũng không thể bù đắp được lượng nước đã mất.
Hơn nữa, trong các hạt hút ẩm của gói chống ẩm đều có thêm một chất phụ gia là Coban Clorua II. Đây là chất được thêm vào để chúng ta có thể dễ dàng quan sát được dấu hiệu hấp thu độ ẩm của các hạt silica gel, đó là các hạt này lúc khô có màu xanh, sau đó chuyển sang màu hồng khi đã hút hơi ẩm. Coban Clorua II là một chất có thể gây hại cho con người, thậm chí nó còn bị nghi ngờ là có thể gây ung thư.
Một lý do khác cho việc ăn các hạt hút ẩm sẽ không tốt cho sức khỏe, đó là bạn không hề biết được silica gel đã tiếp xúc với những thứ gì trong môi trường xung quanh nó vì silica gel có thể hấp thụ cả những chất bẩn khác trong quá trình sản xuất hoặc vận chuyển, thậm chí có cả những trường hợp silica gel hấp thu cả một ít thuốc diệt nấm hoặc thuốc trừ sâu.
Triệu chứng có thể xảy ra khi ăn hạt hút ẩm: Nếu ăn quá nhiều hạt hút ẩm, nạn nhân sẽ rất dễ bị xuất huyết dạ dày và xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe như cuống họng khô, bị hắt hơi, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt,…Và nếu không may để hạt hút ẩm bắn vào mắt, nạn nhân có thể bị khô mắt và niêm mạc mắt có thể bị tổn thương trực tiếp .
Phải làm gì khi ăn phải hạt hút ẩm trong gói chống ẩm
Theo khuyến cáo các chuyên gia, nếu không may ăn phải hạt hút ẩm, bạn phải cho nạn nhân uống thật nhiều nước đun sôi để nguội để giảm bớt sự khó chịu cho cơ thể vì những hạt này khi ngậm no nước, chúng sẽ trở vô hại và được đào thải ra ngoài cơ thể qua hệ bài tiết tiêu hóa nên không gây nguy hiểm tới tính mạng.
Cho trẻ uống thật nhiều nước nếu lỡ ăn phải hạt hút ẩm
Trong trường hợp ăn quá nhiều hạt hút ẩm thì sau khi sơ cứu xong, bạn cần đưa nạn nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phương án chữa trị kịp thời.
Với trường hợp bị hạt hút ẩm bắn vào mặt, bạn phải nhỏ thật nhiều nước muối sinh lý vào mắt và thực hiện chớp mắt liên tục để hạt chống ẩm rơi ra ngoài, tuyệt đối không được dụi mắt vì nó sẽ làm tổn thương lớp niêm mạch. Sau khi sơ cứu xong, hãy đến gặp ngay các các bác sĩ chuyên khoa mắt để chữa trị an toàn.
Vậy là chúng tôi đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc là ăn phải hạt chống ẩm có sao không qua những thông tin về gói chống ẩm có trong các loại bánh kẹo, thuốc, thực phẩm ăn sẵn,…ở phía trên. Hy vọng đó sẽ là những kiến thức hữu ích để các bạn có thể bảo vệ sức khỏe của mình được tốt hơn.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!