Gan động vật
Gan động vật có thể chứa nhiều dinh dưỡng như sắt, vitamin B12, vitamin A, kẽm, selen và đồng. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều, cơ thể bạn có thể bị dư thừa vitamin A gốc động vật và tình trạng này có thể dẫn đến dị tật thai nhi và sảy thai trong 3 tháng đầu.
2. Ăn gì dễ bị sảy thai nhất? Top các loại rau củ quả gây sảy thai phổ biến
Rau xanh và trái cây là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe bà bầu. Thế nhưng, không phải rau củ, trái cây nào cũng tốt, sẽ có một số loại rau, trái cây gây sảy thai mà bạn cần lưu ý. Cụ thể như sau:
Dứa hay thơm
Theo quan niệm dân gian, bà bầu ăn dứa trong 3 tháng đầu có thể gây sảy thai. Nguyên nhân là do có chứa nhiều bromelain, một loại enzyme có tác dụng làm mềm cổ tử cung và bắt đầu các cơn co thắt chuyển dạ, dẫn đến sẩy thai.
Hiện vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào đưa ra kết luận chính xác ăn dứa gây sảy thai. Bởi nếu chỉ ăn một phần nhỏ thì lượng enzyme đưa vào cơ thể là không đáng kể. Ngoài ra, bromelain thường có nhiều trong phần lõi trong khi chúng ta thường bỏ phần này và chỉ ăn phần thịt.
Tuy nhiên, dù vậy, để giảm nguy cơ sảy thai thì bạn nên tránh ăn dứa quá nhiều trong 3 tháng đầu. Nếu lỡ có ăn dứa và băn khoăn không biết ăn bao nhiều dứa thì sảy thai thì câu trả lời là nếu bạn ăn 7 – 10 quả trong 1 lần thì mới nên lo lắng. Còn nếu chỉ ăn 1 miếng nhỏ thì sẽ không gây ảnh hưởng nhiều.
Đu đủ xanh hay đu đủ chưa chín
Nói đến thực phẩm dễ gây sảy thai thì không thể bỏ qua đủ đủ xanh hoặc đu đủ chưa chín. Nguyên nhân là do trong nhựa quả đu đủ xanh có chứa papain, một chất có thể hoạt hóa prostaglandin và oxytocin, những nội tiết tố làm co thắt tử cung và có thể dẫn đến sinh non.
Pepsin và papain có thể ngăn cản sự tồn tại và phát triển của thai nhi bằng cách gây ra hiện tượng ngăn làm tổ khiến phôi không thể phát triển được trong tử cung và nhiễm độc thai nghén.
Chất papain còn có thể làm suy yếu màng ối, làm chậm quá trình phát triển của tế bào và mô, từ đó ngăn cản sự hình thành và phát triển của thai nhi.
Ăn rau ngót gây sảy thai
Rau ngót cũng là thực phẩm gây sảy thai được nhiều người truyền tai nhau. Nguyên nhân được cho là do rau ngót có chứa papaverin, có tác dụng kích thích, giảm đau, giãn cơ và gây hạ huyết áp.
Tuy nhiên, cũng giống như dứa, bà bầu ăn rau ngót bị sảy thai cũng chưa có bằng chứng cụ thể, bao gồm cả việc ăn rau ngót 3 tháng đầu và ăn rau ngót 3 tháng cuối.
Bà bầu vẫn có thể ăn rau ngót nhưng chỉ nên ăn khoảng 30g. Trong 3 tháng đầu, tốt nhất nên tránh, nhất là nếu bạn có tiền sử sinh non, sảy thai hoặc mang thai nhờ các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Khổ qua hay mướp đắng
Phụ nữ ăn quá nhiều khổ qua khi mang thai có thể làm rối loạn tử cung, dẫn đến sinh non hoặc sảy thai. Một số nghiên cứu về khổ qua trên động vật cho thấy ăn khổ qua có thể dẫn đến sảy thai.
Hiện chưa có nghiên cứu khẳng định tính an toàn tuyệt đối của khổ qua, hay độc tính của nó trên thai nhi. Tuy nhiên, nếu thèm, mẹ bầu nên chỉ ăn ít thôi nhé.
Nha đam hay lô hội
Phụ nữ mang thai không nên dùng nha đam hay lô hội bởi loại cây này có thể gây co thắt tử cung và dẫn đến sảy thai. Nha đam còn làm giảm lượng đường trong máu và điều này có thể gây hại cho cả mẹ và bé.
Trong nha đam có chứa chất anthraquinon, có tác dụng xổ mạnh. Những thuốc nhuận tràng có chứa nha đam làm giảm lượng điện phân trong cơ thể và không an toàn cho thai kỳ.
Rau chùm ngây
Phụ nữ mang thai thường được khuyên là nên tránh xa rau chùm ngây bởi đây là loại rau có thể gây sảy thai trong giai đoạn đầu thai kỳ.
Nguyên nhân là do chùm ngây có chứa chứa alpha-sitosterol, có cấu trúc giống như estrogen gây tác dụng ngừa thai, có thể làm cho cơ tử cung mềm và dẫn đến sảy thai, nhất là khi phôi thai chưa bám vào thành tử cung chắc chắn.
3. Ăn gì dễ bị sảy thai nhất? Cẩn thận với các loại thức uống kích thích
Thức uống chứa caffeine
Trà, cà phê, coca… là những thức uống được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên hạn chế dùng các loại thức uống này trong 3 tháng đầu để giảm nguy cơ sảy thai.
Theo Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), phụ nữ mang thai mỗi ngày không nên tiêu thụ quá 200mg caffeine. Uống nhiều caffeine trong thai kỳ đã được chứng minh là không chỉ làm tăng nguy cơ sảy thai mà còn có thể hạn chế sự phát triển của thai nhi và khiến thai nhẹ cân khi sinh.
Bia, rượu và thức uống có cồn
Thức uống có cồn là điều mà bà bầu nên tránh hoàn toàn, nhất là trong tam cá nguyệt thứ nhất vì có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai và thai chết lưu. Thậm chí, bạn chỉ cần dùng một lượng nhỏ cũng đã có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển trí não của thai nhi.
Uống nước dừa có sảy thai không?
Uống nước dừa gây sảy thai cũng là quan niệm dân gian rất phổ biến. Theo Đông y, nước dừa có tính hàn, có thể làm kích thích tử cung, gây co bóp mạnh và dễ dẫn đến sảy thai trong 3 tháng đầu khi thai chưa bám chặt vào tử cung.
Nước dừa không được khuyên dùng cho phụ nữ mới mang thai. Tuy nhiên, nếu bạn lỡ dùng và băn khoăn không biến uống bao nhiêu nước dừa bị sảy thai thì đừng quá lo lắng. Nếu chỉ uống một lượng nhỏ thì sẽ không ảnh hưởng.
Tuy nhiên, bạn nên tránh uống nước dừa trong 3 tháng đầu. Sau khi qua 3 tháng đầu, thai nhi đã ổn định thì việc bà bầu uống nước dừa đúng cách có thể mang lại nhiều lợi ích.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!